NHỮNG NHÂN TỐ MỚI ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước các dự án kinh tế trọng điểm của Tỉnh Nghệ An (Trang 78 - 83)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. NHỮNG NHÂN TỐ MỚI ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

4.1. NHỮNG NHÂN TỐ MỚI ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CÁC DỰ ÁN KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM CÁC DỰ ÁN KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

4.1.1. Tình hình quốc tế và trong nƣớc tác động đến Nghệ An

4.1.1.1. Thuận lợi

Tình hình kinh tế chính trị thế giới và khu vực mặc dù có có những diễn biến phức tạp, nhƣng dự báo chiều hƣớng chung về cơ bản sẽ theo hƣớng có tác động tích cực đến nền kinh tế - xã hội nƣớc ta nói chung và Nghệ An nói riêng.

Xu thế hợp tác để phát triển vẫn là xu thế lớn của thế giới và khu vực. Châu Á - Thái Bình Dƣơng vẫn là khu vực phát triển năng động nhất. Cộng đồng ASEAN sẽ hình thành vào năm 2015 tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Việt nam tham gia hiệp ƣớc TPP có nhiều lợi thể cho xuất khẩu hàng hóa.

Những thành tựu của gần 30 năm đổi mới (1986-2013) đã làm cho thế và lực nƣớc ta lớn mạnh lên rất nhiều; đất nƣớc tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội và liên tục phát triển, tạo niềm tin cho toàn dân, các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Mối quan hệ kinh tế quốc tế của nƣớc ta đƣợc củng cố và phát triển, một số hàng xuất khẩu của Việt Nam đã đứng vững đƣợc trên nhiều thị trƣờng và có triển vọng đƣợc mở rộng.

Bên cạnh đó, những kết quả tích cực đạt đƣợc trong tiến trình cải cách hành chính thời gian qua, nhất là những cải cách thể chế kinh tế, đổi mới bộ máy, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ... đã có những tác động tích cực trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc và từng địa phƣơng trong đó có Nghệ An.

Kinh tế vùng đã phát huy đƣợc các lợi thế so sánh, các vùng động lực đã từng bƣớc phát huy vai trò trung tâm, tạo sự liên kết với các vùng khác và hỗ trợ các vùng khó khăn cùng phát triển tốt hơn. Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, cơ cấu sản xuất đang đƣợc chuyển dịch theo hƣớng phát huy lợi thế vùng ven biển, hải đảo, miền núi; nhiều KKT, khu, cụm công nghiệp bắt đầu đƣợc xây dựng và từng bƣớc phát huy hiệu quả. Hai tỉnh tiếp giáp Nghệ An là Thanh Hoá với KKT Nghi Sơn và Hà Tĩnh với KKT Vũng Áng có tốc độ phát triển nhanh; bối cảnh này có tác động tích cực đến phát triển kinh tế tỉnh ta nhất là vùng Hoàng Mai - Đông Hồi tiếp giáp với KKT Nghi Sơn.

Trong tỉnh một số dự án lớn chƣa nằm trong dự kiến quy hoạch nhƣ dự án nuôi bò tập trung quy mô công nghiệp TH, hình thành KKT Hoàng Mai - Đông Hồi, KKT Thanh Thuỷ sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng tích cực. Hệ thống cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả tích cực.

Nhiều cơ chế, chính sách ban hành trên cơ sở đổi mới mạnh tƣ duy kinh tế đã đi vào cuộc sống, phát huy tính tích cực, thu hút cao hơn các nguồn vốn đầu tƣ toàn xã hội; trọng điểm đầu tƣ đƣợc hƣớng vào các mục tiêu then chốt, nhất là đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp, hiện đại. Xu hƣớng này tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Nghệ An do các cơ chế, chính sách giúp cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất kinh doanh, vốn trung ƣơng đầu tƣ hạ tầng của tăng đáng kể qua các năm...

4.1.1.2. Khó khăn

Tình hình chính trị thế giới còn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp và khó lƣờng. Khủng hoảng kinh tế thế giới (lạm phát, suy thoái, khủng hoảng nợ công, tình hình biển đông…) tác động rất lớn đến nƣớc ta, nhất là trong thu hút nguồn lực những năm tới.

Thu nhập bình quân của Việt Nam vào ngƣỡng trung bình làm cho các nguồn viện trợ có xu hƣớng giảm. Tình trạng lạm phát làm tốc độ tăng trƣởng kinh tế và cân đối vĩ mô gặp không ít khó khăn. Sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp Nghệ An và toàn nền kinh tế còn thấp so với yêu cầu và so với mặt bằng chung trong nƣớc và thế giới, trong khi lộ trình thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA, WTO và các hiệp định quốc tế khác đang và sẽ tạo ra những sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp.

