1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc các cụm công nghiệp của một số địa phƣơng
1.3.1. Công tác quản lý nhà nước các cụm công nghiệp tại một số địa phương
1.3.1.1. Công tác quản lý nhà nước các CCN tại tỉnh Bắc Giang
Thực hiện quản lý nhà nƣớc về CCN hiện đang theo Quyết định số 105/2009/TTg và Thông tƣ 39/2009/TT-BCT; hiện trên địa bàn tỉnh có 02 tổ chức quản lý các CCN là: Trung tâm quỹ đất và phát triển công nghiệp huyện
(đơn vị thay mặt, tham mƣu Chủ đầu tƣ là UBND huyện, quản lý khai thác vận hành) và Chủ đầu tƣ là các doanh nghiệp đầu tƣ hạ tầng.
Giai đoạn đầu hình thành CCN hiện nay theo quy trình:
Theo quy định các chủ đầu tƣ lập hồ sơ thành lập, mở rộng và bổ sung quy hoạch, lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tƣ, xác định chủ đầu tƣ; Sở Công Thƣơng chủ trì thẩm định trình UBND tỉnh, trƣớc khi quyết định UBND tỉnh trình Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy cho ý kiến (trƣờng hợp thành lập và bổ sung quy hoạch CCN); xác định Chủ đầu tƣ, chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tham mƣu; thẩm định quy hoạch chi tiết, dự án hạ tầng kỹ thuật do Sở Xây dựng tham mƣu; đánh giá tác động môi trƣờng chiến lƣợc, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng do sở Tài nguyên và Môi trƣờng tham mƣu trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
Giai đoạn thu hút, chấp thuận đầu tƣ, cấp phép xây dựng cho các nhà đầu tƣ thứ cấp vào sản xuất trong CCN là các sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tƣ, Tài nguyên và Môi trƣờng tham mƣu cho UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. Sau khi thành lập và đầu tƣ xây dựng hạ tầng thì Trung tâm, doanh nghiệp đầu tƣ cơ sở hạ tầng chỉ kêu gọi thu hút đầu tƣ, tham mƣu với UBND huyện, tỉnh trong giai đoạn chấp thuận dự án thứ cấp vào đầu tƣ là mờ nhạt; khi CCN đi vào hoạt động các doanh nghiệp trong cụm khi sản xuất chỉ báo cáo thuế và tình hình sản xuất với cơ quan thuế và Thống kê các cán bộ quản lý của huyện vào doanh nghiệp rất khó khăn (thậm chí không thể vào đƣợc), chỉ vào cùng với các cơ quan chuyên quản của tỉnh khi kiểm tra theo chuyên đề (An toàn lao động, môi trƣờng...) với các doanh nghiệp trong cụm.
* Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển cụm công nghiệp
- Do công tác quản lý các CCN trên địa bàn đa số là Trung tâm quỹ đất và phát triển các CCN cấp huyện (đơn vị sự nghiệp thay Chủ đầu tư là
UBND cùng cấp) quản lý còn thiếu kinh nghiệm, hạn chế thực lực (tiền vốn, nhân lực, phƣơng tiện và khả năng kêu gọi đầu tƣ ...) mọi vấn đề liên quan đến CCN trông vào nguồn ngân sách tỉnh; trong khi Bắc Giang là tỉnh nghèo việc xây dựng hạ tầng CCN của tỉnh phần lớn là xin từ trung ƣơng, tỉnh chỉ có kinh phí đối ứng song cũng hạn chế, mặt khác tỉnh chƣa có quy định về giá cho thuê mặt bằng tại các CCN nên khó khuyến khích các nhà đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
- Đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ ngoài hàng rào còn chƣa đồng bộ nên chƣa tận dụng đƣợc các tiện ích hạ tầng sẵn có (dịch vụ công cộng: Giao thông, điện, nƣớc, nhà trẻ, trƣờng học...) cũng làm cho các nhà đầu tƣ e dè, không mặn mà.
