CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.1. Các căn cứ để xây dựng giải pháp
4.1.2. Căn cứ định hƣớng đào tạo nguồn nhân lực của BIDV Đà Nẵng đến
2020
Với truyền thống của BIDV Đà Nẵng là một trong những đơn vị dẫn đầu về kinh doanh tiền tệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đội ngũ cán bộ luôn có ý thức học hỏi và nâng cao kỹ năng nghiệp vụ và có tâm huyết với nghề nghiệp. Nhờ đó, đã giúp cho BIDV Đà Nẵng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn trong toàn hệ thống BIDV trong những năm qua, BIDV Đà Nẵng đã đề ra những định hƣớng cho công tác đào tạo và phát triển NNL đến năm 2020 nhƣ sau:
- Đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ ứng dụng công nghệ mới cho tất cả cán bộ, nhân viên ngân hàng, trong tất cả các lĩnh vự hoạt động kinh doanh, dịch vụ sản phẩm mới với nội dung thiết thực, phổ cập, hiện đại.
- Thƣờng xuyên mở các lớp bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho thanh niên, nâng cao trình độ ngoại ngũ, tin học…
việc lâu dài tại BIDV Đà Nẵng.
- Hàng năm, thực hiện chƣơng trình nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt về lĩnh vực công nghệ tin học, quản trị doanh nghiệp.
- Tạo bƣớc chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dƣỡng trí thức bằng cách rà soát, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt trong đơn vị, gắn với quy hoạch cán bộ của từng phòng nghiệp vụ.
- Tiến hành quy hoạch cán bộ quản lý, chuyên môn, kỹ năng có trình độ cao đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 theo hƣớng tại mỗi phòng nghiệp vụ. Từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo theo lộ trình phù hợp quy hoạch phát triển, quản lý theo công nghệ mới.
- Ban hành cơ chế khuyến khích việc tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, quản trị doanh nghiệp của từng cá nhân ngoài giờ làm việc.
- Chủ động nắm bắt chƣơng trình đào tạo của toàn ngành thông qua Trung tâm Đào tạo của Hội sở chính để có phƣơng án phối hợp tổ chức các khóa đào tạo theo nhu cầu của chi nhánh cũng nhƣ tiếp tục phối hợp và tham gia các lớp đào tạo do Trung tâm đào tạo của Hội sở chính tổ chức hoặc đơn vị, tổ chức đào tạo có uy tín và kinh nghiệm giảng dạy và bồi dƣỡng kiến thức cho CBCNV chi nhánh.
- Các hình thức đào tạo và các phƣơng pháp đào tạo phù hợp sẽ đƣợc tiếp tục phát triển. Nâng cấp trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác đào tạo.
- Tạo điều kiện cho CBCNV chi nhánh, đặc biệt là các cán bộ nhân viên trẻ, các bộ giỏi tham gia các lớp đào tạo để phát triển họ thành những giảng viên có chất lƣợng, trở thành nòng cốt của Chi nhánh.
Xuất phát từ định hƣớng hoạt động kinh doanh của BIDV Đà Nẵng giai đoạn 2012 – 2015 và đánh giá nguồn nhân lực hiện có của đơn vị, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của BIDV Đà Nẵng đến năm 2020, BIDV Đà Nẵng sẽ xây dựng nguồn nhân lực có chất lƣợng theo 03 yêu cầu cơ bản sau:
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý có đủ khả năng, kỹ năng quản trị điều hành ngân hàng – tài chính hiện đại;
chuyên sâu theo từng nghiệp vụ/nhóm sản phẩm dịch vụ và có phong cách làm việc chuyên nghiệp;
- Hình thành đội ngũ cán bộ giỏi trên các lĩnh vực hoạt động cơ bản của BIDV, làm nòng cốt trong việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các hoạt động ngân hàng tiên tiến, hiện đại.
Các chỉ tiêu cụ thể đối với chất lƣợng nguồn nhân lực của BIDV Đà Nẵng đến năm 2020.
