Nhóm giải pháp về hoàn thiện biện pháp kiểm tra trị giá khai báo, tham vấn và xác định trị giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam (Trang 108 - 122)

III. Cục Hải quan TP.HCM(Cục+Ch

9603 viên thuốc gây

3.2.3. Nhóm giải pháp về hoàn thiện biện pháp kiểm tra trị giá khai báo, tham vấn và xác định trị giá.

báo, tham vấn và xác định trị giá.

3.2.3.1. Đối với nội dung kiểm tra trị giá khai báo.

Về lâu dài, việc kiểm tra trị giá khai báo, tham vấn phải đƣợc thực hiện trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro đối với mặt hàng, nhóm hàng nhập khẩu, mức độ chấp hành của doanh nghiệp trong khai báo trị giá, mức độ rủi ro của thị trƣờng xuất khẩu,…Xây dựng các trung tâm phân tích và xử lý dữ liệu tại các địa phƣơng có lƣu lƣợng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn nhƣ: Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh để phân tích và xử lý dữ liệu khi có lô hàng thực nhập, xu hƣớng này cũng phù hợp với quy mô triển khai khai báo điện tử đang đƣợc mở rộng và áp dụng tại Cục Hải quan địa phƣơng. Khi đó bộ phận

trị giá tại Cục hoặc cơ quan Tổng cục sẽ trực tiếp kiểm soát đƣợc việc khai báo, kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tại các Chi cục ngay khi hàng hoá khai báo nhập khẩu.

Xây dựng bộ tiêu chí để phân loại, đánh giá mức độ rủi ro và tổ chức tham vấn đối với các lô hàng nghi ngờ trị giá khai báo trên cơ sở tổng hợp các tiêu chí bao gồm:

- Tiêu chí về doanh nghiệp: Phân loại doanh nghiệp theo tiêu chí: mức độ chấp hành pháp luật; loại hình doanh nghiệp; ngành nghề kinh doanh; vốn kinh doanh;…cụ thể:

+ Theo tiêu chí về chấp hành pháp luật: Có thể phân chia doanh nghiệp thành 3 loại: Loại chấp hành pháp luật tốt (chƣa vi phạm pháp luật về hải quan); Loại thƣờng xuyên vi phạm, đã bị xử phạt nhiều lần; Loại ít vi phạm hoặc không vi phạm nghiêm trọng.

+ Loại tiêu chí về loại hình doanh nghiệp: Có thể phân chia doanh nghiệp thành các loại: Doanh nghiệp nhà nƣớc (các Tổng công ty, các Tập đoàn); doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn; doanh nghiệp cổ phần; doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

+Theo tiêu chí về ngành nghề kinh doanh, vốn kinh doanh: Có thể phân chia doanh nghiệp thành các loại: Doanh nghiệp có quy mô lớn (theo tiêu chí vốn, nhà xƣởng, đất đai…); Doanh nghiệp có quy mô nhỏ; doanh nghiệp có quy mô trung bình.

- Tiêu chí rủi ro của nhóm hàng, mặt hàng nhập khẩu: Theo nhóm tiêu chí này, có thể phân loại những nhóm hàng, mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn, trị giá lớn. thuế suất cao, có khả năng biến động đƣợc phân loại vào nhóm hàng rủi ro cao, các nhóm mặt hàng khác đƣợc phân loại thành vào nhóm hàng có độ rủi ro thấp.

- Tiêu chí về thị trƣờng xuất khẩu: Theo nhóm tiêu chí này, hàng hoá nhập khẩu đƣợc phân loại theo mức độ rủi ro của thị trƣờng xuất khẩu (ví dụ hàng hoá nhập khẩu từ thị trƣờng Trung Quốc, Đài Loan, khu vực ASEAN có độ rủi ro cao về gian lận thƣơng mại qua giá, ngƣợc lại hàng hoá đƣợc nhập khẩu từ thị trƣờng EU; Mỹ có độ rủi ro thấp hơn…)

- Tiêu chí về mức giá khai báo: Theo mức tiêu chí này có thể phân chia mức giá khai báo thành ba loại: Mức giá khai báo có độ tin cậy cao; Mức giá khai báo có độ tin cậy thấp; Mức giá khai báo nghi ngờ.

