Nguyên nhân gian lận thƣơng mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam (Trang 33 - 34)

bán lẻ để xem nhãn mác ghi xuất xứ có thay đổi hay không.

- Kiểm tra tất cả các chứng từ vận tải để xác định điểm xuất phát và tuyến vận tải.

Với các phƣơng pháp xác định trị giá theo Hiệp định, ngƣời nhập khẩu đƣợc phép tự xác định giá tính thuế cho hàng hoá của mình, tự xác định số thuế phải nộp (gồm thuế nhập khẩu và thuế khác nhƣ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, chênh lệch giá…), thực hiện nộp thuế vào Ngân sách nhà nƣớc, sau đó khai báo với cơ quan Hải quan, khi làm thủ tục nhập khẩu cho hàng hoá, cán bộ hải quan chỉ kiểm tra trị giá khai báo có thống nhất với chứng từ kèm theo không, và kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ theo quy định. Sau đó, nếu không có vƣớng mắc, trị giá khai báo sẽ đƣợc chấp nhận. còn nếu cán bộ hải quan có nghi ngờ thì sẽ yêu cầu doanh nghiệp xuất trình thêm các bằng chứng chứng minh cho trị giá đã khai báo. Nhƣ vậy, khi áp dụng trị giá tính thuế theo Hiệp định, ngƣời nhập khẩu có quyền tự chủ rất cao đối với trị giá tính thuế. Nhƣng đây cũng là vấn đề nổi cộm mà các doanh nghiệp không trung thực có thể khai báo trị giá không chính xác.

1.2. Nguyên nhân gian lận thƣơng mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu. khẩu.

Cũng nhƣ mọi hành vi gian lận thƣơng mại qua giá hay hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về hải quan thì mỗi hành vi đều có một hay nhiều nguyên nhân. Trong lĩnh vực Luật Hải quan, nguyên nhân gian lận chủ yếu là nhằm thu lợi về tiền bạc nhƣ:

- Để tránh phải nộp những khoản thuế;

- Để nhập khẩu những mặt hàng hạn chế hoặc cấm nhập;

- Khai báo sai xuất xứ để lợi dụng hoặc tránh những chƣơng trình thƣơng mại đặc biệt;

- Để duy trì tính cạnh tranh;

- Để thâm nhập một thị trƣờng mới mà ở đó có sự cạnh tranh quyết liệt; - Để giảm các khoản thuế phải nộp trong nƣớc của pháp luật về hải quan nhằm mục đích: “trốn thuế đánh vào việc nhập khẩu hàng hoá; trốn tránh những quy định về hạn chế hay cấm đoán đối với hàng hoá nhập khẩu; thu nhận những khoản thoái chi bất hợp lý; thu nhận những lợi thế cạnh tranh không bình đẳng trong kinh doanh”.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)