Giải pháp nâng cao chất lƣợng các loại quy hoạch và quản lý tốt quy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước các dự án kinh tế trọng điểm của Tỉnh Nghệ An (Trang 85 - 90)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3.1. Giải pháp nâng cao chất lƣợng các loại quy hoạch và quản lý tốt quy

tốt quy hoạch

Nâng cao chất lƣợng dự án quy hoạch gắn tăng cƣờng hiệu lực QLNN đối với công tác quy hoạch. Các ngành, các cấp rà soát lại quy hoạch gắn tái cơ cấu nền kinh tế. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

của tỉnh, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng một cách đồng bộ, liên hệ mật thiết với nhau, đảm bảo tính cân đối giữa các vùng miền và các lĩnh vực, trong đó tập trung quy hoạch các vùng, các mũi trọng điểm, đột phá làm cơ sở để triển khai thực hiện và có giải pháp định hƣớng huy động các nguồn lực để đầu tƣ vào các dự án trọng điểm theo quy hoạch đã đƣợc duyệt.

Một dự án đặc biệt là dự án trọng điểm muốn đƣợc đầu tƣ xây dựng thì dự án đó phải có trong quy hoạch xây dựng đƣợc phê duyệt và phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sử dụng đất. Kiên quyết chấm dứt tình trạng quyết định đầu tƣ và phân bổ kế hoạch đầu tƣ để triển khai thực hiện các dự án trái với quy hoạch đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trƣờng hợp các dự án chƣa có trong quy hoạch phát triển ngành đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt thì phải báo cáo bộ quản lý ngành hoặc địa phƣơng theo phân cấp để bổ sung quy hoạch phát triển ngành trƣớc khi phê duyệt dự án đầu tƣ;

Để nâng cao chất lƣợng các dự án quy hoạch, việc thẩm tra, phê duyệt quy hoạch cần tuân thủ trình tự: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phải đƣợc lập và phê duyệt trƣớc; trên cơ sở này mới triển khai lập quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng. Hiên nay, dự thảo Luật quy hoạch đang đƣợc hoàn thiện để trình Quốc hội ban hành. Khi luật quy hoạch có hiệu lực sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch.

Tăng cƣờng kiểm tra công tác quản lý quy hoạch tại các cấp để chấn chỉnh kịp thời, nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch, hạn chế tối đa và đi đến xoá bỏ hoàn toàn hiện tƣợng phá đi làm lại, sửa chữa, chắp vá … làm thất thoát lãng phí vốn và tài sản của Nhà nƣớc trong hoạt động đầu tƣ và xây dựng mà từ trƣớc đến nay thƣờng gặp phải.

Bố trí vốn thoả đáng cho công tác quy hoạch trong kế hoạch ngân sách hàng năm để các địa phƣơng chủ động trong việc lập quy hoạch, để quy hoạch đi trƣớc một bƣớc trong đầu tƣ xây dựng.

Sau khi đƣợc phê duyệt, quy hoạch phải trở thành văn kiện có tính chất pháp lý làm cơ sở cho các hoạt động phát triển của tỉnh. Thực hiện công bố công khai và rộng rãi các loại quy hoạch, thời gian thực hiện nhiệm vụ quy hoạch trên các phƣơng tiện thông tin để nhân dân và các cơ quan, các cấp, các ngành theo dõi và giám sát thực hiện.

4.3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng thẩm định dự án, lập kế hoạch và phân bổ vốn

- Về nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt dự án

Yêu cầu chủ đầu tƣ khi lập dự án cần lựa chọn nhà thầu tƣ vấn đủ năng lực và kinh nghiệm. Công tác điều tra, khảo sát, thăm dò đòi hỏi chuẩn bị thật kỹ lƣỡng các nội dung kinh tế, kỹ thuật, tài chính, xã hội và môi trƣờng của dự án, đồng thời tiên lƣợng đƣợc những biến động sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện dự án và khi dự án đƣa vào khai thác sử dụng để xác định sự cần thiết phải đầu tƣ và dự kiến khoa học về địa điểm, quy mô, phân kỳ đầu tƣ và hiệu quả của dự án. Nhƣ vậy sẽ tránh đƣợc những nội dung phải chỉnh sửa, thay đổi, biến động trong quá trình thực hiện đầu tƣ cũng nhƣ khi dự án đƣa vào khai thác sử dụng.

Bố trí cán bộ đủ năng lực cho công tác thấm định dự án. Phân định rõ trách nhiệm của các ngành và các cá nhân liên quan trong việc thẩm định dự án. Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân chủ trì thẩm định dự án và ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ khi phê duyệt dự án sai sót gây thiệt hại cho NSNN.

- Về lập kế hoạch vốn:

Xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ dài hạn có tầm nhìn đến năm 2020 và hoàn thiện xác định chủ trƣơng đầu tƣ cũng nhƣ lập kế hoạch đầu tƣ trung hạn là giải pháp hết sức quan trọng nhằm quản lý có hiệu quả các dự án đầu tƣ đặc biệt là dự án trọng điểm. Việc lập kế hoạch đầu tƣ trung hạn đặc biệt là các dự án kinh tế trọng điểm sẽ bảo đảm các dự án khi đƣợc phê duyệt sẽ đƣợc bố trí đủ vốn để hoàn thành theo đúng quyết định phê duyệt, khắc phục tình trạng

không cân đối đƣợc nguồn vốn, bị động trong bố trí vốn nhƣ những năm vừa qua. Hiện nay, Luật đầu tƣ công mới ban hành đã quy định cụ thể về nguyên tắc, quy trình lập kế hoạch đầu tƣ trung hạn do đó sẽ là cơ sở pháp lý cho các địa phƣơng trong đó có tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đổi mới tƣ duy về lập kế hoạch theo tinh thần Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, Nghị quyết TW 3 của Bộ Chính trị đặc biệt là luật đầu tƣ công, tiếp tục quán triệt cho các ngành, các cấp về thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ là quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tƣ từ NSNN và trái phiếu chính phủ. Các cấp có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tƣ theo đúng mục tiêu, lĩnh vực chƣơng trình đã phê duyệt; chỉ đƣợc Quyết định đầu tƣ khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối ở từng cấp ngân sách. Việc xác định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn là nội dung quan trọng phải có trong hồ sơ dự án đặc biệt là dự án kinh tế trọng điểm trƣớc khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Về phân bổ vốn:

Tăng cƣờng huy động, lồng ghép các nguồn vốn để đầu tƣ các dự án kinh tế trọng điểm. Đối với tỉnh còn lệ thuộc vào nguồn cân đối của Ngân sách Trung ƣơng thì đây là giải pháp quan trọng để có thể thực hiện thành công các dự án kinh tế trọng điểm của tỉnh trong điều kiện vốn ngân sách TW đầu tƣ sẽ giảm dần theo yêu cầu tái cơ cấu đầu tƣ công…Giải pháp cơ bản là cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh trong đó tập trung nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tổ chức chỉ đạo để triển khai các dự án thu hút đầu tƣ đã đƣợc ký kết, đốc thúc và chịu trách nhiệm về vận động xúc tiến đầu tƣ các lĩnh vực đƣợc phân công phụ trách. Làm tốt quy hoạch hạ tầng để tạo quỹ đất, làm tốt công tác GPMB, cung cấp dịch vụ hạ tầng, cung cấp lao động theo yêu cầu để thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào

Nghệ An; Đối với nguồn vốn ODA cần tăng cƣờng năng lực quản lý và sử dụng vốn ODA, ƣu tiên bố trí vốn đối ứng theo đúng cam kết, đẩy nhanh tiến độ giải ngân để tạo niềm tin cho các nhà tài trợ; Ngoài vận động từ nguồn ngân sách trung ƣơng là chủ yếu, phần đối ứng theo cam kết của tỉnh và các địa phƣơng có dự án thì cân đối một phần từ kế hoạch đầu năm và cân đối từ nguồn vƣợt thu, kết dƣ ngân sách của năm trƣớc kế hoạch...; Đẩy mạnh chính sách xã hội hóa đầu tƣ phát triển trên các lĩnh vực giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mƣơng, giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, khắc phục môi trƣờng...Đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn thực hiện thu hút đầu tƣ theo các hình thức đối tác công tƣ để triển khai thực hiện, giảm áp lực trƣớc mắt về nguồn vốn ngân sách; Triển khai có hiệu quả các giải pháp tạo nguồn thu, tăng thu ngân sách đảm bảo vƣợt chỉ tiêu để tăng cân đối chi XDCB, chống thất thu, tiết kiệm chi, chống thất thoát trong đầu tƣ để tạo nguồn phục vụ cho đầu tƣ phát triển, tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh.

Quản lý, phân bổ nguồn vốn đầu tƣ từ NSNN và trái phiếu Chính phủ phải đảm bảo nguyên tắc chống dàn trải. Đƣa toàn bộ vốn đầu tƣ nhà nƣớc gồm cả trái phiếu Chính phủ và vốn đầu tƣ chƣa đƣa vào cân đối ngân sách vào khuôn khổ chi tiêu và khuôn khổ đầu tƣ trung hạn để từ đó xác định ngành, lĩnh vực trọng điểm ƣu tiên đầu tƣ bao gồm xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp nông thôn…Mức vốn bố trí cho dự án mới năm kế hoạch phải đảm bảo tối thiểu bằng 15% đối với dự án nhóm A; 20% đối với dự án nhóm B để đảm bảo hoàn thành theo đúng tiến độ quy định.

Tập trung ƣu tiên bố trí đủ vốn để trả nợ đọng XDCB, thực hiện các giải pháp không để phát sinh nợ bao gồm: Các dự án đã đƣợc quyết định đầu tƣ phải thực hiện theo mức vốn kế hoạch đã giao; Không yêu cầu các doanh nghiệp ứng vốn đầu tƣ khi chƣa đƣợc bố trí vốn kế hoạch hàng năm hoặc ứng

vốn đầu tƣ cao hơn mức vốn kế hoạch đƣợc giao, dẫn đến hậu quả phát sinh nợ đọng XDCB; Các dự án khởi công mới và các dự án đã triển khai thực hiện nhƣng còn một số hạng mục chƣa phê duyệt kế hoạch đấu thầu thì chỉ phê duyệt kế hoạch đấu thầu cho các gói thầu đảm bảo theo yêu cầu quy định và đã đƣợc bố trí nguồn vốn ngân sách đủ để triển khai thực hiện gói thầu ngay sau khi kế hoạch đấu thầu đƣợc phê duyệt; Đối với các gói thầu đã hoàn thành và bàn giao đƣa vào sử dụng, phải tổ chức nghiệm thu và thanh quyết toán theo đúng hợp đồng đã ký, tránh tình trạng nợ đọng, chiếm dụng vốn của nhà thầu. Trong quá trình tổ chức thực hiện gói thầu nghiêm cấm việc Chủ đầu tƣ tự phê duyệt, thực hiện hạng mục công việc phát sinh làm tăng quy mô và tổng mức đầu tƣ. Nếu Chủ đầu tƣ tƣ tự phê duyệt, thực hiện hạng mục công việc phát sinh thì phần kinh phí hạng mục công việc phát sinh Chủ đầu tƣ phải tự thanh toán cho các nhà thầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước các dự án kinh tế trọng điểm của Tỉnh Nghệ An (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)