Để thực hiện giải pháp này, cần đầu tƣ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung đƣợc tích hợp từ các bộ tiêu chí về:

- Thông tin doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu: bao gồm các thông tin về loại hình doanh nghiệp, vốn kinh doanh, quy mô sản xuất, tình hình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp (hiện nay Cục kiểm tra sau thông quan đang thu thập, cập nhật và quản lý phần mềm này).

- Thông tin về thị trƣờng xuất khẩu, hành trình vận chuyển hàng hoá: Bao gồm các thông tin về hàng hoá trên thị trƣờng xuất khẩu; hành trình vận chuyển hàng hoá; thông tin về giá bán hàng hoá tại nƣớc xuất khẩu; nhãn hiệu hàng hoá; xuất xứ hàng hoá… (hiện nay chƣa có phần mềm này).

- Thông tin về hàng hoá hoá xuất khẩu, nhập khẩu: bao gồm các thông tin về trị giá khai báo, trị giá điều chỉnh và các thông tin khác liên quan đến trị giá do doanh nghiệp khai báo hoặc do cơ quan Hải quan thu thập đƣợc trong quá trình làm thủ tục hải quan (Chƣơng trình GTT22- Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu đang thu thập, cập nhật).

Áp dụng phƣơng pháp quản lý rủi ro khi kiểm tra trị giá khai báo theo đó việc kiểm tra trị giá đƣợc phân chia thành 02 đối tƣợng: Đối tƣợng mặt hàng thuộc danh mục quản lý rủi ro về giá và Đối tƣợng mặt hàng ngoài Danh mục mặt hàng quản lý rủi ro về giá.

Để ngăn chặn tình trạng gian lận thƣơng mại về giá trong khi chƣa xây dựng đƣợc hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, trƣớc mắt cần xây dựng phƣơng án kiểm tra trị giá nhƣ sau:

Khâu trong thông quan

a- Đối tượng kiểm tra, tham vấn: Việc kiểm tra trị giá ở khâu trong thông quan tập trung thực hiện đối với các nhóm hàng nhạy cảm, có độ rủi ro về gian lận trị giá, có khả năng ảnh hƣởng lớn đến số thu ngân sách hoặc tác động xấu đến qua trình sản xuất trong nƣớc. Do vậy, cần tập trung lực lƣợng để quản lý chặt chẽ những nhóm hàng này cụ thể: Chỉ kiểm tra trị giá tại khâu trong thông quan đối với hàng nhập khẩu thuộc luồng vàng, luồng đỏ (bao gồm hàng trong và ngoài danh mục quản lý rủi ro về giá ƣớc chiếm khoảng 52% tổng số tờ khai nhập khẩu) và chỉ tổ chức tham vấn đối với những lô hàng nghi ngờ về mức giá thuộc nhóm hàng trong danh mục quản lý rủi ro về giá do Tổng cục quy định theo từng thời kỳ hoặc một số mặt hàng đặc thù thƣờng xuyên nhập khẩu, có khả năng gian lận thƣơng mại cao do Cục trƣởng

quyết định (ƣớc chiếm khoảng 10% tổng số lô hàng phải kiểm tra trị giá tại khâu trong thông quan và ƣớc chiếm khoảng 5% tổng số tờ khai nhập khẩu).

b. Yêu cầu: Thực hiện kiểm tra trong thông quan theo từng lô hàng cụ thể (tờ khai).

