Nhóm giải pháp về hoàn thiện biện pháp kiểm tra sau thông quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam (Trang 122 - 131)

III. Cục Hải quan TP.HCM(Cục+Ch

9603 viên thuốc gây

3.2.4. Nhóm giải pháp về hoàn thiện biện pháp kiểm tra sau thông quan.

thƣơng mại qua giá.

3.2.4. Nhóm giải pháp về hoàn thiện biện pháp kiểm tra sau thông quan. quan.

3.2.4.1. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản về kiểm tra sau thông quan.

Hoàn thành xây dựng Thông tƣ hƣớng dẫn về kiểm tra sau thông quan theo Luật Hải quan và Luật quản lý thuế và Hoàn chỉnh lại Quy trình Kiểm tra sau thông quan cho phù hợp với quy định của Luật quản lý thuế.

Kiến nghị ban hành, bổ sung một số văn bản để tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc của kiểm tra sau thông quan nhƣ: quan hệ phối hợp giữa ngân hàng; hƣớng dẫn phân định trƣờng hợp trốn thuế, gian lận thuế xử lý hành chính theo Luật Quản lý thuế và trƣờng hợp xử lý theo Điều 161 Bộ Luật hình sự…; Hƣớng dẫn kiểm tra xuất xứ hàng hoá; sửa đổi về kiểm tra trong thông quan nhƣ: việc ghi nhận các thông tin trên hồ sơ hải quan tại khâu đăng ký tờ khai và các khâu khác.

Riêng đối với hàng gia công và sản xuất - xuất khẩu, nghiên cứu để thay đổi một cách căn bản cách quản lý hiện nay: Tập trung trọng tâm vào quản lý định mức, tập trung nguồn lực chủ yếu cho kiểm tra trƣớc thông quan. Theo đó đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định sau:

- Thực hiện kiểm tra định mức hàng gia công, sản xuất - xuất khẩu ở khâu sản xuất. Mỗi khi doanh nghiệp chuẩn bị gia công, sản xuất một mặt hàng, một mã hàng mới thì thông báo cho cơ quan Hải quan. Cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra việc xác định định mức, giác mẫu sản phẩm (đối với hàng may mặc gia giầy), ghi nhận định mức. Khi làm thủ tục xuất khẩu và kiểm tra sau thông quan cơ quan Hải quan sẽ đối chiếu hàng xuất khẩu với định mức đã ghi nhận (qui định nhƣ vậy, những trƣờng hợp nào có đối chiếu, trƣờng hợp nào không có đối chiếu sẽ thực hiện trên cơ sở phân tích rủi ro).

- Thay đổi mẫu biểu thanh khoản theo hƣớng sử dụng các dữ liệu sẵn có trong sản xuất của doanh nghiệp để vừa thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa tránh việc doanh nghiệp “chế biến dữ liệu để thanh khoản”.

- Khi làm thủ tục nhập khẩu khâu thông quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu phải chú ý đến mã số, giá hàng hiện nay.

3.2.4.2. Xây dựng lực lượng kiểm tra sau thông quan theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu.

Đào tạo cán bộ nghiệp vụ cho công tác kiểm tra thông quan: Kiểm tra sau thông quan là một chuyên ngành hẹp đƣợc hình thành theo yêu cầu chống gian lận thƣơng mại của ngành Hải quan và trên cơ sở ứng dụng các kiến thức cơ bản của nhiều chuyên ngành khác. Quá tình thực hiện một cuộc kiểm tra sau thông quan là một quá trình vận dụng một cách sáng tạo nhuần nhuyễn và có hệ thống kiến thức kế toán, kiểm toán, thƣơng mại, luật pháp, điều tra… Vì vậy nếu không đƣợc đào tạo, không nắm vững các kiến thức chuyên ngành có liên quan thì nhân viên kiểm tra sau thông quan không thể hoàn thành nhiệm vụ. Quan điểm của Tổ chức Hải quan Thế giới về vấn đề này nhƣ sau:” Nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan phải do các kiểm toán viên, các cán bộ hải quan đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành thực hiện”.

Trong môi trƣờng hoạt động của Hải quan hiện đại vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh với các hiện tƣợng gian lận thƣơng mại nói chung và gian lận thƣơng mại qua giá nói riêng. Nhƣng với nguồn tài lực có hạn cơ quan Hải quan không thể tiến hành kiểm tra toàn bộ hàng hoá nhập khẩu mà phải chọn lọc ra những lô hàng có nghi vấn để kiểm tra. Mâu thuẫn cần giải quyết ở đây là phải tách đƣợc những lô hàng gian lận ra khỏi những lô hàng khai báo trung thực để đảm bảo tính công bằng.

