PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NƠNG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TAM BÌNH (Trang 61 - 67)

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN HUYỆN TAM BÌNH:

Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng là một báo cáo tài chính cho biết tình hình thu, chi, mức độ lãi, lỗ trong kinh doanh của ngân hàng. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giúp nhà phân tích hạn chế được những khoản chi phí bất hợp lý và từ đĩ cĩ những biện pháp tăng cường các khoản thu nhằm nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Trong đĩ, lợi nhuận là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng thương mại. Lợi nhuận cĩ thể hữu hình như: tiền, tài sản và vơ hình như uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, hoặc phần trăm thị phần ngân hàng chiếm được.

Trong kinh doanh tiền tệ các nhà quản trị ngân hàng luơn phải đương đầu với những khĩ khăn lớn về mặt tài chính. Một mặt họ phải thỏa mãn những yêu cầu về lợi nhuận của hội đồng quản trị ngân hàng, của các cổ đơng, của khách hàng ký thác lẫn khách hàng đi vay; mặt khác, họ phải đối phĩ với những quy định, chính sách của ngân hàng Nhà nước về tiền tệ ngân hàng. Các ngân hàng luơn đặt ra vấn đề là làm thế nào để cĩ thể đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất và vẫn đảm bảo chấp hành đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Để giải đáp vấn đề trên, các nhà quản trị buộc phải phân tích lợi nhuận của ngân hàng một cách chặt chẽ và khoa học. Thơng qua phân tích lợi nhuận và rủi ro, các nhà phân tích cĩ thể theo dõi, kiểm sốt, đánh giá lại các chính sách về tiền gửi và cho vay của mình, xem xét các kế hoạch mở rộng và tăng trưởng trong tương lai. Đồng thời, qua phân tích lợi nhuận, nhà quản trị cĩ thể đưa ra những nhận xét, đánh giá đúng hơn về kết quả đạt được, xu hướng tăng trưởng và các nhân tố tác động tới tình hình lợi nhuận của ngân hàng.

Bảng 12: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006 với 2005 So sánh 2007 với 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu nhập 29.557 34.466 37.945 4.909 16,6 3.479 10,09 Chi phí 22.409 24.822 28.444 2.413 10,76 3.622 14,6 Lợi nhuận 7.148 9.644 9.501 2.496 34,9 -143 -1,4

(Nguồn: Phịng kế tốn ngân hàng NN & PTNT huyện Tam Bình)

Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thể hiện trên biểu đồ như sau:

Hình 10: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận, thu nhập, chi phí của ngân hàng qua 3 năm

Qua biểu đồ ta thấy lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm cĩ chiều hướng tăng khơng ngừng, nhưng tốc độ tăng khơng cao, năm 2007 cĩ giảm nhưng khơng đáng kể. Lợi nhuận năm 2007 giảm 1,4% so với năm 2006, năm 2006 tăng 34,9% so với năm 2005. Sự gia tăng của lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi thu nhập và chi phí của ngân hàng. Lợi nhuận tăng là do thu nhập qua 3 năm liên tục tăng. Thu nhập năm 2007 tăng 10,09% so với năm 2006, năm 2006 tăng 16,6% so với năm 2005. Thu nhập tăng là do trong năm ngân hàng đã tăng lãi suất cho vay đồng thời thu được các khoản nợ xấu cịn tồn đọng, thu từ dịch vụ cĩ sự gia tăng đáng kể. Bên cạnh chi phí cũng cĩ chiều hướng tăng, tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của thu nhập. Cụ thể là chi phí năm 2007 tăng 14,6% so với năm 2006, cao hơn so với năm 2006, năm 2006 chi phí tăng 10,76% so với năm 2005. Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí là do việc gia tăng lãi suất huy động vốn và tăng chi phí cho các biện pháp thu hút tiền gửi.

Để đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ta phân tích các chỉ số sau đây:

Bảng 13: CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

Chỉ tiêu Đơn vị Năm2005 Năm2006 Năm2007 Năm 2006so với năm 2005 Năm 2007 so với năm 2006 Tài sản(TS) Triệu đồng 244.033 233.359 237.534 -4,37 % 1,78 % Thu nhập(TN) Triệu đồng 29.557 34.466 37.945 16,6 % 10,09 % Chi phí (CP) Triệu đồng 22.409 24.822 28.444 10,7 % 14,6 %

Lợi nhuận(LN) Triệu đồng 7.148 9.644 9.501 34,9 % -1,4 %

TN/TS % 12.11 14.77 15.97 - - LN/TN % 24.18 27.98 25.04 - - CP/TS % 9.18 10.64 11.97 - - CP/TN % 75.82 72.02 74.96 - - LN/TS % 2.93 4.13 4.00 - - (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ bảng 12)

Nhận xét:

- Chỉ tiêu thu nhập trên tài sản: Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng.

Chỉ tiêu thu nhập trên tài sản của ngân hàng qua 3 năm liên tục tăng (từ 12,1% năm 2005 lên 15,9% vào năm 2007). Nguyên nhân của sự gia tăng này là do sự gia tăng của thu nhập cao (năm 2007 thu nhập tăng 10,09% so với năm 2006; đến năm 2006 thì tăng đến 16,6% so với năm 2005), một phần nhờ vào cơng tác tín dụng cho vay và thu nợ tốt. Chỉ số này tăng chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng.

