Kinh nghiệm của New Zealand.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam (Trang 40 - 45)

Là một trong những nƣớc đầu tiên tham gia áp dụng xác định trị giá Hải quan theo Hiệp định Trị giá của WTO, New Zealand chuyển sang hệ thống trị giá mới từ năm 1982. Trƣớc đó, nƣớc này sử dụng giá bán buôn của hàng hoá tại thị trƣờng nƣớc xuất khẩu làm trị giá Hải quan.

Hoạt động chống gian lận thƣơng mại qua giá của New Zealand đƣợc tiến hành ở nhiều cấp độ.

Hệ thống văn bản pháp quy:

Luật Hải quan New Zealand bao gồm 309 điều khoản và 4 phụ lục. Trong đó, từ Điều 60 đến Điều 63 và Phụ lục 2 là các quy định về xác định trị giá hải quan cho hàng hoá nhập khẩu.

Để đảm bảo tính minh bạch của các văn bản pháp lý, mọi quy định về xác định trị giá Hải quan đều đƣợc xây dựng ở cấp độ văn bản luật và với mức độ chi tiết cao. Theo đó, doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng áp dụng trực tiếp các quy định vào hoạt động thực tế. Trong trƣờng hợp có vƣớng mắc, khó khăn khi xác định trị giá cho hàng nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ liên hệ trực tiếp với cơ quan Hải quan để nhận đƣợc hƣớng dẫn cụ thể.

Trƣờng hợp doanh nghiệp hoặc bất kỳ đối tƣợng nào muốn tìm hiểu về các quy định của Hải quan nói chung thì có thể liên hệ với bộ phận Tuyên truyền của Tổng cục Hải quan. Sau khi nhận đƣợc yêu cầu, bộ phận này sẽ có trách nhiệm cung cấp mọi thông tin đến cho ngƣời có yêu cầu.

Trƣờng hợp doanh nghiệp, ngƣời nhập khẩu (đại lý Hải quan) mong muốn đƣợc giúp đỡ xác định trị giá Hải quan cho hàng hoá sẽ nhập khẩu thì có thể liên hệ với bộ phận trị giá Hải quan, thuộc Hải quan Wellington. Dựa trên những tài liệu do doanh nghiệp gửi đến, bộ phận trị giá sẽ ra văn bản hƣớng dẫn cách thức xác định trị giá, hoặc thậm chí là xác định trị giá Hải quan cho những hàng hoá đƣợc yêu cầu.

Về phía nội bộ ngành Hải quan, Hải quan New Zealand có một hệ thống văn bản hƣớng dẫn cho cán bộ Hải quan (chủ yếu là bộ phận kiểm tra sau thông quan chịu trách nhiệm kiểm tra trị giá) về công tác xác định và kiểm tra xác định trị giá Hải quan.

Triển khai nghiệp vụ:

Các thủ tục xác định trị giá hải quan của New Zealand gắn liền với hệ thống khai điện tử nhập khẩu. Trong những điều kiện thông thƣờng, nếu không có vƣớng mắc làm cản trở việc chấp nhận đăng ký tờ khai nhƣ phân loại hàng hoá, chính sách mặt hàng hay một tiêu chí nào khác về nhà nhập khẩu... thì tờ khai sẽ đƣợc cơ quan Hải quan chấp nhận và có thể nói rằng việc xác định trị giá hải quan đã đƣợc hoàn tất. Nếu tờ khai hải quan không đƣợc chấp nhận trong quá trình xử lý điện tử, thông qua hệ thống điện tử, doanh nghiệp sẽ đƣợc thông báo để xuất trình các chứng từ giải trình để cơ quan Hải quan nghiên cứu thêm. Về nguyên tắc, Hải quan New Zealand kiểm tra trực tiếp tất cả các chứng từ giải trình của 7% đến 10% lƣợng tờ khai đƣợc nộp.

