Phát triển hoạt động tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá việc phát triển hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh thăng long, hà nội (Trang 26 - 35)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu

1.2 Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.4. Phát triển hoạt động tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá việc phát triển hoạt động tín dụng

hoạt động tín dụng

1.2.4.1. Quan điểm phát triển tín dụng đối với DNNVV

Phát triển tín dụng của NHTM đối với DNNVV là việc ngân hàng phát triển quy mô, đa dạng hóa cơ cấu các sản phẩm cho vay nhằm tăng dư nợ và tăng vốn cho vay các DNNVV trên cơ sở kiểm soát rủi ro, phục vụ cho chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

doanh thu, tăng lợi nhuận là mục tiêu chung của tất cả các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Bản thân là một đơn vị kinh doanh tiền tệ, ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động cho vay là hoạt động chính, là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DNNVV là một phần trong hoạt động cho vay của ngân hàng, vì vậy nhằm tăng lợi nhuận của mình ngân hàng cần có chiến lược phát triển cho vay đối với DNNVV.

Việc phát triển tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đảm bảo được hai mặt sau:

- Mặt chất lượng: đó là Ngân hàng phải nâng cao được chất lượng và hiệu quả của các khoản cho vay đối với DNNVV. Để làm đảm bảo được mặt này thì ngân hàng cần phải giảm được nợ quá hạn, nợ xấu đồng thời tăng thu nhập, lợi nhuận từ hoạt động cho vay.

- Mặt số lượng: đó là sự gia tăng số lượng các DNNVV tiếp vay vốn, tăng dư nợ và doanh số cho vay đối với các DNNVV.

1.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với DNNVV

- Sự gia tăng số lượng KHDNNVV

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hút khách hàng DNNVV của NHTM qua các thời kỳ, được tính bằng hiệu số giữa số lượng khách hàng DNNVV năm nay và số lượng khách hàng DNNVV năm trước.

Mức tăng số lượng KHDNNVV = Số lượng KHDNNVV năm nay - Số lượng KHDNNVV năm trước

Chỉ tiêu lớn hơn 0 phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng có sự tăng lên; Chỉ tiêu nhỏ hơn 0 phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng có sự giảm đi; Chỉ tiêu bằng 0 phản ánh số lượng khách hàng không thay đ i giữa năm sau so với năm trước.

- Tốc độ phát triển Doanh số tín dụng KHDNNVV

Là tỷ số giữa Doanh số tín dụng năm nay so với Doanh số tín dụng năm trước của khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tính theo % .

Tốc độ phát triển Doanh số tín dụng KHDNNVV = Doanh số tín dụng KHDNNVV năm nay x 100% Doanh số tín dụng KHDNNVV năm trước

Chỉ tiêu này dùng để so sánh kết quả hoạt động tín dụng qua các năm nhằm đánh khả năng phát triển của hoạt động cho vay về bề rộng.

Chỉ tiêu lớn hơn 100% chứng tỏ NHTM có sự tăng trưởng về kết quả hoạt động tín dụng; Chỉ tiêu nhỏ hơn 100% chứng tỏ NHTM có tăng trưởng âm về kết quả hoạt động tín dụng; Chỉ tiêu bằng 100% chứng tỏ NHTM không có sự tăng trưởng về kết quả hoạt động tín dụng đối với KHDNNVV.

- Tốc độ phát triển Dư nợ tín dụng KHDNNVV

Là tỷ số giữa Dư nợ tín dụng năm nay so với Dư nợ tín dụng năm trước của khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tính theo % .

Tốc độ phát triển Dư nợ tín dụng KHDNNVV = Dư nợ tín dụng KHDNNVV năm nay x 100% Dư nợ tín dụng KHDNNVV năm trước

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng. Chỉ tiêu lớn hơn 100% cho thấy mức độ hoạt động của NH càng mở rộng, phát triển n định. Chỉ tiêu nhỏ hơn 100% chứng tỏ NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng. Chỉ tiêu bằng 100% chứng tỏ quy mô cho vay củaNHTM không có sự biến động.

- Cơ cấu Dư nợ tín dụng KHDNNVV

Là tỷ lệ % giữa Dư nợ tín dụng của khách hàng doanh nghiệp NVV trong T ng Dư nợ tín dụng của ngân hàng.

Tỷ trọng Dư nợ tín dụng đối với KHDNNVV = Dư nợ Tín dụng của KHDNNVV x 100% Tổng Dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu này càng cao, năm sau lớn hơn năm trước (lớn hơn 0 cho thấy sự gia tăng số lượng khách hàng của hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp NVV.

- Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng KHDNNVV

Đây là chỉ tiêu phản ánh mặt chất của quá trình phát triển tín dụng, phản ánh cơ cấu thu nhập tín dụng đối với KHDNNVV trong t ng cơ cấu thu nhập của ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập từ tín dụng đối với KHDNNVV = Thu nhập từ hoạt động tín dụng KHDNNVV x 100%

Tổng thu nhập của ngân hàng

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng thu nhập từ hoạt động tín dụng KHDNNVV trong 100 đồng thu nhập của ngân hàng. Chỉ tiêu này trực tiếp cho thấy hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với KHDNNVV và khả năng sinh lời từ hoạt động này. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với KHDNNVV càng cao hoặc năm sau cao hơn năm trước) chứng tỏ chất lượng phát triển hoạt động tín dụng của KHDNNVV càng tốt.

- Tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động tín dụng của khách hàng doanh nghiệp NVV

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay khách hàng doanh nghiệp NVV của ngân hàng. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở Nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp NVV trong T ng dư nợ tín dụng của khách hàng doanh nghiệp NVV.

Tỷ lệ nợ xấu của

KHDNNVV =

Nợ xấu của KHDNNVV

x 100% Tổng Dư nợ KHDNNVV

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng dư nợ bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay khách hàng doanh nghiệp NVV. Chỉ tiêu này càng thấp và có xu hướng giảm chứng tỏ chất lượng phát triển hoạt động tín dụng của khách hàng doanh nghiệp NVV càng tốt.

Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay.

Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đ i các phân loại nợ.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với nhóm DNNVV

1.2.5.1. Nhân tố khách quan

Môi trường kinh tế:

Ngân hàng là một chủ thể đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là cầu nối giữa các khu vực khác nhau của nền kinh tế, sự n định hay bất n định của nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động ngân hàng. Trong một môi trường kinh tế n định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV phát triển, có cơ hội đầu tư và khả năng đạt được lợi nhuận cao. Do vậy mà nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong thời kỳ này càng cao và ngân hàng có điều kiện tốt để mở rộng tín dụng.

Môi trường pháp lý:

Các NHTM phải chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và của rất nhiều bộ luật: luật các t chức tín dụng, luật doanh nghiệp, luật dân sự… Do

đó mà một môi trường pháp lý lành mạnh, thông thoáng, không chồng chéo sẽ giúp các ngân hàng hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, đối với DNNVV, nếu có được chính sách pháp luật tạo ra được một sân chơi công bằng cho mọi thành phần kinh tế sẽ là nhân tố giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng một cách dễ dàng.

Môi trường chính trị:

Tình hình chính trị một quốc gia luôn có ảnh hưởng lớn tới mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tín dụng cũng không phải là ngoại lệ. Trong một môi trường chính trị n định, các DNNVV sẽ yên tâm sản xuất kinh doanh và mở rộng sản xuất, kết quả kinh doanh tốt dẫn đến nhu cầu tín dụng tăng theo và ngân hàng có cơ sở tin tưởng để mở rộng quy mô đối với những khách hàng này. Ngoài ra các chính sách hỗ trợ các DNNVV trong sản xuất kinh doanh cũng có tác động to lớn thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, hơn nữa các chủ trương chính sách của nhà nước có tác động tới chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng trong từng thời kỳ, từ đó đưa ra các giải pháp cần thiết cho việc mở rộng tín dụng của các ngân hàng.

Môi trường tự nhiên:

Môi trường tự nhiên không thuận lợi như: lũ lụt, hạn hán, động đất dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Nhiều doanh nghiệp sẽ có thể đi vào phá sản, mất khả năng trả nợ cho ngân hàng, từ đó mất uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút khiến cho khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng sẽ bị giảm sút theo.

Môi trường công nghệ:

Công nghệ phát triển với tốc độ cao được ví như là con dao hai lưỡi đối với một doanh nghiệp. Một mặt nó giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội sử dụng công nghệ cao đẩy mạnh sản xuất, đem lại kết quả kinh doanh tốt làm tăng năng lực của các doanh nghiệp. Nhưng mặt khác thì những doanh nghiệp

có năng lực yếu kém sẽ khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ mới bởi vì chi phí chuyển đ i công nghệ mới là rất tốn kém.