Một hạn chế cơ bản của nền kinh tế hiện nay là tăng trƣởng chƣa thực sự vững chắc; hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, chậm đƣợc cải thiện. Quy mô nền kinh tế cả nƣớc còn nhỏ, tác động của lạm phát, suy thoái đã làm ảnh hƣởng đến sự phát triển chung cả nƣớc và của tỉnh. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng còn chậm, chƣa phát huy đƣợc lợi thế, tiềm năng của từng vùng và chƣa theo kịp sự biến động nhanh của nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

Kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội còn bất cập và thƣờng xuyên bị thiên tai, bão lũ tàn phá, không đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển. Trình độ công nghệ và năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ nhìn chung còn yếu kém so với các nƣớc trong khu vực.

Một số lĩnh vực xã hội còn nhiều yếu kém nhƣng chƣa đƣợc xử lý tốt. Chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Đời sống của nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng thƣờng bị thiên tai còn nhiều khó khăn; tệ nạn xã hội còn nghiêm trọng; trật tự, an ninh ở một số nơi chƣa tốt. Đối tƣợng chính sách còn nhiều. Công tác cải cách hành chính tiến hành còn chậm; tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn chƣa đƣợc ngăn chặn có hiệu quả; hiệu lực quản lý của Nhà nƣớc còn hạn chế.

Những khó khăn, hạn chế nói trên nếu chậm đƣợc giải quyết sẽ ảnh hƣởng tới việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới của cả nƣớc nói chung và từng địa phƣơng nói riêng trong đó có Nghệ An.

4.1.2. Định hƣớng phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 năm 2020

Với mục tiêu tổng quát tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, tăng cƣờng đoàn kết, phát huy nội lực, đẩy mạnh thu hút mọi nguồn lực trong, ngoài tỉnh và nƣớc ngoài, phấn đấu xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc, phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là trung tâm về tài chính, thƣơng mại, du lịch, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá, thể thao, công nghiệp công nghệ cao của vùng Bắc Trung Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bƣớc hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc nâng cao; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc xứ Nghệ; quốc phòng, an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội đƣợc bảo đảm. Tỉnh Nghệ An xác định các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 của tỉnh nhƣ sau:

- Các chỉ tiêu về kinh tế:

+ Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân 2016-2020 đạt 9,5-10,5%.

+ GDP/ngƣời tính theo USD năm 2020 đạt 67-70 triệu đồng/ngƣời (2.800 - 3.500 USD) .

+ Tốc độ tăng trƣởng GTSX công nghiệp - xây dựng đạt 14-15%.

+ Tốc độ tăng trƣởng GTSX nông - lâm nghiệp - thủy sản đạt 4,5-5,0%. + Tốc độ tăng trƣởng GTSX dịch vụ đạt 9,0-10,0%.

+ Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Công nghiệp - xây dựng 40 - 41%, dịch vụ 40-41%, nông lâm ngƣ nghiệp 18-20%.

+ Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 khoảng 1.000 triệu USD.

+ Tổng vốn đầu tƣ: Khoảng 400.000 tỷ đồng giai đoạn 2016-2020.

- Các chỉ tiêu về văn hóa - xã hội:

+ Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá 83-85% năm 2020;

+ 65% số xã, phƣờng, thị trấn có thiết chế văn hoá, thể thao đạt tiêu chí của Bộ VHTTDL.

+ 70% số trƣờng đạt chuẩn quốc gia. + Đảm bảo 30 giƣờng bệnh/1 vạn dân, + 8,5 bác sỹ/vạn dân;

+ 75-80% xã phƣờng đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế.

+ Tốc độ tăng dân số tự nhiên hàng năm bình quân khoảng 1%.

+ Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 35-37 ngàn lao động.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65% năm 2020. + Tỷ lệ hộ nghèo giảm mỗi năm từ 2,5-3,0%. + Số xã đạt tiêu chuẩn NTM năm 2020 đạt 50%. + Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đến năm 2020 là 35-37%.

- Chỉ tiêu về môi trường:

+ Phủ xanh cơ bản đất trống, đồi núi trọc; nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và chất lƣợng của độ che phủ, đạt 57% vào năm 2020.

+ 85% dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh (Tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

+ 98% dân số đô thị đƣợc dùng nƣớc sạch.

+ 80% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trƣờng; rác thải đƣợc thu gom, xử lý 95-96% vào năm 2020.

- Chỉ tiêu về quốc phòng, an ninh:

+ Đảm bảo ổn định quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội. 85% số xã, phƣờng, thị trấn đạt vững mạnh toàn diện. Giảm tối đa các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy và tai nạn giao thông.

4.2. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CÁC DỰ ÁN KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM CỦA TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước các dự án kinh tế trọng điểm của Tỉnh Nghệ An (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)