c. Xử lý kết quả kiểm tra: Nếu không phát hiện sai phạm và không có nghi ngờ về hồ sơ, mức giá khai báo trong quá trình kiểm tra thì chấp nhận giá khai báo; Nếu phát hiện các sai phạm trong quá trình kiểm tra thì xử lý theo quy định và xác định lại giá tính thuế theo trình tự, nguyên tắc và các phƣơng pháp xác định giá; Nếu phát hiện nghi ngờ về hồ sơ, về mức giá thì xử lý nhƣ sau:

 Đối với những mặt hàng thuộc danh mục quản lý rủi ro về giá:

+ Nếu quá trình kiểm tra phát hiện sai phạm về thủ tục, hồ sơ hoặc sai phạm về mức giá (khai báo không đầy đủ, chính xác) thì xử lý hành vi sai phạm theo quy định đồng thời xác định lại giá tính thuế theo trình tự, nguyên tắc và các phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn.

+ Nếu quá trình kiểm tra có nghi vấn sai phạm về thủ tục, hồ sơ nhƣng nhƣng có mức giá khai báo cao hơn mức giá có trong danh mục dữ liệu do Tổng cục Hải quan hƣớng dẫn thì cơ quan Hải quan chấp nhận trị giá khai báo, đồng thời chuyển các nghi vấn sang Chi cục Kiểm tra sau thông quan (không tổ chức tham vấn).

+ Trƣờng hợp kiểm tra không có nghi vấn sai phạm về thủ tục, hồ sơ nhƣng có mức giá khai báo thấp hơn mức giá có trong danh mục dữ liệu do Tổng cục Hải quan hƣớng dẫn thì cơ quan Hải quan yêu cầu ngƣời khai Hải quan nộp khoản bảo đảm và thực hiện việc tham vấn theo quy định.

+ Trƣờng hợp kiểm tra có nghi vấn sai phạm về thủ tục, hồ sơ đồng thời có mức giá khai báo thấp hơn mức giá có trong danh mục dữ liệu do Tổng cục Hải quan hƣớng dẫn thì cơ quan Hải quan yêu cầu ngƣời khai Hải quan nộp khoản bảo đảm và thực hiện việc tham vấn theo quy định.

Việc kiểm tra, xác định mức giá khai báo thấp hơn hoặc cao hơn danh mục dữ liệu do Tổng cục Hải quan hƣớng dẫn đƣợc thực hiện theo trình tự ƣu tiên nhƣ sau:

 So sánh với mức giá mặt hàng cùng loại quy định tại danh mục dữ liệu quản lý rủi ro về giá, nếu mức giá khai báo thấp hơn thì đƣợc coi là nghi ngờ.

 So sánh với mức giá mặt hàng cùng loại đã đƣợc cơ quan Hải quan điều chỉnh trƣớc đó có trong cơ sở dữ liệu giá, nếu mức giá khai báo thấp hơn thì đƣợc coi là nghi ngờ và so sánh với các dữ liệu khai báo đã đƣợc cơ quan Hải quan chấp nhận có độ tin cậy cao, nếu mức giá khai báo thấp hơn thì đƣợc coi là nghi ngờ.

 Đối với mặt hàng ngoài Danh mục mặt hàng quản lý rủi ro về giá. Kết quả kiểm tra trị giá đƣợc xử lý nhƣ sau:

+ Nếu quá trình kiểm tra phát hiện sai phạm về thủ tục, hồ sơ hoặc sai phạm về mức giá (khai báo không đầy đủ, chính xác) thì xử lý hành vi sai phạm theo quy định đồng thời xác định lại giá tính thuế theo trình tự, nguyên tắc và các phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn.