Từ nay đến 2010 tập trung cao độ cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ kiểm tra sau thông quan, bao gồm đào tạo các kiến thức cơ bản cho toàn lực lƣợng, đào tạo chuyên sâu cho một bộ phận để làm nòng cốt trong hoạt động nghiệp vụ và đào tạo chuyên gia, giảng viên để đào tạo lại cho các cán bộ khác của đơn vị.

Nội dung đào tạo cơ bản gồm các kiến thức về kế toán, thƣơng mại, thanh toán, điều tra, thanh tra thuế, nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, tin học, ngoại ngữ. Đối tƣợng là 100% cán bộ kiểm tra sau thông quan.

Nội dung đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên gia gồm các kiến thức trên ở trình độ cao và các nghiệp vụ khác chƣa yêu cầu tất cả mọi cán bộ đều phải biết, nhƣ kiểm toán, giám định tài liệu, công nghệ thông tin.

Sản phẩm đầu ra là:

- Số lƣợt ngƣời đƣợc đào tạo phổ cập các kiến thức cần có của công chức làm nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan;

- Số lƣợt ngƣời đƣợc đào tạo chuyên sâu, nhất là kế toán, kiểm toán, chứng từ thƣơng mại, chứng từ thanh toán, giám định tài liệu;

- Kỹ năng kiểm tra sau thông quan tích lũy đƣợc trong từng công chức không ngừng đƣợc nâng cao.

Nâng cao năng lực thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin của công chức kiểm tra sau thông quan, làm cho thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin trở thành hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị, thói quen hàng ngày của mọi công chức; kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin tích lũy đƣợc trong từng công chức không ngừng đƣợc nâng cao.

3.2.4.3. Phân loại đối tượng quản lý.

Tập trung vào hai nhóm nhiệm vụ chính:

 Tập trung cho việc đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật doanh nghiệp; đánh giá, phân loại loại hình, mặt hàng xuất nhập khẩu có độ rủi ro cao.

Yêu cầu cụ thể:

- Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu: Sản phẩm đầu ra của nhiệm vụ này là một danh sách các doanh nghiệp đã đƣợc phân thành 3 loại: (1) Tuân thủ, (2) Chƣa tuân thủ, (3) Cần kiểm tra thêm để khẳng định thuộc loại nào.

- Đối với loại hình xuất khẩu, nhập khẩu: Sản phẩm đầu ra của nhiệm vụ này là danh sách loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã đƣợc phân thành 3 loại: (1) Đã kiểm soát đƣợc, rủi ro thấp; (2) Chƣa kiểm soát đƣợc, rủi ro cao; (3) Cần kiểm tra thêm để khẳng định thuộc loại nào.

- Đối với mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu: Sản phẩm đầu ra của nhiệm vụ này là một danh sách các mặt hàng đã đƣợc phân thành 3 loại: (1) Đã kiểm soát đƣợc, rủi ro thấp; (2) Chƣa kiểm soát đƣợc, rủi ro cao; (3) Cần kiểm tra thêm để khẳng định thuộc loại nào.

Ba yêu cầu cần đạt đối với sản phẩm trong nhóm nhiệm vụ này là: - Danh sách doanh nghiệp đã đƣợc phân loại chủ yếu nằm ở danh sách (1) và (2), danh sách (3) càng ngắn, càng tốt.

- Số doanh nghiệp, loại hình, mặt hàng xuất nhập khẩu đƣợc phân loại chiếm tỷ lệ càng cao, càng tốt.

- Kết quả phân loại đƣợc đƣa vào cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro càng nhanh, càng tốt.

 Tập trung xác định và kiểm tra đối với những doanh nghiệp, loại hình và mặt hàng trọng điểm (rủi ro cao), trong đó chú trọng kiểm tra về giá, định mức hàng gia công và sản xuất-xuất khẩu, mã số hàng hoá, xuất xứ ASEAN, các ƣu đãi về thuế. Sản phẩm đầu ra của nhóm nhiệm vụ này là số tiền truy thu đƣợc.

Yêu cầu đối với sản phẩm này là: Số thu cao; chính xác, chặt chẽ, hạn chế khiếu kiện; thực thu đƣợc vào ngân sách.

3.2.4.4. Xây dựng cẩm nang kiểm tra sau thông quan và xây dựng chương trình hợp tác với khu vực doanh nghiệp.

Xây dựng cẩm nang kiểm tra sau thông quan.