- Quy chế quản lý cụm công nghiệp chậm đƣợc sửa đổi và ban hành Quyết định số 105/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ và các thông tƣ hƣớng dẫn đến nay không còn phù hợp với thực tế phát triển các CCN và các quy định trong Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ năm 2014) dẫn đến khó thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ kinh doanh hạ tầng các CCN. Khi các doanh nghiệp vào đầu tƣ CCN và ngoài CCN đều có chính sách ƣu đãi nhƣ nhau, thậm chí khi đầu tƣ vào CCN còn phải trả thêm tiền thuê hạ tầng.
1.3.1.2. Công tác quản lý nhà nước các cụm công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh với diện tích trên 800km2, dân số hơn 1 triệu ngƣời, hiện nay đang là một tỉnh phát triển nhiều KCN và khu đô thị. Bắc Ninh có lợi thế về vị trí địa lý, nằm trong vùng Châu thổ Sông Hồng, cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bắc Ninh rất thuận lợi về giao thông đƣờng thuỷ, đƣờng bộ và đƣờng hàng không. Không chỉ là mảnh đất địa linh nhân kiệt, tỉnh Bắc Ninh còn là nơi hội tụ của nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nƣớc nhƣ: Tơ tằm Nội Duệ, đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê - Đồng Kỵ, tranh
Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái… quán triệt chủ trƣơng của Đảng về CNH vào điều kiện Bắc Ninh, Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã ra Nghị quyết số 02- NQ/TU ngày 4/5/2001 về xây dựng và phát triển các KCN, CCN trên địa bàn, chỉ đạo triển khai phát triển các khu, CNN trên địa bàn góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
- Ngày 08/7/2011, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có Quyết định số 79/QĐ- UBND, ban hành Quy chế phối hợp quản lý CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh với những nội dung chủ yếu sau:
+ Quy định về quy hoạch, thành lập, mở rộng, bổ sung CCN, bao gồm: Quy hoạch phát triển các CCN; lập thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết CCN; thành lập mở rộng, bổ sung quy hoạch các CCN.
+ Quy định quản lý nhà nƣớc về đất đai và giải phóng mặt bằng để đầu tƣ xây dựng CCN, bao gồm: Lập, thẩm định và phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ; quyết định thu hồi đất và giao đất, cho thuê đất.
+ Quy định quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng CCN, bao gồm: Đối với đơn vị kinh doanh hạ tầng CCN, lập, thẩm định, phê duyệt dự án và triển khai đầu tƣ xây dựng hạ tầng CCN và các nội dung khác có liên quan.
+ Quy định quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong các CCN, bao gồm: Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh; quản lý hạ tầng và các dịch vụ công cộng, tiện ích…
Tỉnh đã phân công trách nhiệm cho các Sở, ngành có liên quan đối với từng lĩnh vực cụ thể, từ đó có trách nhiệm quản lý và chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền đối với lĩnh vực đƣợc phân công đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả và báo cáo kết quả về UBND tỉnh theo quy định.
- Ngày 31/10/2013, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 396/QĐ-UBND, về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch các CCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với nội dung chủ yếu sau:
+ Quan điểm điều chỉnh: Điều chỉnh quy hoạch các CCN phù hợp với Quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh; quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gắn với sự phát triển công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, bảo đảm khai thác đƣợc lợi thế của tỉnh và gắn kết chặt chẽ các mối liên kết vùng, liên kết tuyến để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp tỉnh. Khuyến khích và thúc đẩy sản xuất các làng nghề và phát triển làng nghề truyền thống theo hƣớng gắn với thƣơng mại, du lịch và bảo tồn giá trị văn hóa. Lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp, các sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất cao, thân thiện môi trƣờng, tiết kiệm tài nguyên, năng lƣợng, có khả năng tạo ra giá trị kinh tế cao, đóng góp lớn vào tổng giá trị GDP và ngân sách nhà nƣớc. Coi trọng chất lƣợng tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu nội ngành, tăng giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.