Sau giai đoạn này, cơ quan Hải quan xác định các tờ khai cần kiểm tra với tỷ lệ quyết định kiểm tra thực tế vào khoảng 2-3% lƣợng hàng hoá nhập khẩu. Theo kinh nghiệm của New Zealand, các tờ khai thƣờng phản ánh những thông tin trên hoá đơn. Nếu có nghi ngờ về trị giá hải quan cần đƣợc xác định, bộ phận làm thủ tục sẽ thông báo cho bộ phận kiểm tra sau để thực hiện điều tra sau khi hàng hoá đã đƣợc giải phóng. Sau khi điều tra, nếu trị giá hải quan khai báo không đƣợc chấp nhận, Cục trƣởng Hải quan vùng sẽ ra quyết định điều chỉnh trị giá hải quan. Nhà nhập khẩu nếu không đồng ý với quyết định của Cục trƣởng Hải quan vùng sẽ nộp đơn khiếu nại tới Hải quan vùng trong đó nêu rõ lý do phản đối và trị giá hải quan đƣợc nhà nhập khẩu xác định. Luật Hải quan New Zealand quy định thời hạn khiếu nại là 28 ngày sau khi cơ quan Hải quan ra quyết định. Đồng thời, các quyết định của cơ quan Hải quan phải đƣợc công bố bằng văn bản tới nhà nhập khẩu. Toà án quốc gia sẽ là cấp giải quyết tranh chấp cuối cùng.

Tại New Zealand, khoảng 95% lƣợng hàng hoá nhập khẩu đƣợc xác định trị giá hải quan theo phƣơng pháp trị giá giao dịch. Chính sách thuế quan của New Zealand đƣợc xây dựng chủ yếu nhằm vào mục đích bảo hộ hơn là mục đích thuế quan và điều này khiến cho Hải quan chú ý nhiều tới xác định

trị giá hải quan của những trƣờng hợp khai báo trị giá thấp và vi phạm các quy định bảo hộ thuế quan.

Khi không áp dụng đƣợc trị giá giao dịch và phải chuyển sang các phƣơng pháp xác định trị giá khác, thì áp dụng các phƣơng pháp khác thƣờng trở nên phức tạp. Về mặt lý thuyết, các phƣơng pháp xác định trị giá căn cứ trên hàng hoá tƣơng tự hay giống hệt đƣợc coi là đơn giản. Nhƣng trên thực tế, thì các phƣơng pháp này lại rất phức tạp và ít đƣợc áp dụng tại New Zealand. Các phƣơng pháp tính trị giá khấu trừ và trị giá tính toán là những phƣơng pháp mang tính lôgíc cao nhƣng cũng rất hạn chế sử dụng trong thực tế do liên quan đến tìm hiểu các khoản lợi nhuận. Thƣờng thì khó biết chính xác những khoản tiền này và cơ quan Hải quan chỉ có thể tham khảo những giao dịch bán hàng của các đối thủ cạnh tranh tới nƣớc nhập khẩu hàng hoá tƣơng tự hoặc giống hệt.

Khi giao dịch có sự tham gia của bên thứ ba, cơ quan Hải quan có xu hƣớng chấp nhận trị giá khai báo. Tại New Zealand, không có nhà nhập khẩu nào lại đề nghị chứng minh giá giao dịch không bị ảnh hƣởng khi áp dụng các “tiêu chí” quy định tại Điểm 2b trong Điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại. Nội dung này trong Hiệp định bắt buộc tham khảo tới hàng hoá tƣơng tự hoặc giống hệt hoặc sử dụng phƣơng pháp trị giá khấu trừ hoặc tính toán. Các nhà nhập khẩu New Zealand không coi quy định này là quy định khả thi và họ thƣờng đƣa ra những giải thích chứng minh giá mua hàng không bị ảnh hƣởng.

Một khó khăn khác trong xác định trị giá hải quan là xác định các khoản hoa hồng. Các nhà nhập khẩu thƣờng coi đại lý tham gia giao dịch đóng tại nƣớc ngoài là đại lý mua hàng. Dù đã kiểm tra rất kỹ những văn bản thoả thuận giữa đại lý mua hàng và nhà nhập khẩu, Hải quan New Zealand cho biết luôn gặp khó khăn khi xác định bản chất thực sự của đại lý. Hải quan New Zealand đã từng gặp trƣờng hợp mà ngƣời bán hàng cũng là chủ sở hữu của cơ sở đại lý mua hàng, hoặc đại lý tại nƣớc ngoài không tồn tại. Gian lận này chủ yếu liên quan đến những giao dịch mua xe ô tô cũ với mức độ lớn.