Một trong những mặt yếu nhất của lực lƣợng kiểm tra sau thông quan hiện nay là kỹ năng nghiệp vụ. Để sớm giúp cho đội ngũ cán bộ kiểm tra sau thông quan có khả năng đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ và đảm bảo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật và tác nghiệp nghiệp vụ. Trong 2008 nên xây dựng một cẩm nang về nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan và tiếp tục bổ sung trong các năm sau. Cẩm nang này đƣợc xây dựng dƣới hình thức hỏi đáp các vấn đề nghiệp vụ. Câu hỏi là những tình huống thực tế đã gặp hoặc có thể dự báo là nhất định sẽ gặp khi thực hiện kiểm tra. Trả lời là những giải pháp, biện pháp, cách thức đã áp dụng có kết quả trên thực tế. Tình huống có thể là tình huống ở Việt Nam hoặc tình huống mà Hải quan nƣớc khác đã gặp. Cẩm nang sẽ tập trung nhiều vào các kỹ năng kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán, kiểm tra hệ thống các tài khoản hạch toán.

Với doanh nghiệp:

Xây dựng các tiêu chí, cùng doanh nghiệp đàm phán, ký kết thỏa thuận hợp tác. Hệ thống tiêu chí chủ yếu bao gồm nguyên tắc hợp tác, cách thức hợp tác, các yêu cầu với doanh nghiệp (chủ yếu là minh bạch hóa với cơ quan Hải quan về hoạt động xuất nhập khẩu, cung cấp định kỳ cho cơ quan các số liệu về xuất nhập khẩu, về thuế), các thuận lợi doanh nghiệp đƣợc hƣởng (chƣa đƣa vào diện kiểm tra sau thông quan, khi phát hiện sai sót thì chủ yếu cho doanh nghiệp tự giải trình, khắc phục).

Đây cũng là một hình thức phân loại trƣớc để tập trung nguồn lực cho kiểm tra các đối tƣợng khác.

Từ thực tế là do không hiểu biết về mặt hàng, công nghệ sản xuất, năng lực sản xuất, giá thành sản phẩm, giá cả thị trƣờng (khu vực, thế giới, nội địa) nên Hải quan thƣờng không tự phát hiện đƣợc những vi phạm, gian lận (nhất là về mã số, xuất xứ hàng hóa), lúng túng, phân vân khi xem xét, kết luận vụ việc, đặc biệt là rất khó khăn trong giải quyết khiếu nại của doanh nghiệp. Vì vậy, cần có sự giúp đỡ từ phía các hiệp hội ngành hàng, các phòng thí nghiệm, tổ chức giám định. Thực tế vừa qua có một số vụ việc ngành hải quan đã thực hiện theo hƣớng này. Nội dung hợp tác gồm đào tạo, tham vấn, trƣng cầu giám định, khảo sát thực tế…

3.2.4.5. Xây dựng năng lực phát hiện chứng từ giả.

Nhƣ đã nêu ở phần thực trạng, một trong những yếu kém của cơ quan và công chức hải quan là không có khả năng nhận biết các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan mà doanh nghiệp nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan là thật hay giả, dù biết rất rõ nội dung có dấu hiệu giả, rõ ràng nhất là về giá. Vì vậy, cần trang bị cho lực lƣợng kiểm tra sau thông quan và công chức kiểm tra sau thông quan khả năng phát hiện ban đầu các chứng từ giả.

Nội dung giải pháp này gồm:

- Tổ chức đào tạo cho một số công chức kiểm tra sau thông quan các kiến thức về phát hiện chứng từ, tài liệu giả. Trang bị cho một số Chi cục một số loại thiết bị phát hiện chứng từ giả (kinh phí trang bị không lớn).

Cách thức áp dụng giải pháp này là cơ quan Hải quan tự phát hiện chứng từ giả và dùng kết quả đó để đấu tranh với doanh nghiệp. Khi đã phát hiện ra chứng từ giả thì việc đấu tranh với doanh nghiệp sẽ dễ hơn. Trƣờng hợp doanh nghiệp vẫn cố tình không thừa nhận mới phải đƣa đi giám định hình sự. Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhất để chống gian lận giá và xuất xứ.

3.2.4.6. Hoàn chỉnh phần mềm quản lý hàng gia công và sản xuất-xuất khẩu, xây dựng các phần mềm hỗ trợ kkiiểểmmttrraassaauutthhôônnggqquuaan. n

Một trong những yếu kém nổi bật hiện nay của hải quan là quản lý hàng gia công, sản xuất-xuất khẩu, mà khâu yếu nhất là thanh khoản nguyên liệu nhập khẩu. Trong nhiều nguyên nhân có nguyên nhân là chƣa có một công cụ quản lý phù hợp đặc điểm của loại hình này là chủng loại nguyên liệu rất đa dạng, phức tạp, qui mô của các hợp đồng rất lớn.

Đặc điểm của hoạt động kiểm tra sau thông quan là khối lƣợng công việc, hồ sơ của mỗi cuộc kiểm tra thƣờng lớn, làm thủ công vừa tốn nhân lực, vừa chậm và không chính xác. Vì vậy, cần có các phần mềm phục vụ cho các cuộc kiểm tra.

