Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nƣớc các cụm công nghiệp tỉnh Lạng
3.3.1. Thành tựu đạt được
Thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về CCN khá toàn diện nhằm đẩy mạnh phát triển CN trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là khu vực nông thôn. Chính sách phát triển CCN trong thời gian qua đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế tỉnh Lạng Sơn nói chung. Qua đó đã góp phần làm cho giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh (bình quân hằng năm giai đoạn 2011 - 2015 tăng 8,84%), cơ cấu ngành công nghiệp thay đổi theo chiều hƣớng tích cực, tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến. Nhiều tƣ duy mới làm thay đổi quan điểm về hoạch định chính sách và cách làm trong sản xuất công nghiệp. Chính sách về phát triển CCN của tỉnh đã tác động thúc đẩy phát triển các khu vực sản xuất, bao gồm cả khu vực công nghiệp nông thôn nhất là ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống.
Công tác quản lý nhà nƣớc về các cụm công nghiệp tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua, cụ thể là các chính sách phát triển CCN của tỉnh Lạng Sơn đã đảm bảo đúng các bƣớc, quy trình quy định: Từ công tác hoạch định chiến lƣợc, quy hoạch, chính sách; tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch; tổ
chức kiểm tra thƣờng xuyên và định kỳ thông qua hệ thống kiểm tra của nhà nƣớc và thiết lập hệ thống thông tin báo cáo từ dƣới lên trên; phân tích đánh giá chính sách; điều chỉnh những bất hợp lý của chính sách; tổng kết chính sách và đề ra những kiến nghị hoàn thiện chính sách… đều đảm bảo chặt chẽ, bám sát nhu cầu thực tế của tỉnh Lạng Sơn.
Nhiều chính sách đƣợc sửa đổi, bổ sung đã khẳng định tính đúng đắn của quá trình chính sách cũng nhƣ tính tƣơng thích cao của nó. Do đó, cùng với sự phát triển các CCN, các nhà đầu tƣ có tiềm lực về vốn, về công nghệ hiện đại, về trình độ quản lý tiên tiến, về chất lƣợng sản phẩm, về thƣơng hiệu trên thị trƣờng... đã tăng lên rõ dệt qua các năm. Các nguồn lực của địa phƣơng đƣợc huy động đáp ứng đƣợc nhu cầu của sự phát triển, tính tƣơng thích của các chính sách đã đề ra ở mức cao...
Các quy hoạch, kế hoạch và chính sách mới đƣợc ban hành đảm bảo phù hợp với hệ thống các chính sách của trung ƣơng, bám sát nhu cầu thực tế ở địa phƣơng và đƣợc thực thi và mang lại kết quả. Chính sách đã tạo ra sức hút các nguồn vốn của các thành phần kinh tế từ ngoài tỉnh, đồng thời phát huy các nguồn vốn nội tại từ địa phƣơng.
Hiệu lực của chính sách đƣợc thể hiện ở sự chấp hành, tuẩn thủ chính sách của các chủ thể chịu sự tác động của chính sách và cơ quan thực thi chính sách. Thời gian qua, cơ bản các chính sách đƣợc tỉnh ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đã đi vào cuộc sống và đƣợc các cơ quan, đơn vị, cá nhân đồng tình ủng hộ và nghiêm chỉnh chấp hành, mang lại hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển CCN trên địa bàn.
Thành công của công tác quản lý nƣớc về CCN đã đem lại những thành tựu cơ bản cho công nghiệp Lạng Sơn, cụ thể:
- Góp phần nâng cao chất lƣợng công tác quản lý quy hoạch, đảm bảo hiệu quả, đúng định hƣớng.
- Giải quyết đƣợc một phần cơ bản nhu cầu về mặt bằng, hạ tầng cơ sở cho các cơ sở sản xuất ở địa phƣơng, qua đó tạo động lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.
- Góp phần phát huy đa dạng nguồn vốn trong đầu tƣ, bƣớc đầu thu hút đƣợc số lƣợng đáng kể nguồn vốn từ bên ngoài và động viên huy động đƣợc nguồn vốn bên trong cho phát triển công nghiệp.
- Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm cho số lƣợng lớn lao động dôi dƣ ở nông thôn, tăng thu nhập ngƣời dân, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở Lạng Sơn.
- Góp phần làm giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng thông qua việc sản xuất tập trung thành các khu, CCN có hệ thống thu gom, xử lý nƣớc thải trƣớc khi đổ ra môi trƣờng. Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, công tác phối hợp thanh kiểm tra, công tác quản lý điều kiện xả nƣớc thải và đầu nối thoát nƣớc thải của các doanh nghiệp CCN.
- Công tác quản lý đầu tƣ đƣợc tăng cƣờng đối với các dự án đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN,CCN, xây dựng kế hoạch đầu tƣ, đầu tƣ trung hạn trong giai đoạn 2016 - 2020, xây dựng chính sách ƣu đãi hỗ trợ đầu tƣ vào CCN.
- Công tác quản lý doanh nghiệp: Thƣờng xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trên cơ sở đó kịp thời tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc của các doanh nghiệp KCN nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Công tác thanh tra, kiểm tra: Tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp CCN, kết quả về cơ bản các doanh nghiệp đã thực hiện các quy định về chế độ chính sách đối với ngƣời
lao động, công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh theo giấy chứng nhận đầu tƣ… tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp chƣa chấp hành tốt các quy định pháp luật về xây dựng và bảo vệ môi trƣờng. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, Sở Công Thƣơng sẽ tiếp tục hƣớng dẫn, đôn đốc ,nhắc nhở thực hiện, trƣờng hợp doanh nghiệp không chấp hành hoặc tái phạm vi phạm sẽ tiến hành xử lý hoặc trình cấp thẩm quyền xử lý theo quy định hiện hành