+ Mục tiêu điều chỉnh: Tập trung nguồn lực đẩy mạnh CNH - HĐH, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại và thành phố trực thuộc Trung ƣơng vào những năm 2020; phát huy lợi thế so sánh, phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ có năng lực cạnh tranh; phát triển các CCN theo hƣớng bền vững có hiệu quả; rà soát, điều chỉnh tên gọi, diện tích các CCN trên địa bàn theo quy định tại Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ; đƣa ra các mục tiêu, giải pháp đẩy mạnh đầu tƣ hạ tầng các CCN, thu hút các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động.
+ Nội dung quy hoạch: Giữ nguyên 22 cụm với tổng diện tích 669,438 ha; Quy hoạch phát triển CCN làng nghề mới 02 CCN với diện tích 70 ha.
+ Chính sách và Giải pháp quản lý:
* Chính sách điều hành:
- Hạn chế tiến đến dừng việc cấp giấy phép mới các dự án sản xuất nguyên liệu gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣ phôi thép, nguyên liệu tái chế giấy, nguyên liệu có nguồn gốc vật liệu gây ô nhiễm, sơ chế nguyên liệu tái chế tập trung. Có lộ trình di chuyển ra ngoài tỉnh hoặc ở những địa điểm phù hợp những cơ sở gây ô nhiễm.
- Ƣu tiên doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cuối cùng cho tiêu dùng nhƣ sản phẩm tạo hình, sản phẩm cơ khí chế tạo từ nguyên liệu thép, các thành phẩm nguyên liệu từ giấy.
- Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong tỉnh đầu tƣ hạ tầng CCN ở các tỉnh lân cận hoặc địa điểm phù hợp để tiếp nhận các doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng.
* Giải pháp về quản lý hạ tầng CCN:
- Thống nhất mô hình tổ chức quản lý: Chủ yếu áp dụng hình thức cho các doanh nghiệp làm chủ đầu tƣ theo tinh thần Quyết định số 105/QĐ-TTg.
- UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nƣớc trực tiếp đối với các CCN trên địa bàn. Đối với các CCN hiện có, thực hiện nhƣ sau:
+ Đối với CCN do UBND cấp xã đang làm chủ đầu tƣ: Thành lập tổ chức quản lý khai thác hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ công (theo hình thức Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ, công ty cổ phần mà các thành viên là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong cụm) ở nơi có điều kiện có thể thực hiện hình thức đấu thầu, giao doanh nghiệp tƣ nhân quản lý.
+ Đối với các CCN do các doanh nghiệp đang làm chủ đầu tƣ tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg; Quyết định số 79/2011/QĐ- UBND và quy định hiện hành.