Nội dung giải pháp là:

- Nghiên cứu đề nghị hoàn chỉnh lại phần mềm quản lý hàng gia công và sản xuất-xuất khẩu, yêu cầu đƣa vào áp dụng đại trà.

- Xây dựng các phần mềm hỗ trợ kikiểểmm ttrraa ssaauu ththôôngng qquuaann.

3.2.4.7. Tổng hợp, chuẩn hóa lại mã số các mặt hàng thường nhập khẩu của từng loại doanh nghiệp để phục vụ kiểm tra sau thông quan.

Xuất phát từ thực tế là mỗi doanh nghiệp thƣờng sản xuất, nhập khẩu một số mặt hàng nhất định, có thể có thay đổi nhƣng tỷ lệ thay đổi là nhỏ so với tỷ lệ ổn định. Để việc kiểm tra, kết luận đƣợc nhanh chóng, chính xác, thống nhất cần tổng hợp, chuẩn hóa lại mã số các mặt hàng đó.

Nội dung giải pháp là tổng hợp, chuẩn hóa lại mã số của một số loại mặt hàng mà một số doanh nghiệp sản xuất thƣờng xuyên nhập khẩu (trƣớc mắt là các loại linh kiện trong các ngành sản xuất cơ khí, điện, điện tử, các loại nguyên liệu trong các ngành sợi, dệt, da giày) để làm chuẩn cho toàn lực lƣợng áp dụng khi kiểm tra sau thông quan.

3.2.4.8. Đẩy mạnh kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp, tăng cường hoạt động xác minh việc thanh toán của doanh nghiệp.

Khắc phục ngay yếu kém của cơ sở dữ liệu về giá GTT22, đặc biệt là việc nâng cao năng lực và hiệu quả tham vấn giá, chấn chỉnh việc cập nhật giá thông quan (nhất là giá sau tham vấn). Có chế tài xử lý nghiêm những công chức làm việc tắc trách trong tham vấn và cập nhật giá. Tập hợp dữ liệu về giá của các mặt hàng có khả năng gian lận cao, từ đó xác định các doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận đƣa vào diện kiểm tra. Trên cơ sở danh sách các doanh nghiệp ở trong diện kiểm tra, phân công, chỉ đạo cụ thể cho từng địa phƣơng tiến hành kiểm tra.Trong chỉ đạo kiểm tra, đặc biệt chú trọng chỉ đạo kiểm tra việc thanh toán của doanh nghiệp, phát hiện chứng từ giả và tăng cƣờng xác minh tại các ngân hàng.

3.2.4.9. Nghiên cứu về tổ chức bộ phận phúc tập hồ sơ.

Hiện nay, bộ phận phúc tập hồ sơ thuộc cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan cửa khẩu. Nhiệm vụ của bộ phận này là rà soát lại các công việc phải

làm trong thông quan xem đã làm đủ, làm đúng, làm chính xác chƣa. Thời gian vừa qua hoạt động phúc tập hồ sơ đã đi vào nề nếp, nhất là đảm bảo 100% hồ sơ hải quan đƣợc phúc tập lại sau khi hàng hóa đã đƣợc thông quan, đã phát hiện đƣợc một số sai sót dễ thấy, sắp xếp hồ sơ lƣu trữ hợp lý hơn, thuận tiện cho việc tra cứu, tìm kiếm. Tuy nhiên, bộ phận này chủ yếu mới làm đƣợc việc xem khâu thông quan đã làm đủ các công việc chƣa, còn yêu cầu xem khâu thông quan đã làm đúng, làm chính xác chƣa thì bộ phận phúc tập chƣa làm đƣợc.

Có 2 phƣơng án về tổ chức để bộ phận này đáp ứng đƣợc các yêu cầu trên:

 Phƣơng án 1: Bộ phận phúc tập vẫn trực thuộc Chi cục cửa khẩu nhƣ hiện nay. Nếu chọn phƣơng án này thì cần làm rõ hơn nhiệm vụ của phúc tập hồ sơ hải quan, không chỉ coi đây là khâu rà soát lại công việc đã làm, mà là khâu kiểm tra hồ sơ hải quanthay cho khâu đăng ký hồ sơ.

- Ƣu điểm: Hiện nay vẫn còn chế độ ân hạn nộp thuế, nợ chứng từ. Để bộ phận phúc tập thuộc Chi cục cửa khẩu thì quá trình theo dõi nợ thuế, nợ chứng từ sẽ đảm bảo liên tục hơn, và vì thế, có thể chặt chẽ hơn. Ít xáo trộn về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam (Trang 122 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)