Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng nhân lực tại công ty TNHH dây cáp điện ô tô SUMIDEN việt nam (Trang 45)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Sử dụng kết quả và hiệu quả của việc thu thập số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp để đánh giá thực trạng tuyển dụng tại Công ty.

Những điểm mạnh đạt đƣợc cũng nhƣ tìm ra các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của hoạt động tuyển dụng nhân lực tại Công ty trong những năm qua.

Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lƣợng tuyển dụng tại Công ty trong những năm tiếp theo.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Thông qua phƣơng pháp nghiên cứu, tác giả muốn có sự tiếp cận khoa học nhất về tình hình thực hiện công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty TNHH dây cáp điện ô tô Sumiden Việt Nam trong những năm gần đây. Với việc sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu định tính, định lƣợng, tác giả đã thu thập, tổng hợp đƣợc những số liệu một cách chính xác, khoa học. Đây là các số liệu hữu ích giúp cho việc phân tích, đánh giá thực trạng tuyển dụng nhân lực tại Công ty TNHH dây cáp điện ô tô Sumiden Việt Nam đƣợc chính xác để từ đó thấy đƣợc những điểm mạnh và các điểm còn hạn chế của công ty trong quá trình thực hiện tuyển dụng. Qua đó, tác giả sẽ gợi mở đƣợc một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng tuyển dụng nhân lực của công ty.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH DÂY CÁP ĐIỆN Ô TÔ SUMIDEN

VIỆT NAM 3.1. Khái quát về công ty

Tên công ty: Công ty TNHH dây cáp điện ô tô Sumiden Việt Nam Tên tiếng anh: Sumiden Vietnam Automotive Wire

Tên viết tắt: SVAW

Địa chỉ: Khu công nghiệp Đại An – Lô XN2 – TP. Hải Dƣơng – Tỉnh Hải Dƣơng.

Điện thoại: 0320 3555833 Fax: 0320 3555834

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe, sản xuất dây cáp điện cho ô tô.

Sở hữu vốn: 100% vốn đầu tƣ từ Nhật Bản với tổng số vốn đầu tƣ là 23 triệu USD (bởiTập đoàn Sumitomo Electrict Industries và Sumitomo Wiring System).

Công ty TNHH dây cáp điện ô tô Sumiden Việt Nam (SVAW) đƣợc thành lập năm 2006 với 100% vốn đầu tƣ từ Nhật Bản. Công ty có trụ sở tại Khu công nghiệp Đại An, Thành phố Hải Dƣơng. Với gần 10 năm hoạt động tại Việt Nam công ty đã trở thành nhà sản xuất dây cáp điện chuyên nghiệp với 2 nhà máy đƣợc chuyên môn hóa sản xuất các dòng sản phẩm chủ lực là: các bộ dây cáp điện cho xe hơi, các đầu nối và các dây cáp chuyên dụng khác. Dựa trên cơ sở áp dụng các thiết bị công nghệ sản xuất mới nhất của thế giới cũng nhƣ việc sử dụng nguồn lao động có ý thức và trình độ tay nghề khá cao nên công ty luôn sản xuất ra các sản phẩm đạt đến chất lƣợng tốt nhất đáp ứng các yêu cầu của các tiêu chuẩn về kỹ thuật điện và thỏa mãn yêu cầu của mọi khách hàng.

vụ cho hoạt động sản xuất. Cùng với việc nhận thức đƣợc tầm quan trọng của chất lƣợng sản phẩm, công ty đã đầu tƣ một Phòng kiểm định chất lƣợng sản phẩm với những trang thiết bị công nghệ nhập khẩu hiện đại để đảm bảo kiểm soát tốt nhất về chất lƣợng cho mỗi ca sản xuất ra các loại sản phẩm.

