Đánh giá tình hình mở rộng tín dụng tại Chi nhánh đối với DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh thăng long, hà nội (Trang 64 - 70)

2.2 .Phƣơng pháp thu thập thông tin

3.2. Hoạt động tín dụng đối với DNNVV của Ngân hàng TMCP Á Châu– Chi nhánh Thăng

3.2.3. Đánh giá tình hình mở rộng tín dụng tại Chi nhánh đối với DNNVV

3.2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động làm cho nền kinh tế Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Tuy nhiên với những biện pháp điều hành có tính chiến lược, năng động hiệu quả của Ban lãnh đạo Ngân hàng và sự nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nên chi nhánh Thăng Long đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với DNNVV nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của các DNNVV trong nền kinh tế thị trường, những năm qua, Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Thăng Long đã chú ý đến việc mở rộng quan hệ, đáp ứng nhu cầu vay vốn đối với nhóm doanh nghiệp này một cách kịp thời và đầy đủ.

Từ những phân tích trên có thể thấy những thành tích n i bật mà chi nhánh Thăng Long đã đạt được trong thời gian qua:

Thứ nhất, đi cùng với việc ngày càng mở rộng được vốn vay với

khách hàng DNNVV thì chất lượng của các khoản vay này cũng được chi nhánh hết sức quan tâm chú ý tới. Hoạt động kiểm soát tín dụng luôn được quan tâm, chất lượng tín dụng luôn được đề cao và duy trì thường xuyên ở mức độ an toàn.

Thứ hai, dư nợ cho vay và doanh số cho vay tăng đóng góp tích cực

không ngừng nâng cao trình độ, khả năng nhạy bén trước sự thay đ i của môi trường kinh doanh, tìm được ngày càng nhiều khách hàng phù hợp với ngân hàng đồng thời khuyến khích nhiều doanh nghiệp tìm đến nguồn vốn của ngân hàng.

Thứ ba, các cán bộ tín dụng của chi nhánh đã chủ động tìm kiếm

khách hàng có chất lượng tốt, có khả năng phát triển quan hệ tín dụng. Do vậy mà số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng của chi nhánh có xu hướng tăng lên. Đây chính là điều kiện tốt để chi nhánh có thể đa dạng hóa các đối tượng khách hàng vay vốn đồng thời phân tán rủi ro cho chi nhánh.

Thứ tƣ, thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV tăng lên,

chiếm một tỷ trọng tương đối trong t ng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của chi nhánh chứng tỏ định hướng phát triển đối với DNNVV là hoàn toàn đúng đắn.

Thứ nă , nợ quá hạn của chi nhánh duy trì ở tỷ lệ hợp lý trong khi

không có nợ xấu đã phản ánh được chất lượng và hiệu quả tín dụng của chi nhánh đối với DNNVV.

Thứ sáu, hoạt động tín dụng đã giúp chi nhánh mở rộng được thị phần

đồng thời làm gia tăng nguồn thu phí dịch vụ cho chi nhánh. Các khách hàng DNNVV đến vay vốn tại chi nhánh nhưng bên cạnh đó họ cũng là những đối tượng phát sinh nhiều nhu cầu khác về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như: tư vấn, trả lương qua tài khoản, thanh toán… Nhờ đó mà nguồn thu phí dịch vụ của chi nhánh không ngừng được mở rộng, giúp chi nhánh củng cố, tăng cường mối quan hệ khách hàng. Đồng thời để đáp ứng nhu cầu đa dạng đó chi nhánh phải tìm tòi, nghiên cứu để cho ra đời các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thích hợp và mang lại tiện ích nhất cho khách hàng khi đến giao dịch với chi nhánh, từ đó danh mục sản phẩm ngày càng được đa dạng hóa.

Bên cạnh những kết quả to lớn mà chi nhánh đã đạt được thì vẫn còn những khó khăn, hạn chế đang tồn tại trong hoạt động đầu tư tín dụng đối với DNNVV.

Thứ nhất, số lượng khách hàng là DNNVV có quan hệ tín dụng với

chi nhánh chưa nhiều, có tăng nhưng không đáng kể, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng trong khi số lượng các DNNVV trên địa bàn Hà Nội rất lớn. Hơn nữa, các doanh nghiệp hiện đều đang trong tình trạng thiếu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và khả năng tiếp cận nguồn vốn còn đang rất hạn chế.

Thứ hai, hoạt động tín dụng hiện nay còn quá chú trọng vào tài sản

đảm bảo. Tỷ trọng các khoản vay có tài sản đảm bảo của chi nhánh là rất lớn. Mặc dù tài sản đảm bảo là nguồn trả nợ thứ hai nhưng quá chú trọng vào tài sản đảm bảo sẽ làm cho chi nhánh mất đi cơ hội hợp tác với các khách hàng tiềm năng có phương án sản xuất kinh doanh tốt, hơn nữa không phải lúc nào tài sản đảm bảo cũng dễ dàng thanh lý, phát mại,… khiến ngân hàng tốn thêm các chi phí phát sinh và thời gian.

Thứ ba, tốc độ tăng dư nợ của chi nhánh không tương xứng với tốc độ

tăng của nguồn vốn. Trong đó, tỷ trọng dư nợ các DNNVV có xu hướng ngày càng giảm. Mà thay vào đó chủ yếu là cho vay cá nhân, ngoài ra tốc độ tăng doanh số cho vay DNNVV của chi nhánh tương đối thấp, điều này chứng tỏ công tác mở rộng tín dụng DNNVV của chi nhánh chưa thực sự tốt.

