Giải pháp về điều chỉnh môi trƣờng pháp lý theo hƣớng minh bạch công khai và phù hợp với luật chơi chung của Thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam (Trang 103 - 105)

III. Cục Hải quan TP.HCM(Cục+Ch

9603 viên thuốc gây

3.2.1. Giải pháp về điều chỉnh môi trƣờng pháp lý theo hƣớng minh bạch công khai và phù hợp với luật chơi chung của Thế giới.

bạch công khai và phù hợp với luật chơi chung của Thế giới.

Tại các quốc gia phát triển, các quy định pháp lý thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một hƣớng dẫn trong việc thực hiện các hoạt động Hải quan do có một sự linh hoạt nhất định trong việc thực hiện chúng. Tại các nền kinh tế tập trung hoá, pháp luật mang tính chất cứng nhắc hơn và việc ứng dụng chúng đƣợc sử dụng theo một cơ chế kiểm soát thực thi nhằm thể hiện quyền lực và khả năng kiểm soát. Việt Nam và Tổng cục Hải quan đang trong quá trình chuyến đổi từ sự “kiểm soát” cứng nhắc sang linh hoạt để “tạo thuận lợi”. Tuy nhiên trong quá trình thay đổi nhƣ vậy sẽ tiếp tục phải phụ thuộc rất nhiều vào việc có đƣợc một môi trƣờng pháp lý theo hƣớng minh bạch, công khai để vừa hỗ trợ, vừa làm công cụ để chống gian lận thƣơng mại qua giá.

Hiện tại mặc dù đã có một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật liên quan đến quản lý giá tính thuế. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể có thể thấy các quy định hiện hành còn thiếu tính đồng bộ, rõ ràng. Điều này phần nào đã tạo ra “môi trƣờng” thuận tiện cho gian lận thƣơng mại phát triển. Vì vậy việc nghiên cứu để xây dựng đƣợc một hệ thống các quy định chặt chẽ tạo thuận lợi cho thƣơng mại nhƣng không sơ hở là cần thiết.

Để làm đƣợc nhƣ vậy cần tiến hành ngay các hoạt động sau:

- Rà soát lại các văn bản pháp luật liên quan đến việc thành lập, sát nhập, giải thể và hoạt động của các doanh nghiệp nhất là điều kiện thành lập và giải thể doanh nghiệp.

- Các hoạt động thanh toán ngân hàng cần đƣợc kiểm soát chặt chẽ hơn nữa hạn chế tối đa các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt. Nghiêm cấm việc thanh toán bằng tiền mặt đối với các giao dịch liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, có chế tài xử phạt thích đáng và hiệu quả.

- Tăng cƣờng kiểm soát và quản lý các hoá đơn chứng từ thanh toán, chấn chỉnh lại công tác kế toán doanh nghiệp và thực hiện nghiêm chế độ kế toán đã ban hành. Giá cả hàng hoá ở thị trƣờng nhập khẩu truyền thống cần đƣợc công khai rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin để góp phần cho việc kiểm soát giá.

- Về phía Tổng cục Hải quan, tiến hành chuẩn hoá quy trình nghiệp vụ xác định trị giá tính thuế của mình, từ đó tập huấn cho cán bộ hải quan và cộng đồng các doanh nghiệp.

Hoàn thiện cơ chế kiểm tra xác định giá tính thuế, việc kiểm tra trị giá phải đƣợc bắt đầu từ khâu khai báo hải quan đến các khâu tính thuế và kết thúc ở kiểm tra sau thông quan. Nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra trị giá tính thuế ở khâu nhập khẩu, không để dồn công việc vào khâu kiểm tra sau thông quan.

Các quy định riêng biệt: Thực tế còn có một số lĩnh vực hàng hoá nhập khẩu, chẳng hạn nhƣ hàng hoá đã qua sử dụng, hàng hoá là phần mềm tin học..., hoặc trƣờng hợp ngƣời nhập khẩu là đại lý độc quyền, nhà phân phối độc quyền mà việc xác định trị giá tính thuế cho tới nay còn nhiều bất cập. Theo kinh nghiệm của các nƣớc đây là vấn đề khó vì “trị giá” bán để nhập khẩu của các hàng hoá này khá là “trừu tƣợng”, không tuân theo một chuẩn mực nào cả. Vì vậy, tới đây Tổng cục Hải quan cần thảo luận với các cơ quan chức năng để xây dựng một phƣơng án quản lý thích hợp cho từng giai đoạn. Nâng cấp hệ thống văn bản của Tổng cục Hải quan hƣớng dẫn về khai báo tờ khai trị giá; về thu thập, cập nhật, khai thác và xứ lý thông tin dữ liệu thành văn bản pháp quy để đảm bảo tính pháp lý khi triển khai thực hiện, phù hợp với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo đó sẽ trình Bộ ban hành cùng với thông tƣ các văn bản sau:

- Quyết định ban hành tờ khai trị giá và hƣớng dẫn sử dụng; - Quy chế thu thập, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu.

Bổ sung tại Thông tƣ hƣớng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính Phủ quy định về xác định trị giá Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Chƣơng trình kiểm tra trị giá bao gồm các nội dung: Kiểm tra trị giá; tham vấn và bác bỏ trị giá; nộp khoản bảo đảm để đảm bảo tính pháp lý khi triểm khai thực hiện.

Với mục tiêu khắc phục những tồn tại, những kẽ hở của hệ thống văn bản pháp quy về công tác kiểm tra trị giá khai báo, tham vấn, ngăn chặn các hiện tƣợng gian lận thƣơng mại qua giá nhƣ hiện nay. Tạo sự thống nhất, bình đẳng, minh bạch và rõ ràng khi triển khai thực hiện Hiệp định trị giá GATT, tránh xảy ra tranh chấp, khiếu nại giữa doanh nghiệp và cơ quan Hải quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)