Sản phẩm cũng nhƣ Hệ thống quản lý chất lƣợng cho sản phẩm dây điện ôtô của SVAW đã vƣợt qua nhiều tiêu chuẩn chất lƣợng cũng nhƣ quá trình đánh giá chất lƣợng rất khắt khe của các tập đoàn lớn trên thế giới. Qua đó, sản phẩm của SVAW đƣợc đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế và xuất khẩu sang thị trƣờng nƣớc ngoài nhƣ Nhật Bản và Mỹ…

3.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức và nhân lực của công ty

3.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty SVAW

(Nguồn: Phòng hành chính)

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT

Phòng Hành chính Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật bảo trì Phòng sản xuất Bộ phận Hành chính nhân sự Bộ phận Tài chính kế toán Bộ phận IT Bộ phận Kế hoạch Bộ phận Mua hàng Bộ phận an toàn lao động Bộ phận Sửa chữa bảo trì Bộ phận ISO Bộ phận QA TỔNG GIÁM ĐỐC

* Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị:

Tổng giám đốc: là ngƣời điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty.

Giám đốc điều hành: : Tham mƣu cho Tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến hoạt động hành chính nhân sự và kinh doanh của công ty. Lập kế hoạch, chiến lƣợc (nhân sự, kinh doanh - thị trƣờng, Marketing, sản phẩm …) nhằm triển khai thực hiện định hƣớng chiến lƣợc phát triển của Công ty. Đảm bảo đạt đƣợc các mục tiêu hiện tại và tƣơng lai đã đề ra.

Giám đốc sản xuất: Tham mƣu cho Tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến công nghệ và chất lƣợng sản phẩm; Triển khai và duy trì hoạt động sản xuất theo qui trình, qui định ISO. Đảm bảo tiến độ sản xuất theo kế hoạch đã đƣợc hoạch định. Tham gia xây dựng hệ thống tài liệu xƣởng sản xuất và triển khai các qui định của Công ty cho công nhân viên;

Phòng hành chính: gồm có bộ phận hành chính nhân sự và bộ phận tài chính kế toán:

- Bộ phận Hành chính nhân sự có chức năng tham mƣu giúp giám đốc công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công tác: xây dựng chiến lƣợc, chính sách kinh doanh, tổ chức bộ máy nhân sự, tuyển dụng, đào tạo phát triển nhân lực; lao động, tiền lƣơng, thi đua, khen thƣởng, kỷ luật, thực hiện các chế độ chính sách với ngƣời lao động, pháp chế, kiểm tra; quản trị hành chính văn phòng công ty.

- Bộ phận Tài chính kế toán: có chức năng tham mƣu giúp giám đốc công ty chỉ đạo và thực hiện công tác tài chính, công tác kế toán trên phạm vi toàn công ty. Bộ phận này có nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra tình hình sử dụng vật tƣ, lao động, tiền vốn và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán, quản lý vốn, phân tích tình hình hoạt động kinh tế của công ty.

- Công tác xây dựng kế hoạch, chiến lƣợc: - Công tác thống kê tổng hợp sản xuất - Công tác điều độ sản xuất kinh doanh - Công tác quản lý hợp đồng kinh tế

- Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế

Nhiệm vụ: Xây dựng chiến lƣợc phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn; Chủ trì soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng kinh tế. Phụ trách mua vật tƣ, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Phòng kỹ thuật bảo trì: Tham mƣu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực: quản lý và giám sát kỹ thuật, chất lƣợng; quản lý vật tƣ, thiết bị; quản lý an toàn, lao động, vệ sinh môi trƣờng tại công ty. Chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa các thiết bị và công tác bảo hiểm cho phƣơng tiện, thiết bị. Tham mƣu công tác điều động các phƣơng tiện, thiết bị, vật tƣ giữa các đơn vị trong công ty. Tham mƣu công tác xây dựng quy định các phƣơng pháp thử nghiệm và kiểm tra chất lƣợng. Kiểm nghiệm nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc để làm tham mƣu cho Giám đốc lập kế hoạch, danh sách các hạng mục cần sửa chữa, bảo dƣỡng duy tu hàng năm, làm cơ sở lập kinh phí cho năm kế hoạch

Phòng sản xuất:Tổ chức nghiên cứu, áp dụng quy trình về hệ thống đo lƣờng chất lƣợng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất chế tạo tại các phân xƣởng. Theo dõi tình hình sản xuất của Công ty bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đề ra. Nghiên cứu cải tiến đổi mới thiết bị nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn chất lƣợng.