- Đối với cán bộ nghiệp vụ:
+ Không có cán bộ không đáp ứng đƣợc yêu cầu về tiêu chuẩn trình độ đào tạo đối với vị trí chức danh đảm nhiệm.
+ Tăng tỷ lệ nhân lực có trình độ trên đại học hằng năm tăng từ 1,2%-1,5% so với năm trƣớc, ổn định tỷ lệ nhân lực có trình độ đại học khoảng 85%, giảm tỷ lệ nhân lực chƣa qua đào tạo từ trung cấp trở lên xuống dƣới 10%.
+ Tối thiểu 20% tổng số nhân lực sử dụng thành thạo ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) trong hoạt động (nghiên cứu tài liệu bằng ngoại ngữ, giao tiếp và làm việc trực tiếp với đối tác nƣớc ngoài không qua phiên dịch).
+ 65% cán bộ có kỹ năng mềm (giao tiếp, đàm phán, làm việc nhóm…), và thƣờng xuyên đƣợc cập nhật kiến thức mới về hoạt động ngân hàng nói chung và về nghiệp vụ có liên quan đang làm.
+ 100% cán bộ chuyên môn nghiệp vụ có trình độ tiếp nhận và sử dụng các chƣơng trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Ngân hàng; trong đó tối thiểu phải biết sử dụng tin học văn phòng, khai thác thông tin qua internet và xử lý công việc bằng email.
+ 70% cán bộ làm nghiệp vụ quản lý rủi ro đƣợc cấp chứng chỉ nghiệp vụ quản lý rủi ro của BIDV (cấp cơ bản).
+ 60% cán bộ quan hệ khách hàng và giao dịch viên đƣợc đào tạo kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng.
- Đối với cán bộ lãnh đạo
+ Tăng tỷ lệ cán bộ trẻ trong các cấp lãnh đạo đƣơng chức và quy hoạch, nhằm giảm độ tuổi bình quân ở từng cấp từ 3-4 tuổi đối với lãnh đạo cấp phòng.
phòng có kỹ năng quản lý nhóm, quản lý công việc, kỹ năng quản trị sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, kỹ năng quản lý bán hàng, quản trị nguồn nhân lực.
+ 60% các lãnh đạo (giám đốc/phó giám đốc) và quy hoạch chức danh lãnh đạo đơn vị có kỹ năng quản trị điều hành và quản trị nguồn nhân lực.
+ Có 100% lãnh đạo chi nhánh đƣợc đào tạo kiến thức và kỹ năng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh phù hợp với yêu cầu của từng cấp lãnh đạo.
+ Bảo đảm tỷ lệ tối thiểu sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong từng cấp lãnh đạo nhƣ sau: 20% đối với Lãnh đạo chi nhánh; 20% đối với Lãnh đạo cấp phòng, 20% đối với cấp chuyên viên.
Dự báo nguồn nhân lực BIDV Đà Nẵng đến năm 2020 đƣợc thể hiện tại bảng 4.1 nhƣ sau:
Bảng 4.1: Dự báo nguồn nhân lực của BIDV Đà Nẵng đến năm 2020
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
- Lao động nghiệp vụ Ngƣời 138 148 168
- Lao động quản lý Ngƣời 41 45 51
Tống số lao động Ngƣời 179 193 219
(Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự)
Từ bảng dự báo trên cho thấy, để đảm bảo đƣợc các mục tiêu, chiến lƣợc phát triển, BIDV Đà Nẵng cần phải đẩy mạnh công tác phát triển nguồn lực từ bên trong và dựa trên cơ sở đào tạo là chủ yếu. BIDV Đà Nẵng cần chuẩn bị một đội ngũ lao động có đủ năng lực đảm nhận công việc trong tƣơng lai. Vì thế công tác đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp, gián tiếp cả về chuyên môn nghiệp lẫn ngoại ngữ, kiến thức tin học và kỹ năng xử lý công việc phải đƣợc chú trọng.