Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3.6. Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực
- Hỗ trợ đào tạo lao động:
+ Nguồn lao động của tỉnh cả về số lƣợng và chất lƣợng hiện tại chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển công nghiệp nói chung, các CCN nói riêng, trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng thấp so với cả nƣớc,… Những năm gần đây, ngoài việc thiếu đội ngũ lao động có tay nghề, có kỹ thuật, đã xuất hiện tình trạng thiếu cục bộ lao động phổ thông ở một số ngành thu hút nhiều lao động nhƣ may mặc, giày dép, chế biến thực phẩm. Để đáp ứng nhu cầu lao động cho các CCN trong thời gian tới đồng thời giảm nhẹ gánh nặng về vấn đề xã hội, giáo dục,…do tăng dân số cơ học, cần thực hiện một số giải pháp sau: Có chính sách tác động chuyển dịch lao động nông nghiệp sang đáp ứng nhu cầu lao động công nghiệp thông qua các chƣơng trình khuyến nông, khuyến công,…
+ Nhu cầu lao động cho phát triển CCN đòi hỏi ở cả hai mặt chất lƣợng và số lƣợng, do đó cần có kế hoạch và chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân có kỹ năng chuyên nghiệp. Tập trung xây dựng những chính sách phù hợp nhằm triển khai hiệu quả Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Lạng Sơn thời gian tới.
quản lý, kỹ sƣ, công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp, các hoạt động tham quan, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm ở trong nƣớc và nƣớc ngoài đƣợc tỉnh chấp thuận. Thƣờng xuyên giáo dục tác phong công nghiệp cho đội ngũ công nhân và đồng thời có biện pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngƣời lao động thông qua tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, nhất là đối với công nhân khu vực ngoài quốc doanh và đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Chính sách thu hút nhân tài:
+ Nghiên cứu điều chỉnh chính sách về thu hút nhân tài; chính sách nuôi dƣỡng, hỗ trợ công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho tƣơng lai, nhất là đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách; quan tâm thu hút đội ngũ chuyên gia lành nghề, các nhà nghiên cứu khoa học. Xây dựng kế hoạch, quy trình, cách thức tuyển dụng đảm bảo công khai minh bạch, nhằm thu hút và tuyển dụng đƣợc đội ngũ cán bộ thực sự có chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển.
Có chính sách sử dụng hợp lý, đúng đắn đội ngũ cán bộ đƣợc thu hút, đào tạo và bồi dƣỡng, tránh tình trạng đào tạo ra nhƣng không sử dụng, hoặc sử dụng không phù hợp với chuyên ngành đƣợc đào tạo; tạo điều kiện cho họ đƣợc sinh sống và làm việc, phục vụ tốt hơn, Về phía các doanh nghiệp, xác định nhân tố con ngƣời là hết sức quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp giai đoạn mới. Lao động phải đảm bảo cả hai mặt chất lƣợng và số lƣợng, có khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trƣờng. Do đó, cần chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các trƣờng đào tạo nghề, xây dựng chiến lƣợc đào tạo, đào tạo lại lao động trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh.
Trên cơ sở vận dụng linh hoạt các chính sách quản lý nhà nƣớc về CCN của Trung ƣơng, tỉnh Lạng Sơn đã hoạch định và tổ chức thực thi chính sách phát triển CCN của địa phƣơng và đã thu đƣợc những thành tựu nhất định, từng bƣớc hiện đại hóa nông thôn, nâng cao mức sống của ngƣời dân,
góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới theo quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, tiến trình phát triển CCN của cả nƣớc nói chung và phát triển CCN của tỉnh Lạng Sơn nói riêng có không ít hạn chế, khó khăn nhƣ chƣa phát huy đƣợc hết tiềm năng, lợi thế, chƣa tạo đƣợc sự lan toả hoạt động đầu tƣ của ngoại lực, chƣa gắn kết đƣợc sự phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trƣờng đảm bảo sự phát triển bền vững cũng nhƣ còn có nhiều vƣớng mắc về cơ chế, chính sách phát triển CCN của Trung ƣơng.
