Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế
3.3.2.1. Công tác quy hoạch
Tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nƣớc về công tác quy hoạch chƣa cao thể hiện:
Mặc dù công tác quy hoạch các dự án kinh tế trọng điểm đã đƣợc các ngành, các cấp quan tâm, tuy nhiên Nghệ An chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc phát triển kinh tế và chiến lƣợc đầu tƣ các dự án kinh tế trọng điểm của tỉnh. Quá trình triển khai và thực hiện chƣa đồng bộ giữa 3 loại quy hoạch đó là quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng nên việc định hƣớng đầu tƣ xây dựng các dự án kinh tế trọng điểm ở một số lĩnh vực thiếu tính đồng bộ. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng chỉ mới phê duyệt danh mục các dự án trọng điểm để thu hút đầu tƣ, chƣa có các dự án kinh tế trọng điểm sử dụng nguồn NSNN.
Tiến độ lập quy hoạch còn chậm, nhất là quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch khu, cụm công nghiệp tập trung, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch chi tiết thị trấn, xã. Một số dự án sau khi có chủ trƣơng đầu tƣ mới tiến hành lập quy hoạch chi tiết nên ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện dự án; nhiều dự án đã có chủ trƣơng đầu tƣ nhƣng không triển khai đƣợc do khó khăn về địa điểm, hoặc nếu có triển khai đƣợc thì chi phí đền bù GPMB quá lớn.
Chất lƣợng nhiều đồ án quy hoạch thấp, không phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng và thiếu sự định hƣớng lâu dài. Tầm nhìn của các quy hoạch còn hạn chế do thiếu thông tin dự đoán, dự báo. Tính đồng bộ của các loại quy hoạch với việc triển khai đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng và quản lý quy hoạch còn yếu nên quy hoạch phải bổ sung, chỉnh sửa, chắp vá, thậm chí bị phá vỡ.
Trong quá trình xây dựng quy hoạch vẫn còn xảy ra tình trạng quy hoạch sai, thiếu đồng bộ, quy hoạch phải điều chỉnh nhiều, quy hoạch chƣa rõ ràng, minh bạch và công khai. Nhiều dự án quy hoạch thiếu hẳn các căn cứ kinh tế, xã hội; thiếu các phân tích kinh tế toàn diện và khoa học.
Vấn đề công khai hóa các quy hoạch sau khi đƣợc duyệt chƣa đƣợc quan tâm nên khi thực hiện gặp khó khăn do ngƣời dân chƣa nắm bắt đƣợc chủ trƣơng quy hoạch của tỉnh, ảnh hƣởng đến việc triển khai thực hiện dự án.
3.3.2.2. Lập kế hoạch và phân bổ vốn dự án kinh tế trọng điểm
Hiệu lực và hiệu quả công công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tƣ các dự án trọng điểm đạt kết quả chƣa cao nên tiến độ một số dự án đầu tƣ trọng điểm còn chƣa đƣợc đảm bảo. Do đó, tính lan tỏa trong đầu tƣ và thu hút đầu tƣ các dự án trọng điểm còn rất thấp, cụ thể nhƣ sau:
- Xây dựng kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB cho các dự án còn mang tính ngắn hạn, phát sinh hàng năm mà chƣa nhìn tổng thể kế hoạch trung hạn, dài hạn. Hơn nữa, đầu mối quản lý chi đầu tƣ XDCB của chƣa tập trung (Sở Kế hoạch và Đầu tƣ đầu mối quản lý các nguồn vốn cân đối theo Luật ngân sách và các nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ƣơng, Trái phiếu Chính phủ, ODA, còn Sở Tài chính đầu mối quản lý nguồn vƣợt thu, kết dƣ, vốn vay nhàn rỗi KBNN…) vì vậy không chủ động đƣợc trong khâu định hƣớng và lồng ghép bố trí cho các dự án kinh tế trọng điểm.
- Việc bố trí kế hoạch vốn đầu tƣ cho các dự án còn dàn trải và kéo dài, không đảm bảo thời hạn để hoàn thành dự án theo đúng tiến độ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn; Nhiều dự án kinh tế trọng điểm đƣợc nhà thầu ứng vốn để triển khai thực hiện nhƣng không có nguồn để thanh toán gây ra tình trạng nợ đọng XDCB. Đối với nhiều dự án, việc kéo dài thời gian thi công đồng nghĩa với việc tăng chi phí cho dự án do trƣợt giá, do bổ sung chi phí nhân công, máy thi công theo mức tăng lƣơng hàng năm do đó cũng là nguyên nhân làm tăng nợ XDCB.
