Kinh nghiệm trong phòng ngừa và chống gian lận thƣơng mại qua giá ở một số nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam (Trang 36 - 38)

qua giá ở một số nƣớc.

Để chống lại tình trạng gian lận thƣơng mại qua giá, nhìn chung, các nƣớc đều có những quy định hết sức cụ thể, minh bạch và công khai trong các văn bản luật về xác định trị giá Hải quan.

Tuy nhiên việc xác định trị giá Hải quan không đúng với giá trị thực của hàng hoá không phải lúc nào cũng đƣợc coi là gian lận thƣơng mại qua giá. Nó đƣợc chia làm ba cấp độ khác nhau:

- Khai báo nhầm lẫn: tức là khi khai báo trị gía của hàng hoá nhập khẩu, ngƣời khai hải quan (ngƣời mua, ngƣời nhập khẩu hoặc đại lý hải quan) ghi nhầm con số, tính toán nhầm, dẫn đến kết quả cuối cùng không đúng với giá trị thực của hàng hoá.

Đối với trƣờng hợp khai báo nhầm lẫn, thông thƣờng cơ quan Hải quan các nƣớc cho phép doanh nghiệp đƣợc sửa chữa, bổ sung khai báo, bất kể đó là do Hải quan hay chính doanh nghiệp phát hiện ra. Đồng thời, ngƣời ta chỉ áp dụng phạt vi phạm hành chính cho những sai sót này.

Trên thực tế, có nhiều trƣờng hợp, do không hiểu biết về các quy định xác định trị giá hải quan nên doanh nghiệp xác định sai trị giá hải quan của hàng hoá nhập khẩu. Chẳng hạn nhƣ việc xác định trị giá của các khoản trợ giúp phân bổ cho hàng hoá nhập khẩu. Tiền bản quyền và phí giấy phép cũng là những khoản dễ dẫn đến xác định sai trị giá. Theo quy định của hải quan, có một số tiền bản quyền phải đƣợc tính vào trị giá hải quan, nhƣ tiền trả cho nhãn mác thƣơng mại, bản quyền trong các vật phẩm văn hoá, bí quyết sản xuất…Ngƣợc lại, cũng có những khoản tiền bản quyền không phải cộng vào trị giá, nhƣ tiền trả cho quyền tái sản xuất sản phẩm nhập khẩu trong nội địa nƣớc nhập khẩu.

Rõ ràng, đối với những yếu tố phức tạp, ảnh hƣởng đến trị giá của hàng hoá, doanh nghiệp có thể dễ dàng tính toán sai giá trị hải quan của hàng nhập khẩu một cách không cố ý.

Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, các nƣớc thƣờng quy định ngƣời khai hải quan có thể đề nghị đƣợc sửa đổi, bổ sung khai báo lần đầu và nộp bổ sung số thuế nếu trị giá sau khi đƣợc xác định lại cao hơn trị giá đã xác định khi nhập khẩu hàng hoá

- Gian lận trong khai báo trị giá:

Những hành vi đƣợc coi là gian lận trong khai báo trị giá là những hành vi che dấu các khoản chi phí cấu thành nên trị giá hải quan của hàng hoá nhập khẩu nhằm khai báo giảm, hay khai báo tăng giá trị của hàng hoá, từ đó thu đƣợc những lợi ích không chính đáng.

Khai báo giảm trị giá là làm cho trị giá hải quan trên tờ khai thấp hơn giá trị thực tế của hàng hoá nhằm làm giảm số thuế đánh vào hàng hoá, hoặc trong trƣờng hợp có quy định quản lý về hạn ngạch nhập khẩu, làm cho trị giá của hàng hoá thấp hơn mức trần quy định, từ đó hàng hoá sẽ không phải chịu những quy định bổ sung.

Ví dụ ở Nhật Bản có quy định nếu hàng hoá nhập khẩu có trị giá thấp hơn 50.000 yên thì không áp dụng thuế tòng giá (ad vaulorem duties) mà áp dụng thuế tuyệt đối.

Khai báo tăng trị giá là làm cho giá trị giá khai báo cao hơn trị giá thực tế của hàng hoá nhằm đƣợc hoàn thuế nhiều hơn, đƣợc trợ giá nhiều hơn, trốn thuế nội địa, đƣợc hƣởng thuế xuất thấp hơn, trốn thuế chống bán phá giá…

Đối với hành vi gian lận trong khai báo trị giá, hải quan các nƣớc phát triển thƣờng có xu hƣớng chuyển sự vụ sang bộ phận điều tra có tính chất hình sự.

Tuy nhiên, thay vì hình sự hoá các hành vi liên quan đến xác định trị giá hải quan, hầu hết các nƣớc đều có quan điểm hỗ trợ cho doanh nghiệp trong khâu xác định trị giá thông qua việc xây dựng một hệ thống pháp luật minh bạch, tiến hành các chƣơng trình đào tạo chuyên môn sâu cho cả cán bộ hải quan và doanh nghiệp (ngƣời nhập khẩu, các tổ chức khai thuê hải quan…), từ đó tránh tình trạng khai báo trị giá hải quan cho hàng nhập khẩu không chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)