- Chỉ tiêu lợi nhuận trên thu nhập: Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập của ngân hàng. Chỉ số này qua 3 năm khơng cao nhưng cĩ chiều hướng tăng giảm (1 đồng thu nhập tạo ra 0,25 đồng lợi nhuận năm 2007; 0,24 đồng lợi nhuận năm 2005 và 0,28 đồng lợi nhuận vào năm 2006). Nĩ chứng tỏ ngân hàng đã cĩ những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập của ngân hàng. Chỉ số này tăng giảm là nhờ sự gia tăng của lợi nhuận cao hơn so với sự gia tăng của thu nhập, chi phí tăng. Lợi nhuận năm 2007 giảm 1,4% so với năm 2006 trong khi thu nhập tăng 10,09%; năm 2006 thu nhập tăng 16,6% thì lợi nhuận tăng đến 34,9% so với năm 2005.

- Chỉ tiêu chi phí trên tài sản: Đây là chỉ số xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số này tăng qua 3 năm (năm 2005 chi phí trên tài sản là 9,18%, năm 2006 là 10,64% và năm 2007 là 11,97%). Chỉ số này tăng là do tài sản của ngân hàng gia giảm vào năm 2006 là 4,37% và tăng lại vào năm 2007 là 1,78% (tăng khơng cao lắm); chi phí cũng như thế năm 2007 tăng 14,6% so với năm 2006. Điều đĩ chứng tỏ ngân hàng đang yếu kém trong khâu quản lý chi phí của mình. Mặc dù thế, sự gia tăng của chỉ số này khơng cao lắm và tương đối thấp. Tuy nhiên, ngân hàng cũng nên cĩ những thay đổi thích hợp để cĩ thể nâng cao lợi nhuận ngân hàng trong tương lai.

- Chỉ tiêu chi phí trên tổng thu nhập: Chỉ tiêu này tính tốn khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Đây cũng là chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Chỉ số này qua 3 năm cĩ chiều hướng tăng giảm, năm

2005 chỉ số này là 75,82%, năm 2006 và năm 2007 là 72,02% và 74,96%. Điều này thể hiện hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và tình hình chi phí từng năm cĩ biến đổi khác nhau. Chỉ số này tăng giảm qua các năm là do tốc độ tăng của thu nhập lớn hơn tốc độ tăng của chi phí vào năm 2006 và giảm hơn so với chi phí vào năm 2007( năm 2006 thu nhập tăng 16,6% cịn chi phí tăng 10,7% so với năm 2005; năm 2007thu nhập tăng 10,09%, chi phí tăng 14,6% so với năm 2006). Tuy nhiên, chỉ số này khá gần với 1 (70% - 75%), nĩ cho thấy ngân hàng cịn yếu kém trong khâu quản lý chi phí. Ngân hàng cần phải cĩ sự thay đổi trong cơ cấu chi phí cho hợp lý để làm tăng lợi nhuận cũng như tạo lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng trên thị trường. Ngân hàng cĩ thể cắt giảm tối đa các khoản chi phí như các khoản chi nội bộ, tránh lãng phí văn phịng phẩm, điện,…

- Chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản: Chỉ số này cho thấy được khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản. Nĩi cách khác, nĩ giúp cho nhà kinh doanh xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. Chỉ số này của ngân hàng qua 3 năm cĩ chiều hướng tăng và cũng khơng quá tệ với tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản qua các năm là 2,93% vào năm 2005, 4,13% vào năm 2006 và 4% vào năm 2007. Mặc dù tỷ số lợi nhuận trên tài sản ở mỗi năm khơng cao lắm nhưng nĩ cĩ sự chuyển biến tích cực qua 3 năm (cĩ giảm vào năm 2007 nhưng khơng đáng kể). Sở dĩ, tỷ số này tăng giảm là do sự gia tăng của lợi nhuận vào năm 2006, giảm vào năm 2007 (năm 2007 giảm 1,4% so với năm 2006, năm 2006 tăng 34,9% so với năm 2005) cùng với sự gia giảm của tài sản ở năm 2006 (giảm 4,37% so với năm 2005). Năm 2007 tài sản của ngân hàng cĩ tăng nhưng khơng đáng kể (chỉ cĩ 1,78% so với năm 2006). Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng khá tốt, ngân hàng cĩ cơ cấu tài sản cĩ ngày càng hợp lý. Ngân hàng cĩ sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước sự biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu chỉ số này quá lớn cũng khơng tốt vì nĩ gắn liền với rủi ro cao. Vì thế chỉ số này của ngân hàng khoảng 3% (khơng quá lớn) khơng đáng lo ngại.

Tĩm lại:

Tổng hợp các chỉ số trên đã thể hiện khá rõ tình hình hoạt động của ngân hàng qua 3 năm cũng như kết quả đạt được. Nhìn chung tình hình lợi nhuận của

ngân hàng qua 3 năm khá tốt, hiệu quả sử dụng tài sản tạo ra thu nhập và lợi nhuận khá cao. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn cịn yếu trong khâu quản lý chi phí, cần cĩ những biện pháp để thay đổi cơ cấu chi phí phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như lợi nhuận của ngân hàng trong tương lai.

CHƯƠNG 4

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TAM BÌNH (Trang 61 - 67)