+ Trƣờng hợp kiểm tra có nghi vấn sai phạm về hồ sơ hoặc nghi vấn về mức giá khai báo nhƣng không có đủ các nguồn thông tin dữ liệu thì cơ quan Hải quan chấp nhận trị giá khai báo, đồng thời chuyển các nghi vấn sang Chi cục Kiểm tra sau thông quan (không tổ chức tham vấn). Chỉ thực hiện tham vấn trong trƣờng hợp Cục trƣởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ tình hình thực tế, có đủ thông tin dữ liệu để xác định mặt hàng, nhóm hàng nhập khẩu có nghi ngờ về trị giá khai báo và khả năng bác bỏ trị giá khai báo sau tham vấn (không để tình trạng tham vấn thì nhiều nhƣng bác bỏ trị giá ít).

d. Tham vấn:

Là một khâu nghiệp vụ của kiểm tra trong thông quan nhằm thẩm định tính trung thực, chính xác của các thông tin do ngƣời nhập khẩu khai báo trong trƣờng hợp cơ quan Hải quan có nghi ngờ các thông tin khai báo trong quá trình kiểm tra trị giá. Tuy nhiên để tránh việc tham vấn tràn lan, không hiệu quả, không trọng tâm, trọng điểm, gây phiền hà cho doanh nghiệp, hoặc phát sinh tiêu cực, móc ngoặc giữa doanh nghiệp với công chức hải quan nên việc tham vấn chỉ thực hiện tham vấn đối với những mặt hàng trong danh mục quản lý rủi ro về giá có nghi ngờ về hồ sơ, nghi ngờ mức giá trong quá trình kiểm tra, hoặc một số mặt hàng ngoài danh mục do Cục trƣởng Cục Hải quan địa phƣơng quyết định căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị.

Quản lý chặt chẽ những nhóm hàng thuộc danh mục quản lý rủi ro theo đó: Cục trƣởng Cục Hải quan địa phƣơng phải căn cứ vào danh mục mặt hàng và mức giá kèm theo để tổ chức kiểm tra, tham vấn và bác bỏ mức giá khai báo đối với các trƣờng hợp mức giá khai báo thấp hơn mức giá có trong danh mục dữ liệu do Tổng cục Hải quan hƣớng dẫn. Tổng cục Hải quan tổ chức kiểm tra, theo dõi, chỉ đạo, điều hành, kịp thời chấn chỉnh những đơn vị không tổ chức tham vấn hoặc tổ chức tham vấn chiếu lệ, không bác bỏ đƣợc trị giá khai báo hoặc bác bỏ đƣợc trị giá khai báo nhƣng xác định trị giá thấp, không đúng quy định. Cơ chế quản lý nhóm hàng thuộc danh mục quản lý rủi ro đƣợc thực hiện nhƣ cơ chế quản lý giá xe ô tô dƣới 16 chỗ đã qua sử dụng hiện nay đang áp dụng.

Quy định thẩm quyền tham vấn tại cấp Cục và hƣớng dẫn khoản bảo đảm trong trƣờng hợp phải tham vấn để đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp.

e. Nhiệm vụ quản lý giá của các cấp tại khâu trong thông quan:

- Cấp Chi cục: Kiểm tra trị giá khai báo ban đầu, phân loại mức độ tin cậy của trị giá khai báo đối với luồng vàng, luồng đỏ để xử lý các khâu tiếp theo đồng thời tính toán khoản bảo đảm đối với lô hàng phải tham vấn thuộc diện nộp thuế ngay.

- Cấp Cục: Tổ chức tham vấn và xử lý kết quả tham vấn đối với các lô hàng thuộc luồng vàng, luồng đỏ do Chi cục chuyển lên.

- Cấp Tổng cục: Tập trung vào xây dựng, phân tích dữ liệu, hƣớng dẫn và kiểm tra các Cục Hải quan địa phƣơng thực hiện công tác quản lý giá.

