Kiến nghị với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh thăng long, hà nội (Trang 83 - 86)

2.2 .Phƣơng pháp thu thập thông tin

4.3. Một số kiến nghị

4.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước

- NHNN cần tiếp tục hoàn thiện, đ i mới nội dung các cơ chế tín dụng để ban hành đồng bộ theo hướng thông thoáng, linh hoạt, đơn giản nhưng phải thật hiệu quả những thủ tục, điều kiện quy trình cho vay tín dụng DNNVV, đưa ra cơ chế cho vay chuyên biệt của các DNNVV khác với các doanh nghiệp lớn, giảm thiểu thời gian thẩm định tín dụng hợp lý giúp các doanh nghiệp thực sự cần vốn không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh đồng thời ngân hàng cũng giảm thiểu

được chi phí khi tiến hành cấp tín dụng.

- Xây dựng bộ máy thanh tra của NHNN: thường xuyên đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các thanh tra viên, ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác kiểm tra cho nhanh chóng hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra cần được đ i mới để đơn giản hơn, bớt tốn kém nhân lực, chi phí và thời gian nhưng mà vẫn hiệu quả.

- Áp dụng các tiến bộ công nghệ ngân hàng, công nghệ thông tin để thực hiện hiện đại hóa ngân hàng. Tăng hiệu quả thông tin tín dụng từ đó tăng hiệu quả quản lý, giám sát của NHNN đối với hoạt động tín dụng của NHTM và nâng cao chất lượng tín dụng của chính NHTM. Hiện đại hóa cơ sở vật chất ngân hàng tạo điều kiện tốt nhất cho công tác nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng như: hiện đại hóa hệ thống thông tin, cần nâng cấp hệ thống máy tính, cài đặt các chương trình hiện đại phù hợp với trình độ của các cán bộ ngân hàng.

- Phát huy vai trò tích cực của thông tin tín dụng CIC trong công tác đánh giá chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp: đảm bảo thông tin tài chính tín dụng đầy đủ, kịp thời, chính xác, cập nhật với tình hình biến động thực tế của các DNNVV nhằm phục phục vụ hiệu quả các quyết định kinh doanh của các NHTM.

KẾT LUẬN

Không chỉ riêng Việt Nam mà đối với hầu hết các nước trên thế giới, các DNNVV thường gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh đặc biệt là sự khó khăn về tài chính. Do vậy, TDNH có một ý ngh a quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của DNNVV.

Trong những năm gần đây, sự phát triển của DNNVV đã chứng tỏ vai trò tích cực và hứa hẹn nhiều tiềm năng. DNNVV được dự báo đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, để cho các DNNVV có thể chứng tỏ được vai trò và tiềm năng phát triển của mình thì vấn đề được đặt ra trước mắt là phải giải quyết được bài toán về vốn cho DNNVV.

Trong thời gian thưc tập tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Thăng Long, tác giả nhận thấy rằng việc mở rộng tín dụng đối với còn nhiều hạn chế. Mặc dù Chi nhánh rất nỗ lực và kết quả mà chi nhánh đã đạt được trong thời gian qua về hoạt động tín dụng cho các DNNVV trên địa bàn Hà Nội tương đối khả quan. Tuy nhiên qua đánh giá hoạt động tín dụng cho các DNNVV chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp và chưa giải quyết triệt để được các vứng mắc, khó khăn về vốn cho các chủ thể này. Vì vậy, đề tài "Phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Thăng Long Hà Nội" được nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá những hạn chế trong việc phát triển hoạt động tín dụng đối với DNNVV, tìm ra nguyên nhân để trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh.

Mặc dù rất cố gắng nhưng do trình độ lý luận còn hạn chế, mặt khác thời gian và quy mô nghiên cứu còn hạn hẹp nên luận văn chưa thể giải quyết được mọi yêu cầu đặt ra trong thực tiễn, những đánh giá, nhận xét cũng như trình bày trong luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, của các bạn đọc quan tâm đến vấn đề này để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thị Thu Hà 2006 – Ngân hàng thương mại, NXB Thông Kê.

2. TS Nguyễn Hữu Tài chủ biên 2002 – Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ, NXB Thống Kê.

3. PSG.TS Lê Văn Tề - Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính.

4. Peter Rose (2004) – Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính. 5. Nguyễn Thị Minh Hiền 2004 – Giáo trình Marketing Ngân hàng –

Học viện ngân hàng, NXB Thống Kê.

6. Luật các t chức tín dụng của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 1997 . 7. Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của NHTMCP Á Châu – chi nhánh

Thăng Long 2013-2015.

8. Nguyễn Duệ, 2001. Quản trị ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê. 9. Ngô Hướng và Phan Đình Thế, 2002.Quản trị và kinh doanh Ngân

hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

10.Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các t chức tín dụng, 2010.Hà Nội: Nhà xuất bản quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh thăng long, hà nội (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)