Để thực hiện hiệu quả chính sách phát triển CCN, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp phát triển CN của Tỉnh trong thời gian tới, tác giả xin đƣa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan Trung ƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Ngày 19/8/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp và Bộ Công Thƣơng ban hành Thông tƣ số 39/2009/TT-BCT ngày 28/12/2009 quy định thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý CCN ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ nhằm khắc phục tình trạng phát triển CCN tự phát, tạo ra khung pháp lý thống nhất trong quản lý cụm công nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, trong thực tế khi triển khai những văn bản này các địa phƣơng đã gặp không ít vƣớng mắc tập trung vào việc phân cấp quản lý và thiếu cơ chế hỗ trợ các địa phƣơng. Ngoài ra, khái niệm và cách phân loại CCN trong trong các văn bản hiện hành cũng không tƣơng đồng với khái niệm CCN đang đƣợc sử dụng trên thế giới. Để chính sách phát triển CCN thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, Chính phủ cần nghiên cứu bổ sung, sửa đổi các văn bản này theo hƣớng:
Thứ nhất, xây dựng thí điểm một hoặc một số CCN theo mô hình chuẩn ở một số địa phƣơng để tổng kết rút kinh nghiệm hoàn chỉnh chính sách và nhân rộng mô hình sẽ khắc phục đƣợc tình trạng lúng túng trong quản lý CCN của các địa phƣơng hiện nay.
thì sẽ cho phép thành lập các Trung tâm phát triển CCN trực thuộc UBND cấp huyện có chức năng đầu tƣ, kinh doanh hạ tầng CCN trên địa bàn huyện. Trong thực tế đã nảy sinh nhiều bất cập do tăng thêm một khoản chi ngân sách địa phƣơng cho bộ máy, biên chế và đã không tạo ra động lực hoạt động cho Trung tâm do tính chất của CCN khác với KCN. Mặt khác, khả năng thu hút đầu tƣ vào CCN đối với chính quyền cấp huyện còn nhiều hạn chế và bị chi phối nhiều bởi các quy định cấp tỉnh. Do đó, cần nghiên cứu mô hình khác phù hợp hơn, cụ thể: Thành lập Ban quản lý các CCN trực thuộc Sở Công Thƣơng có trách nhiệm quản lý toàn bộ các CCN trên địa bàn tỉnh và thành lập một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có chức năng đầu tƣ kinh doanh hạ tầng CCN. Nhƣ vậy, sẽ khắc phục đƣợc cơ bản những hạn chế đã nêu ở trên.
Thứ ba, Đề nghị Chính phủ bổ sung, sửa đổi Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ và nâng lên thành Nghị định để tính hiệu lực pháp lý cao hơn, tránh tình trạng hiện nay nhiều địa phƣơng thực hiện chƣa nghiêm Quyết định 105/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng.
Thứ tư, Đề nghị Bộ Công Thƣơng nghiên cứu sớm trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách ƣu đãi, hỗ trợ phát triển CCN thống nhất trên toàn quốc để các địa phƣơng có cơ sở xây dựng các chính sách đặc thù cho từng địa phƣơng về phát triển CCN.
KẾT LUẬN
Các CCN là nơi có điều kiện tốt nhất để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào phát triển nền CN quốc gia. Không chỉ tạo điều kiện phát triển CN, CCN còn góp phần tiếp nhận khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới vào trong nƣớc, sử dụng đƣợc kỹ năng quản lý hiện đại của đội ngũ doanh nhân thế giới, đồng thời đào tạo đƣợc một lực lƣợng lao động có tay nghề cao, có kỹ năng quản lý tiên tiến, có tính tổ chức và kỷ luật. CCN trở thành nơi hỗ trợ DN CN hoạt động có hiệu quả và góp phần tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm CN sản xuất trong nƣớc. CCN cũng tạo điều kiện phát triển CN đi đôi với bảo vệ môi trƣờng, phát huy hơn nữa việc liên kết giữa các DN CN và thị trƣờng thế giới, tạo điều kiện cho các DN hội nhập với quốc tế và khu vực.