Môi trường văn hóa xã hội:

Văn hóa - xã hội là một trong những yếu tố hình thành nên phong tục tập quán và những thông lệ trong đời sống hàng ngày, trong đó có thói quen tiêu dùng của người dân. Từ đây nhu cầu tiêu dùng được tạo lập, nó ảnh hưởng một phần tới các quyết định sản xuất của một doanh nghiệp, do đó mà ảnh hưởng tới việc mở rộng tín dụng của ngân hàng.

1.2.5.2. Nhân tố chủ quan

Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng bao gồm những nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp tới việc mở rộng tín dụng ngân hàng như: quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, kỳ hạn cho vay, lãi suất cho vay, mức phí… Một chính sách tín dụng phù hợp, linh hoạt đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng có thể thu hút nhiều đối tượng khách hàng đến vay vốn đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngược lại một chính sách tín dụng quá cứng nhắc, không hợp lý và không đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì ngân hàng sẽ không thể thực hiện được mục tiêu mở rộng tín dụng của mình.

Chính sách huy động vốn:

Ngân hàng chỉ có thể mở rộng tín dụng khi huy động được lượng vốn đủ lớn và đa dạng về thời hạn và quy mô. Khi quy mô huy động vốn của ngân hàng lớn thì ngân hàng càng có khả năng đáp ứng các nhu cầu kinh doanh của mình với chi phí hợp lý và ngân hàng có điều kiện cho vay ra với lãi suất cạnh tranh, trên cơ sở đó các DNNVV có nhiều khả năng tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng hơn. Do vậy, các ngân hàng cần phải có chính sách huy động vốn hợp lý để thu hút nhiều khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để tăng quy mô nguồn vốn hơn nữa.

Trình độ, năng lực của cán bộ ngân hàng:

Dưới con mắt của khách hàng thì cán bộ ngân hàng đóng vai trò như hình ảnh của ngân hàng. Đội ngũ cán bộ giỏi, nắm bắt được xu thế thị trường nhanh với sự biến đ i trong môi trường vi mô, v mô, dự đoán được rủi ro có thể xảy ra thì mới có thể giúp ngân hàng đó cạnh tranh với các ngân hàng khác để mở rộng cho vay các DNNVV.

Cơ sở hạ tầng, công nghệ ngân hàng:

Cơ sở hạ tầng vừa tạo hình ảnh cho ngân hàng vừa là cơ sở vật chất để ngân hàng có thể mở rộng tín dụng. Với việc mở nhiều chi nhánh, nhiều địa điểm giao dịch khác nhau có thể giúp cho ngân hàng tận dụng được tối đa lượng khách hàng tiềm năng của khu vực đó vì khách hàng quan tâm tới yếu tố thuận tiện.

Công nghệ của ngân hàng đòi hỏi phải luôn hiện đại nhanh chóng, độ chính xác cao để thực hiện giao dịch tài chính, đồng thời phải nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút nhiều khách hàng hơn.

Hoạt động marketing của ngân hàng:

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt đẩy mạnh marketing thông qua các hình thức như chính sách sản phẩm, giá… đang là xu hướng ph biến của các ngân hàng nhằm tạo ra sự khác biệt hóa. Đẩy mạnh marketing có tác dụng to lớn trong việc thu hút khách hàng, tăng uy tín, hình ảnh, vị thế của ngân hàng khiến cho việc mở rộng tín dụng cũng được dễ dàng hơn.

1.2.5.3. Các nhân tố từ phía khách hàng

- Năng lực t chức quản lý của DNNVV: thể hiện ở khả năng thích nghi của bộ máy quản lý của DNNVV trước những biến động của thị trường. Năng lực quản lý yếu kém sẽ dẫn tới lãng phí những nguồn lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, vốn bị thất thoát gây hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp và dẫn đến khả năng không trả được nợ cho ngân hàng.

- Vốn tự có của DNNVV: vốn tự có thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của DNNVV, khả năng thanh toán và chống đỡ rủi ro của doanh nghiệp. Nếu vốn tự có của doanh nghiệp quá thấp trong khi vốn vay NH lại quá lớn thì khả năng tự chủ về tài chính, khả năng thanh toán thấp, đồng thời nợ đến hạn ít có khả năng thanh toán.

- Mục đích sử dụng vốn vay của DNNVV: Để vay vốn của NH thì các DNNVV phải cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, tuy nhiên có những DN vẫn cố tình sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến thất thoát vốn và làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho NH.

Từ những nhân tố trên cho thấy, nhân tố thuộc về DNNVV rất khó kiểm soát và nó phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng NH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh thăng long, hà nội (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)