3.2.2. Đặc điểm cơ cấu nhân lực của công ty 3.2.2.1. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo 3.2.2.1. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo

Bảng 3.1: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo từ năm 2012 – 2014

Trình độ đào tạo

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời % Đại học và sau đại học 28 6,80 32 7,05 40 7,31

Cao đẳng 89 21,60 94 20,70 117 21,39

TCCN & bằng nghề 166 40,30 187 41,19 210 38,39 Lao động phổ thông 129 31,30 141 31,06 180 32,91

Tổng 412 100 454 100 547 100

(Nguồn: Phòng hành chính)

Bảng 3.2: Tình hình tăng (giảm) cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo từ năm 2012 – 2014 Trình độ đào tạo Tăng (giảm) 2013 so 2012 Tăng (giảm) 2014 so 2013 Số ngƣời % Số ngƣời %

Đại học và sau đại học 4 0,25 8 0,26

Cao đẳng 5 -0,9 23 0,69

TCCN & bằng nghề 21 0,89 23 -2,8

Lao động phổ thông 12 -0,24 39 1,85

(Nguồn: Phòng hành chính)

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng chất lƣợng lao động của công ty qua các năm ngày càng đƣợc nâng cao cả về trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hiện. Số lao động có trình độ đại học và sau đại học tăng đều theo các năm. Nếu nhƣ năm 2012 số lao động này là 28 ngƣời thì đến 2014 là 40 ngƣời. Số

lao động có trình độ cao đẳng, TCCN & bằng nghề chiếm đến 60% trên tổng số lao động của năm. Điều này cho thấy lực lƣợng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm một tỷ trọng khá lớn, nhƣ vậy có thể đáp ứng tốt đƣợc công việc, nâng cao đƣợc hiệu quả sản xuất và chất lƣợng sản phẩm của công ty.

3.2.2.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính

Bảng 3.3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi từ năm 2012 – 2014

Độ tuổi

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời % Dƣới 30 289 70,15 324 71,36 409 77,77 35 1,21 85 6,41 30-45 115 27,91 121 26,65 127 27,79 6 -1,26 6 1,14 Trên 45 8 1,94 9 1,98 11 2,01 1 0,04 2 0,03 Tổng 412 100 454 100 547 100 (Nguồn: Phòng hành chính)

Qua bảng số liệu về cơ cấu lao động theo độ tuổi ta thấy đƣợc rằng công ty có một đội ngũ lao động tƣơng đối trẻ. Tỷ lệ lao động dƣới 30 tuổi chiếm đến 70,15% tại thời điểm năm 2012 và năm 2014 lên đến 77,77% . Tỷ lệ lao động này cho thấy nguồn lao động của công ty rất trẻ, khỏe, năng động, có tiềm năng và khả năng thích ứng với thời đại tốt. Tuy nhiên, độ tuổi này theo thống kê tại đơn vị cũng nhƣ là tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thì tỷ lệ nhảy việc là rất cao. Do đó, công tác tổ chức nhân sự phải cần có các kế hoạch chiến lƣợc về nguồn lao động bổ sung để luôn đáp ứng kịp thời cho công tác sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng ngừng trễ sản xuất do thiếu nhân lực.

Qua số liệu thống kê trong 3 năm gần đây, ta nhận thấy tỷ lệ lao động trên 45 tuổi tăng nhẹ từ 1,94% năm 2012 lên 2,01% năm 2014. Đội ngũ này đóng vai trò quan trọng trong công ty, họ là nền tảng vững chắc với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, trình độ chuyên môn vững vàng, là lực lƣợng lãnh đạo và dìu dắt đội ngũ cán bộ trẻ tiếp tục vững vàng và phát triển hơn nữa vị thế của công ty.

Bảng 3.4: Cơ cấu lao động theo giới tính từ năm 2012 – 2014

Giới tính

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời % Nam 325 78,88 359 79,07 435 79,52 34 0,19 76 0,45 Nữ 87 21,12 95 20,93 112 20,48 8 -0,19 17 -0,45 Tổng 412 100 454 100 547 100 42 93 (Nguồn: Phòng hành chính)