- Công tác huy động, lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng các dự án kinh tế trọng điểm sử dụng vốn ngân sách còn nhiều hạn chế, chƣa thu hút đƣợc nhiều chƣơng trình, kênh đầu tƣ ngoài ngân sách. Vì vậy, hầu hết các dự án kinh tế trọng điểm sử dụng vốn NSNN thƣờng chậm tiến độ so với thời gian dự kiến rất nhiều dẫn đến chi phí đầu tƣ cao do bị trƣợt giá và các chi phí cố định gia tăng, hiệu quả xã hội thấp;
- Trách nhiệm quản lý còn bị buông lỏng làm cho ban hành chủ trƣơng tăng quá khả năng nguồn vốn do cơ chế vận hành chƣa chặt chẽ, khi đề xuất của các ngành, các cấp còn chủ quan hoàn toàn và còn thiếu cơ sở, các đơn vị, ngành huyện chƣa xem xét đến bức tranh hiện tại về các dự án đang yêu cầu bố trí nguồn lực, chƣa dự kiến nguồn vốn trong năm kế hoạch của lĩnh vực, ngành, cấp mình, nhìn nhận đơn lẻ cho từng dự án mà chƣa đề cập đến tổng thể địa bàn do mình quản lý dẫn đến hiện tƣợng bỏ sót các dự án có độ cần thiết cao hơn. Mặt khác, vẫn còn có tƣ tƣởng cục bộ tranh thủ cho ngành mình địa phƣơng mình, trong quá trình chuẩn bị đầu tƣ còn nóng vội để tranh thủ nguồn vốn dẫn đến chất lƣợng dự án không cao, tình trạng nể nang né tránh của các cấp, các ngành trong xác định sự cần thiết phải đầu tƣ, nắm bắt cơ chế chính sách của các cấp các ngành, các chủ đầu tƣ còn yếu.
3.3.2.3. Công tác lập, thẩm định dự án vẫn còn yếu
Chất lƣợng công tác lập, thẩm định dự án vẫn còn yếu, quá trình khảo sát, công ty tƣ vấn thực hiện sơ sài, không đảm bảo yêu cầu chất lƣợng dẫn đến thiết kế không đồng bộ, phƣơng án thiết kế không hợp lý, sử dụng vật tƣ, vật liệu không phù hợp với loại công trình, việc chọn hệ số an toàn quá cáo, tính toán không chặt chẽ gây lãng phí vật liệu xây dựng…Điều này dẫn đến quá trình thực hiện phải thay đổi, bổ sung, điều chỉnh thiết kế, phƣơng án thi công nhiều lần, kéo theo là làm thay đổi dự toán, làm chậm tiến độ thi công,... gây lãng phí thời gian, tiền bạc của dự án;
Một số dự án chủ đầu tƣ chƣa bám sát quy hoạch nên khi lập dự án không đảm bảo tính khả thi. Chất lƣợng hồ sơ dự án chƣa tốt nên khi trình cơ quan thẩm định còn phải chỉnh sửa nhiều lần, dẫn đến kéo dài thời gian.
3.3.2.4. Công tác đấu thầu còn nhiều bất cập
Luật Đấu thầu và các văn bản pháp luật hƣớng dẫn Luật Đấu thầu ban hành từ năm 2005 nhằm mục tiêu tăng cƣờng tính công khai, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh trong quá trình lựa chọn nhà thầu và hiệu quả kinh tế.
Thực tế tại Nghệ An hiện nay, công tác đấu thầu trong nƣớc đối với các dự án đầu tƣ xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nƣớc đặc biệt là các dự án kinh tế trọng điểm tuy trình tự cơ bản đƣợc thực hiện theo các quy định nhƣng kết quả đạt đƣợc còn hạn chế, chủ yếu mới chỉ đạt đƣợc về lựa chọn đƣợc nhà thầu, còn hiệu quả kinh tế đạt đƣợc trong đấu thầu không đáng kể và đã xuất hiện hiện tƣợng lợi dụng công tác đấu thầu để hợp thức những kết quả trúng thầu chứa đựng những sai phạm làm thất thoát vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc. Công tác đấu thầu còn một số tồn tại nhƣ:
- Tình trạng đấu thầu hình thức, thông tin về đấu thầu chƣa đƣợc cung cấp đầy đủ để đăng tải công khai; việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu chƣa thực hiện đúng quy định; chƣa nghiêm túc thực hiện xử lý vi phạm; chƣa tuân thủ theo các mốc thời gian trong đấu thầu làm chậm trễ quá trình đấu thầu; đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu còn thiếu và năng lực hạn chế.