Đối với những chuyến hàng đã đƣợc giải phóng, mọi nghi ngờ sẽ đƣợc hệ thống quản lý rủi ro thông báo lại cho bộ phận kiểm tra sau thông quan ( viết tắt PCA).

Phạm vi thực hiện kiểm tra sau thông quan mà Hải quan tiến hành bao gồm toàn bộ hoạt động của nhà nhập khẩu. Khi gặp những trƣờng hợp cần kiểm tra nhƣ nghi ngờ về kết quả phân loại hàng hoá hoặc áp dụng chế độ ƣu đãi thuế quan, thì khi kiểm tra cơ quan Hải quan cũng chú ý tới trị giá hàng hoá. Hải quan New Zealand đã thiết lập cơ sở dữ liệu về hoạt động của các nhà nhập khẩu trong nhiều năm. Tuy nhiên, do hạn chế về nhân lực, nên hàng năm không phải bất cứ nhà nhập khẩu nào cũng trở thành đối tƣợng kiểm tra sau thông quan. Những thông tin quan trọng trong hoá đơn, kể cả giá bằng ngoại tệ và trị giá tính thuế, hay điều kiện bán hàng đều đƣợc hệ thống của Hải quan ghi lại. Nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan đã giúp kiểm tra trị giá tính thuế, nhất là khi Chính phủ có chính sách hỗ trợ hoạt động của nhà nhập khẩu luôn chấp hành pháp luật. Luật pháp của New Zealand đặt ra các cơ sở pháp lý hỗ trợ cho kiểm tra sau thông quan nhƣ hoá đơn của hàng hoá nhập khẩu phải đƣợc lƣu trữ trong thời hạn tối đa là 10 năm. Những chứng từ giải trình dù dƣới dạng giấy, băng, đĩa từ hay điện tử khi đƣợc xuất trình cho cơ quan Hải quan cũng phải đƣợc nhà nhập khẩu lƣu trữ cẩn thận. Hiện tại, Hải quan New Zealand đang có kế hoạch cải tiến hệ thống dữ liệu để nâng cao khả năng lƣu trữ dữ liệu phục vụ xác định trị giá hải quan.

---ﻬﻬﻬﻬﻬ---

Nói tóm lại, kinh nghiệm các thập kỷ gần đây cho thấy những nƣớc hội nhập thành công nhất vào nền kinh tế thế giới cũng là những nƣớc đạt đƣợc mức tăng trƣởng cao nhất. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Hội nhập giúp cho các nguồn nhân lực đƣợc phân bổ một cách hiệu quả, tăng cƣờng cạnh tranh tạo ra áp lực tăng năng suất lao động cũng nhƣ đem lại những cơ hội tiếp cận những công nghệ mới, các thiết kế và sản phẩm mới. Trong bối cảnh đó, lợi ích tiềm ẩn thu đƣợc từ việc tham gia vào thƣơng mại thế giới là vô cùng to lớn. Bên cạnh đó là những thách thức nhƣ tình trang gian lận thƣơng mại, gian lận thƣơng mại qua giá, gian lận thuế tràn lan. Hàng loạt hình thức gian lận thƣơng mại mới phát sinh rất khó phát hiện, kiểm soát. Các cơ quan quản lý của nhà nƣớc phải đƣơng đầu với những thay đổi trong môi trƣờng làm việc và luôn phải tìm mọi biện pháp để có thể hạn chế một cách tối đa tình trạng gian lận để chống thất thu cho Ngân sách nhà nƣớc, tạo một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các

doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc để thu hút đầu tƣ. Vì vậy, việc nghiên cứu sâu sát vấn đề lý luận cơ bản về chống gian lận thƣơng mại, gian lận thƣơng mại qua giá, các nội dung yêu cầu, mục tiêu của công tác chống gian lận thƣơng mại và các bài học kinh nghiệm của các nƣớc trong chống gian lận thƣơng mại trong hoạt động nhập khẩu sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nƣớc đặc biệt là cơ quan Hải quan có cái nhìn tổng quát và định hình những chính sách phù hợp để đƣa ra các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả tình hình gian lận thƣơng mại. Chƣơng 2 sau đây sẽ phân tích thực trạng chống gian lận thƣơng mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)