Mô hình này khắc phục đƣợc tính trạng tham vấn tràn lan, không trọng tâm, trọng điểm dẫn đến tỷ lệ bác bỏ trị giá thấp nhƣng vẫn đáp ứng đƣợc yêu cầu của của công tác quản lý giá. Tuy nhiên theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, việc kiểm tra trong thông quan theo mô hình nêu trên đối với những mặt hàng thuộc luồng vàng, luồng đỏ chỉ chiểm 52% tổng số tờ khai nhập khẩu trong đó các lô hàng phải tham vấn chiếm khoảng 10% trên tổng số các lô hàng nhập khẩu. Nhƣ vậy, còn khoảng 48% các lô hàng nhập khẩu thuộc luồng xanh chƣa đƣợc kiểm tra trị giá trong khâu trong thông quan và còn khoảng 90% các lô hàng đã kiểm tra trị giá tại khâu trong thông quan nhƣng không tổ chức tham vấn (chƣa kiểm tra, đấu tranh với doanh nghiệp). Đây là một trong những rủi ro tiềm tàng trong công tác quản lý giá tính thuế, nhất là

trong điều kiện hệ thống pháp luật về hoá đơn, chứng từ, hạch toán sổ sách kế toán còn chƣa đồng bộ, việc kiểm soát thanh toán còn hạn chế, giao dịch tiền mặt vẫn còn phổ biến. Do vậy, cần phải xây dựng các giải pháp kiểm tra trị giá tại khâu sau thông quan để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý giá nhằm mục tiêu phải kiểm soát đƣợc trị giá khai báo của tất cả các lô hàng nhập khẩu, ngăn chặn các hiện tƣợng gian lận thƣơng mại qua giá nhƣng vẫn đảm bảo thực hiện đúng các cam kết của Hiệp định trị giá GATT/WTO.

Khâu sau thông quan:

Về nguyên tắc tất cả các hàng hoá chƣa đƣợc kiểm tra tại khâu trong thông quan sẽ đƣợc kiểm tra tại khâu sau thông quan. Tuy nhiên, để việc kiểm tra tại khâu sau thông quan đạt hiệu quả cao, không trùng lặp với khâu kiểm tra trong thông quan, cần phân loại, đánh giá mức độ rủi ro theo từng luồng hàng, đối tƣợng nhập khẩu, loại hình nhập khẩu để bố trí lực lƣợng và áp dụng phƣơng pháp kiểm tra sau thông quan thích hợp cụ thể:

a. Đối với lực lượng phúc tập tại Chi cục:

Đối tƣợng kiểm tra trị giá bao gồm: Toàn bộ các lô hàng nhập khẩu thuộc luồng xanh chƣa đƣợc kiểm tra chi tiết hồ sơ tại khâu trong thông quan.

Yêu cầu: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, chứng từ, trình tự, nguyên tắc, phƣơng pháp xác định trị giá, mức giá khai báo theo từng lô hàng cụ thể (theo tờ khai). Đáp ứng các yêu cầu của kiểm tra trị giá nhƣ tại khâu trong thông quan.

Một số nội dung cấn phải đƣợc chú ý khi kiểm tra:

- Đối với kiểm tra về hồ sơ, chứng từ do doanh nghiệp khai báo, xuất trình phải kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ, chứng từ do doanh nghiệp khai báo với cơ quan Hải quan; Kiểm tra nguyên tắc, trình tự các phƣơng pháp xác định trị giá do doanh nghiệp khai báo và kiểm tra các điều kiện áp dụng phƣơng pháp xác định trị giá do doanh nghiệp khai báo.

- Kiểm tra về mức giá do doanh nghiệp khai báo bao gồm: Kiểm tra trị giá khai báo trên cơ sở so sánh với những mặt hàng giống hệt tƣơng tự đã đƣợc chấp nhận trị giá khai báo hoặc đã đƣợc điều chỉnh trị giá trƣớc đó có trong hệ thống cơ sở dữ liệu.

Xử lý kết quả kiểm tra: Nếu không phát hiện sai phạm và không có nghi ngờ về hồ sơ, mức giá trong quá trình kiểm tra thì chấp nhận trị giá khai báo. Nếu phát hiện các sai phạm trong quá trình kiểm tra bao gồm cả sai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam (Trang 108 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)