- Một số dự án thực hiện không đúng quy trình quy định về công tác đấu thầu nên phải tổ chức đấu thầu lại gây tốn kém và mất nhiều thời gian, ảnh hƣởng tiến độ đã định.
- Chất lƣợng công tác thiết kế, lập, thẩm định, phê duyệt dự toán (giá gói thầu) chƣa tốt làm giá gói thầu tăng vƣợt giá trị thực tế nhƣ:
+ Về hồ sơ thiết kế: Tính toán xác định khối lƣợng giữa các hạng mục không chính xác làm tăng giá ở một số gói thầu.
+ Về công tác lập dự toán: nhiều gói thầu do vô tình hoặc cố ý các nhà tƣ vấn áp dụng định mức, đơn giá, giá vật liệu không phù hợp làm tăng giá gói thầu lên nhiều so với giá trị thật làm thất thoát vốn đầu tƣ.
+ Về công tác đánh giá hồ sơ dự thầu: do những sai sót của tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu, của chủ đầu tƣ đã bỏ qua những lỗi tiên quyết (đối với nhà thầu đƣợc trúng thầu) mà theo quy định nếu nhà thầu nào không đạt bị loại ngay khi đánh giá sơ tuyển.
- Theo quy định thì sau khi đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu, các nội dung tiếp theo nhƣ lập và phê duyệt hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu đều do chủ đầu tƣ phối hợp với các đơn vị tƣ vấn thực hiện. Do đó công tác QLNN trong giai đoạn này khó khăn, chất lƣợng công tác đấu thầu còn hạn chế. Việc điều chỉnh giá gói thầu và điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng chƣa đúng với quy định.
- Kết quả đấu thầu sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt nhƣng tổ chức thực hiện không nghiêm, làm cho việc đấu thầu trở thành hình thức, biểu hiện thông qua việc tùy tiện cho phép gia hạn hợp đồng và điều chỉnh giá, bổ sung khối lƣợng vƣợt quá quy mô, áp giá điều chỉnh không đúng quy định hình thức hợp đồng.
Nhƣ vậy công tác tổ chức đấu thầu mất nhiều thời gian từ thông báo mời thầu, chuẩn bị hồ sơ mời thầu, mở thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, trình và phê duyệt kết quả đấu thầu khoảng thời gian từ 4 - 6 tháng, làm chậm thời gian khởi công trình nhƣng hiệu quả đạt đƣợc không tƣơng xứng.
3.3.2.5. Trình độ, năng lực và trách nhiệm quản lý trong tổ chức bộ máy quản lý các dự án đầu tư
- Công tác lãnh đạo chỉ đạo cần phải tập quyết liệt hơn nữa ở một số lĩnh vực, công trình trọng điểm. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan Nhà nƣớc trong quá trình thực hiện chức năng quản lý vẫn còn nhiều hạn chế, chồng chéo nhau và chƣa đƣợc chặt chẽ, thống nhất;
- Trình độ, năng lực và trách nhiệm của cán bộ còn yếu: Đây là việc chủ quan dễ dàng nhận thấy hiện nay. Tình trạng cán bộ thiếu hiểu biết luật pháp, thiếu kiến thức chuyên ngành và kiến thức kỹ thuật rất phổ biến. Các bộ phận chỉ kế thừa chuyên môn thuần túy của các bộ phận liên quan, không có khả năng phát hiện sai sót. Kết quả hoạt động quản lý bó hẹp trong chế độ chính sách liên quan đến ngành nghề mình. Từ đó xuất hiện quan niệm đảm bảo an toàn là chủ yếu.
-Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong quản lý đầu tƣ các dự án bằng nguồn vốn NSNN chƣa đƣợc đề cao. Đạo đức công chức chƣa đủ tầm cần thiết. Nhiều việc làm tắc trách, thờ ơ, vô cảm, qua loa có căn nguyên từ năng lực hạn chế nhƣng cũng có cả biểu hiện tiếp tay, bỏ qua, thậm chí còn chủ động tiêu cực và chỉ khi có dƣ luận, có tố cáo, có kiểm tra thanh tra mới phát hiện thì vụ việc đã xảy ra.