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng tỷ lệ số lao động nam trên tổng số lao động toàn công ty qua các năm đều chiếm khoảng 79%, số lao động nữ chỉ chiếm khoảng 21% trên tổng số lao động toàn công ty. Cụ thể, năm 2014 số lao động nam nhiều hơn số lao động nữ là 59,04% tƣơng ứng với 323 ngƣời. Hơn nữa, tỷ lệ số lao động nam tăng dần theo các năm. Số lao động nam năm 2013 tăng lên 0,19% so với năm 2012 và năm 2014 tăng lên 0,45% so với năm 2013. Có sự chênh lệch giữa nam và nữ cao nhƣ vậy là do tính chất ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty. Do tính chất đặc thù công việc sản xuất của công ty đòi hỏi ngƣời lao động phải có sức khỏe, và trình độ chuyên môn về kỹ thuật nên phù hợp với lao động nam hơn là lao động nữ.

3.2.2.3. Cơ cấu lao động theo bộ phận

Bảng 3.5: Cơ cấu lao động theo bộ phận từ năm 2012 – 2014

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh

2013/2012 So sánh 2014/2013 Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời % Số ngƣời % Lao động gián tiếp 51 12,38 55 12,11 57 10,42 4 -0,27 2 -1,69 Lao động trực tiếp 361 87,62 399 87,89 490 89,58 38 0,27 91 1,69 Tổng 412 100 454 100 547 100 (Nguồn: Phòng hành chính)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, số lao động trực tiếp sản xuất ngày càng tăng. Năm 2012, lao động trực tiếp sản xuất chiếm 87,62% thì đến năm 2014 lên đến 89,58%.

3.3. Thực trạng hoạt động tuyển dụng tại công ty trong thời gian từ năm 2012 – 2014. 2012 – 2014.

3.3.1. Quy trình tuyển dụng nhân lực tại công ty

Hình 3.2. Quy trình tuyển dụng nhân lực tại công ty SVAW

(Nguồn: Phòng hành chính)

3.3.2. Nội dung quy trình tuyển dụng nhân lực 3.3.2.1. Xác định nhu cầu tuyển dụng 3.3.2.1. Xác định nhu cầu tuyển dụng

Căn cứ vào yêu cầu sản xuất của công ty và nhu cầu thay thế bổ sung nhân sự của các bộ phận cứ 3 tháng trƣởng bộ phận xác định nhu cầu tuyển

Xác định nhu cầu tuyển dụng Chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng

Thông báo tuyển dụng Thu thập và lựa chọn hồ sơ Tổ chức thi tuyển, phỏng vấn

Kiểm tra sức khỏe Ký hợp đồng thử việc Đánh giá kết quả thử việc

dụng của bộ phận mình sau đó gửi phòng hành chính nhân sự. Nhu cầu tuyển dụng đƣợc xác định dựa vào số lao động tăng trong kỳ, số lao động tăng đƣợc xác định căn cứ vào số lao động định biên, số lao động cuối kỳ, số lao động giảm trong kỳ (số lao động giảm là các trƣờng hợp: chấm dứt hợp đồng lao động, tạm hoãn hợp đồng lao động, ốm dài hạn, điều chuyển trong nội bộ) và số lao động tăng trong kỳ (lao động trong nội bộ điều chuyển đến). Phòng hành chính nhân sự dựa vào nhu cầu tuyển dụng của các bộ phận để lên kế hoạch tuyển dụng nhân lực cho công ty.

3.3.2.2. Chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng

Khi có nhu cầu tuyển dụng nhân lực bộ phận nhân sự sẽ phối hợp với các bộ phận có nhu cầu tuyển dụng thiết kế bảng mô tả công việc và bảng yêu cầu công việc cho từng vị trí tuyển dụng. Sau đó, công ty sẽ đi từ nguồn bên trong để tiết kiệm đƣợc chi phí và thời gian tuyển dụng và đào tạo mới. Nguồn bên trong của công ty thƣờng là: điều động, bố trí những ngƣời đang làm việc trong tổ chức để tận dụng lao động và giảm thiểu chi phí.

Bên cạnh đó, công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm và tuyển chọn từ nguồn bên ngoài. Nguồn bên ngoài mà công ty hƣớng đến là:

+ Những sinh viên đã tốt nghiệp các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề, phổ thông

+ Những lao động tự do là những lao động mà hiện giờ họ chƣa làm một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng nhân lực tại công ty TNHH dây cáp điện ô tô SUMIDEN việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)