+ Đối với các CCN do Ban quản lý các CCN huyện làm chủ đầu tƣ thực hiện chuyển giao cho doanh nghiệp làm chủ đầu tƣ…
1.3.1.3. Công tác quản lý nhà nước các cụm công nghiệp tại tỉnh Nam Định
Nam Định là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, ở phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình, tỉnh Ninh Bình, phía Nam, tỉnh Lạng Sơn ở phía Tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông. Với diện tích 1.669 km², địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng. Vùng đồng bằng thấp trũng gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trƣờng, đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống. Vùng đồng bằng ven biển gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hƣng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển. Vùng trung tâm công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nƣớc và trung tâm thƣơng mại - dịch vụ, cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng. Nam Định có điểm xuất phát thấp so với các tỉnh trong vùng và khu vực, do vậy chỉ có phát triển công nghiệp, dịch vụ Nam Định mới vƣơn lên và khẳng định đƣợc là tỉnh trung tâm của vùng Đồng bằng Nam sông Hồng. Trong quy hoạch đến năm 2015, tầm nhìn 2020, địa bàn tỉnh Nam Định có 12 KCN với tổng diện tích trên 1.500 ha. Hiện có 3 KCN (Hoà Xá, Mỹ Trung, Thịnh Long) đã và đang đầu tƣ hạ tầng, kêu gọi đầu tƣ; 3 KCN (Thành An, Bảo Minh, Hồng Tiến) đã hoàn thành quy hoạch chi tiết. Ngoài ra, nhiều CCN nông thôn đã và dang xây dựng, đi vào hoạt động nhƣ: CCN Xuân Tiến (huyện Xuân Trƣờng); CCN Vân Tràng (Nam Trực); CCN Yên Xá (Ý Yên); CCN Thịnh Long (Hải Hậu), sắp tới sẽ tiếp tục hình thành các CCN: Lạc Quần, Quất Lâm, Đồng Côi,
Gôi... Tuy nhiên, do đặc thù là tỉnh nông nghiệp, nên việc phát triển các KCN, CCN gặp không ít rào cản, đặc biệt là vấn đề giải phóng mặt bằng. Các chuyên gia cho rằng, việc giải phóng mặt bằng cho KCN, CCN gặp nhiều khó khăn bởi Nam Định vốn thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng, phần lớn đất sử dụng để xây dựng KCN, CCN đều là đất “hai lúa” [đất 2 vụ lúa/năm]. Bên cạnh đó, việc phát triển nóng vội các KCN, CCN tại Nam Định trong khi chƣa hội tụ đủ các yếu tố về nhân lực, vật lực, chƣa có hƣớng giải quyết triệt để bài toán về lối ra cho nông dân bị thu hồi đất. Mặt khác, mặc dù đã có chính sách đào tạo nghề nhƣng công tác tổ chức đào tạo, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân còn nhiều vƣớng mắc cả về chính sách cũng nhƣ thực tiễn là một thách thức lớn khu vực nông thôn; thu hồi đất đang nảy sinh khiếu kiện của nông dân, ảnh hƣởng đến sinh hoạt ở nông thôn. Theo các chuyên gia kinh tế, muốn phát triển mạnh các KCN, CCN Nam Định cần phải có quy hoạch tốt, đồng thời cần có những chính sách phát triển cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngày 7/5/2012, UBND tỉnh Nam Định ban hành Quyết định số 08, Quy định cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tƣ vào các điểm công nghiệp trên địa bàn nông thôn tỉnh Nam Định, trong đó quy định cụ thể về những chính sách ƣu đãi đối với các Nhà đầu tƣ cụ thể:
+ Ưu đãi về mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật: Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền; UBND các cấp chủ trì cùng với nhà đầu tƣ thực hiện công tác GPMB và bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tƣ theo quyết định phân cấp của UBND tỉnh. Đối với địa bàn các xã, thị trấn có hạ tầng giao thông vào điểm công nghiệp khó khăn; UBND tỉnh hỗ trợ đầu tƣ xây dựng đƣờng giao thông nối từ đƣờng trục chính đến chân hàng rào khu vực dự án.
thời hạn hƣởng các ƣu đãi, hỗ trợ chung theo chính sách của Nhà nƣớc, nhà đầu tƣ tiếp tục đƣợc hƣởng hỗ trợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc cụ thể: Trợ cấp lại 70% tiền thuê đất trong 5 năm hoặc 20% số tiền sử dụng đất (đối với trƣờng hợp nhà đầu tƣ đƣợc giao đất có thu tiền sử dụng đất) mà nhà đầu tƣ đã nộp vào ngân sách theo quy định…
+ Hỗ trợ lãi suất đối với vốn vay đầu tư: Nếu nhà đầu tƣ vay vốn đầu tƣ tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng thƣơng mại trong giai đoạn đầu tƣ để thực hiện dự án thì đƣợc UBND tỉnh hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tƣ bằng 50%