Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về sự phát triển các cụm công nghiệp tại Lạng Sơn
3.1.3. Tình hình đầu tư phát triển cụm công nghiệp
- Các cụm công nghiệp Na Dƣơng: tổng diện tích quy hoạch 365 ha, tổng vốn đầu tƣ dự kiến trên 1.500 tỷ đồng, hiện nay đang triển khai Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000. Hiện đã cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho 2 dự án sản xuất gạch tuy nen vốn đầu tƣ 117 tỷ đồng công xuất 60 triệu viên/ năm, dự kiến sử dụng đất 77 ha.
- Cụm công nghiệp địa phƣơng số 2 đã hoàn thành đƣa vào khai thác từ năm 2006, diện tích 13,1 ha, hiện đã lấp đầy với 15 dự án trên 176 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Hợp Thành: diện tích 120,1 ha, đã hoàn thành quy hoạch chi tiết, đã có quyết định của UBND tỉnh, về phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng, hiện nay chủ đầu tƣ đang hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tƣ để khởi công xây dựng, tổng vốn đầu tƣ trên 600 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Hữu Lũng: Diện tích 48,8 ha, nằm trong Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Hữu Lũng đã đƣợc UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, hiện đang thực hiện các thủ tục bồi thƣờng giải phóng mặt bằng để tiến hành đầu tƣ kết cấu hạ tầng. Tổng vốn đầu tƣ trên 600 tỷ đồng.
Nhìn chung, việc phát triển các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh có những thuận lợi căn bản. Hầu hết các KCN, CCN đều nằm trong hành lang kinh tế Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. KCN Đồng Bành nằm trong quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam và KCN Hồng Phong nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Hơn nữa, các cấp, ngành chức năng của tỉnh ngày càng có sự quan tâm, xây dựng cơ chế ƣu đãi, tăng cƣờng hoạt động xúc tiến đầu tƣ, bƣớc đầu đã thu hút đƣợc một số nhà đầu tƣ đến khảo sát và triển khai đầu tƣ sản xuất kinh doanh tại các KCN, CCN.
Về quản lý các KCN và CCN địa phƣơng số 2 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn: Cơ quan quản lý là Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đối với các KCN, CCN năm trong chỉ giới Khu; đối với các CCN không nằm trong khu kinh tế do Sở Công Thƣơng quản lý.
Tuy vậy, những khó khăn khách quan cũng không hề nhỏ. Đó là hạ tầng KT-XH của tỉnh nhìn chung còn yếu kém, chất lƣợng nguồn nhân lực và khả năng huy động các nguồn lực tài chính của các thành phần kinh tế để đầu tƣ vào các KCN, CCN còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, cả hai KCN đƣợc xác định đều nằm trong khu vực đông dân cƣ, địa hình phức tạp, có nhiều cây lâu năm và đất trồng lúa... do đó sẽ có nhiều trở ngại trong công tác bồi thƣờng
giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cƣ, san lấp mặt bằng và suất đầu tƣ lớn, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung. Đáng lo ngại hơn cả là môi trƣờng đầu tƣ chƣa thật sự hấp dẫn, đặc biệt là chƣa tạo đƣợc mặt bằng sạch để thu hút đầu tƣ.