Tuy nhiên, quá trình phát triển các CCN ở Lạng Sơn cũng còn tồn tại những vấn đề cần phải tiếp tục hoàn thiện. Để phát triển nhanh và bền vững các CCN ở Lạng Sơn trong thời gian tới, chính quyền tỉnh cần tập trung chỉ đạo để quán triệt đến từng cơ quan, từng công chức trong bộ máy quản lý Nhà nƣớc tầm quan trọng của các CCN đối với tỉnh nhà, đồng thời cần thay đổi phƣơng thức quản lý Nhà nƣớc đối với CCN theo hƣớng linh hoạt, năng động, thích nghi với môi trƣờng đầu tƣ mang tính cạnh tranh và đang thay đổi của cả nƣớc, ƣu tiên đầu tƣ thoả đáng cho CCN và gắn chiến lƣợc phát triển CCN với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời, tỉnh cần khẩn trƣơng thực hiện một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với CCN nhƣ nhanh chóng hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng quy hoạch CCN, nâng cao hiệu quả và đa dạng hóa đầu tƣ vào CCN, cải thiện các chính sách hỗ trợ, chính sách ƣu đãi, đổi mới công tác xúc tiến đầu tƣ và quảng bá cho các CCN Lạng Sơn…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Chử, 2006. Tài nguyên thiên nhiên môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
2. Hoàng Chí Dũng, 2015. Hoàn thiện chính sách phát triển Cụm công nghiệp tỉnh Hà Nam. Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế. Đại học Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội.
3. Lê Tuấn Dũng, 2009. Hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư phát triển Khu công nghiệp Việt nam giai đoạn hiện nay. Luận án Tiến sỹ kinh tế. Trƣờng Đại học Thƣơng Mại
4. Đinh Thị Thanh Hà, 2015. Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn các KCN Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ. Đại Học Đà Nẵng.
5. Đoàn Thị Thu Hằng, 2008. Hoàn thiện chính sách và mô hình quản lý nhà nước các khu, cụm công nghiệp ở Thái Bình. Luận văn thạc sỹ. Đại học Thƣơng mại Hà Nội.
6. Lê Thị Hoa, 2015. Chính sách quản lý các cụm công nghiệp ở Bắc Ninh.
Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học Thƣơng Mại Hà Nội.
7. Vũ Huy Hoàng, 2008. Tổng quan về hoạt động của các khu công nghiệp.
Kỷ yếu khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam. Hồ Chí Minh: NXB Thành phố Hồ Chí Minh
8. Nguyễn Thị Hƣờng, 2010. Chính sách thương mại và công nghiệp nhằm phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
9. Bùi Vĩnh Kiên, 2009. Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển các KCN Bắc Ninh. Trƣờng Đại Học Kinh tế quốc dân.
10.Trần Hồng Kỳ, 2008. Phát triển KCN, KCX gắn liền sự hình thành, phát triển đô thị công nghiệp – Kinh nghiệm một số nước châu Á và vận dụng vào Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Kinh tế. Bộ GD &ĐT.
11.Nguyễn Thị Kim Liên, 2015. Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội.
12.Lƣu Văn Minh, 2015, Quản lý nhà nước đối với hoạt động của cụm công nghiệp Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế. Đại học Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội.
13.Trần Văn Phùng, 2009. Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội các khu công nghiệp miền Nam. Luận án Tiến sỹ Kinh tế. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
14.Nguyễn Minh Thi, 2014. Chính sách quản lý nhà nước đối với các khu công, cụm nghiệp thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học Thƣơng mại Hà Nội.
15.Thủ tƣớng Chính phủ, 2009. Điều 2, Quy chế Quản lý cụm công nghiệp, ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QÐ-TTg ngày 19/8/2009. Hà Nội. 16. Thủ tƣớng Chính phủ, 2009. Ðiều 17. Nội dung quản lý nhà nước đối với
cụm công nghiệp, Quy chế Quản lý cụm công nghiệp, ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QÐ-TTg ngày 19/8/2009. Hà Nội.
17.Hà Thị Thúy, 2013. Các khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Giang. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
18.Phạm Kim Thƣ, 2016. Quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Luận án tiến sĩ. Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội.
19.Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, 2016. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 -2020 tỉnh Lạng Sơn. Lạng Sơn.
20. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, 2007. Quyết định số 26/2007/QĐ- UBND, ngày 02/7/2007 của UBND tỉnh Lạng Sơn, ban hành một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Lạng Sơn.
21. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, 2009. Quyết định số 06/2009/QĐ- UBND, ngày 11/5/2009 của UBND tỉnh Lạng Sơn, ban hành một số chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư và Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn. Lạng Sơn.
22.Lê Hồng Yến, 2008. Hoàn thiện chính sách cơ chế quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay (qua thực tiễn khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc). Luận án Tiến sỹ Kinh tế. Trƣờng Đại học Thƣơng Mại.