Thứ tƣ, phần lớn các DNNVV được cấp tín dụng ngắn hạn trong t ng

dư nợ cho vay đối với DNNVV trong khi nhu cầu vốn trung và dài hạn của các DNNVV là rất lớn từ đó ảnh hưởng tới việc đa dạng hoá sản phẩm tín dụng nhằm phân tán rủi ro.

Thứ nă , các sản phẩm tín dụng cho DNNVV chưa thực sự phát huy

hiệu quả.

3.2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế đó.

- Hệ thống chính sách, pháp luật cơ chế áp dụng cho DNNVV còn thiếu đồng bộ, nhiều khái niệm còn thiếu sâu sắc, thực tế, nhiều kẽ hở cho DNNVV thiếu ý thức kinh doanh kém hiệu quả, trì trệ trong vấn đề trả nợ. Từ đó tạo thái độ e ngại, ấn tượng xấu của ngân hàng mỗi khi xem xét cho vay đối với DNNVV và mở rộng quan hệ tín dụng với họ.

- Hệ thống tín hiệu của nền kinh tế còn thiếu chính xác, các chính sách tiền tệ mà NHNN đưa ra luôn có một độ trễ nhất định, chưa theo kịp với các biến động của thị trường.

- Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng chưa đầy đủ, hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động ngân hàng đã dần được hoàn thiện nhưng vẫn còn chậm vì mỗi một chính sách được đưa ra có một khoảng cách về thời gian ban hành và thực hiện là khá lâu và còn chưa đồng bộ, chưa theo kịp những biến động phức tạp của thị trường tài chính và ngân hàng.

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Khả năng phát triển nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng còn hạn chế, không chỉ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong đi vay mà các ngân hàng cũng gặp khó khăn trong cho vay.

- Chi nhánh thường tập trung cho vay các khách hàng truyền thống, chưa năng động trong việc tìm kiếm khách hàng mới. Điều đó cho thấy công tác tiếp thị, tiếp xúc khách hàng chưa được thực hiện tốt.

- Hầu hết các cán bộ tín dụng là các cán bộ trẻ, năng động nhưng chưa dày dặn kinh nghiệm trong việc cấp tín dụng và thu hồi nợ. Cán bộ tín dụng chưa quan tâm đến công tác tư vấn cho khách hàng là DNNVV mà chủ yếu là yêu cầu các DNNVV cung cấp các giấy tờ, thủ tục một cách máy móc.

- Chính sách khách hàng chưa rõ, chưa sát, thể hiện trong quy định về xếp loại khách hàng, quy định cho vay, lãi suất đều chưa có quy định cụ thể theo từng phân khúc khách hàng.

việc đảm bảo khoản vay được thanh toán nhưng nhiều khi nó là rào cản làm hạn chế cho vay ngân hàng: nhiều khách hàng có tài sản đảm bảo có giá trị nhỏ nhưng có thể có khả năng tài chính tốt nhưng vẫn bị loại ra khỏi danh sách vay vốn của ngân hàng…

- Công tác tìm hiểu thông tin, phòng ngừa rủi ro chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều khách hàng cố tình cung cấp thông tin sai lệch hoặc dung cùng một tài sản thế chấp để đi vay nhiều nơi. Do đó chất lượng tín dụng trong những năm qua còn nhiều hạn chế.

- Sản phẩm tín dụng cho DNNVV còn đơn điệu, hạn chế trong một số sản phẩm cho vay, dịch vụ truyền thống.

Nguyên nhân từ phía DNNVV

- Các doanh nghiệp chưa thực sự hợp tác với ngân hàng: quan hệ đi vay và cho vay phải dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau nhưng mà hiện nay các doanh nghiệp đi vay không muốn bộc bạch, giải trình và trao đ i hết với ngân hàng về dự án của mình, không muốn đưa các tài sản cho ngân hàng tạm giữ. Điều này đã gây khó khăn cho ngân hàng đặt niềm tin vào doanh nghiệp để cho vay.

- Không đủ tài sản thế chấp: các DNNVV đã thiếu vốn sản xuất kinh doanh đồng thời cùng không đủ tài sản đảm bảo để thế chấp. Có thể là do các doanh nghiệp nay không tự tin vào dự án đầu tư nên không muốn đưa các tài sản cho ngân hàng tạm nắm giữ hoặc có đưa thì là những tài sản lạc hậu, khó xử lý, tính thị trường không cao hoặc những tài sản là hàng hóa được hình thành từ tiền vay của ngân hàng đảm bảo để rủi ro ngân hàng chịu.

- Không có dự án khả thi do một mặt là khả năng lập dự án của các DNNVV còn hạn chế. Nội dung của phương án còn sơ sài, chưa đáp ứng được các yêu cầu lập kế hoạch, thiếu thuyết phục ngân hàng. Mặt khác là do trình độ quản trị kinh doanh của các DNNVV nên dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh kém dẫn đến nguồn trả nợ cho ngân hàng không đảm bảo.

- Tỷ lệ nợ so với vốn tự có quá cao là điểm chung của hầu hết các DNNVV. Ngoài ra do thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các s sách kế toán vẫn chưa được doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, s sách kế toán mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng chỉ mang tính hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ tín dụng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu được cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng luôn xem nặng tài sản thế chấp là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.

- Hoạt động của DNNVV ở Việt Nam thường không n định, theo thời vụ và sau một thời gian thì thay tên đ i chủ, phá sản… Điều này làm cho ngân hàng e ngại khi cho DNNVV vay vốn.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NHTMCP Á CHÂU –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh thăng long, hà nội (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)