Nhóm giải pháp về mô hình tổ chức, đào tạo, luân chuyển cán bộ trị giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam (Trang 105 - 108)

III. Cục Hải quan TP.HCM(Cục+Ch

9603 viên thuốc gây

3.2.2. Nhóm giải pháp về mô hình tổ chức, đào tạo, luân chuyển cán bộ trị giá.

cán bộ trị giá.

3.2.2.1. Về hệ thống tổ chức.

Xây dựng mô hình cán bộ chuyên trách từ Tổng cục xuống các Chi cục chức năng, nhiêm vụ nhƣ sau:

 Cấp Tổng cục: Kiện toàn bộ phận trị giá thuộc Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu trên cơ sở tăng cƣờng lực lƣợng cán bộ giá (tối thiểu từ 30 ngƣời) đƣợc tổ chức thành nhóm nhƣ sau:

- Nhóm tổng hợp, phân tích thông tin (10 ngƣời) có nhiệm vụ: Tổng hợp, phân tích các thông tin về trị giá khai báo, trị giá điều chỉnh từ các Cục Hải quan địa phƣơng; Thu thập thông tin từ các nguồn nhƣ giá chào bán trên Internet, giá bán nội địa,…; Xây dựng cơ sở dữ liệu giá chuẩn đối với những nhóm mặt hàng nhạy cảm, có khả năng gian lận thƣơng mại cao.

- Nhóm kiểm tra, phân loại dữ liệu (10 ngƣời) có nhiệm vụ: Kiểm tra tình hình cập nhật, khai thác, quản lý và sử dụng dữ liệu tại Cục Hải quan địa phƣơng và kiểm tra tình hình quản lý, tham vấn và xác định trị giá tại Cục Hải quan địa phƣơng; Phân luồng dữ liệu để các Cục Hải quan địa phƣơng sử dụng trong kiểm tra trị giá khai báo, tham vấn và xác định giá cụ thể: Dữ liệu luồng xanh: Là các dữ liệu có độ tin cậy cao; Dữ liệu luồng vàng: Là các dữ liệu có độ tin cậy thấp; Chấn chỉnh công tác quản lý giá tại Cục Hải quan địa phƣơng.

- Nhóm tổng hợp (10 ngƣời): Xây dựng thể chế, văn bản hƣớng dẫn; Thực hiện đào tạo về trị giá chuyên sâu cho toàn ngành; Tổ chức kiểm tra thực tế công tác quản lý giá tại các Cục Hải quan địa phƣơng; Thực hiện truyền nhận dữ liệu hàng ngày; Giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền.

 Cấp Cục: Tổ chức bộ phận trị giá chuyên trách (phòng trị giá hoặc bộ phận trị giá riêng thuộc phòng nghiệp vụ) bao gồm từ 05 đến 30 cán bộ trị giá chuyên trách và thực hiện các nhiệm vụ sau: Hƣớng dẫn, điều hành công tác quản lý giá tại Chi cục trực thuộc trên cơ sở hệ thống văn bản về giá đã ban hành; Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh công tác quản lý giá tại các Chi cục trực thuộc; Thu thập, phân tích, tổng hợp và cập nhật các nguồn thông tin vào cơ sở dữ liệu giá theo đúng quy định; Thực hiện công tác tham vấn giá, xác định trị giá đối với các trƣờng hợp bác bỏ tham vấn; Tổ chức đào tạo cán bộ trị giá trong phạm vi đơn vị (bao gồm cả cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm); Thực hiện truyền/ nhận dữ liệu hàng ngày; Giải quyết khiếu nại về giá theo thẩm quyền

 Cấp Chi cục: Không có bộ phận giá riêng biệt nhƣng mỗi Chi cục phải có ít nhất từ 01 cán bộ giá chuyên trách trở lên và một số cán bộ kiêm nhiệm công tác giá trong dây truyền thủ tục hải quan và để kiểm tra thủ tục, hồ sơ, kiểm tra mức giá khai báo, phân loại độ tin cậy của trị giá khai báo để xử lý các bƣớc tiếp theo trong quy trình.

Mô hình tổ chức và yêu cầu đối với từng công chức được trình bày chi tiết tại Phụ lục 4 kèm theo trang147.

3.2.2.2. Về việc luân chuyển cán bộ trị giá.

Việc luân chuyển cán bộ trị giá trong toàn ngành phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Chỉ luân chuyển vị trí làm việc, không luân chuyển công việc chuyên môn. Việc luân chuyển phải đảm bảo tính kế thừa, không làm gián đoạn hoặc ảnh hƣởng đến công việc chuyên môn. Cán bộ đang làm công giá không đƣợc luân chuyển trong thời gian từ 3 đến 5 năm. Cán bộ giá sẽ đƣợc luân chuyển sang bộ phận nghiệp vụ khác trong quy trình nghiệp vụ hải quan và thời gian trở lại làm công tác giá là 1 năm.

Tiến hành rà soát để luân chuyển các cán bộ làm trị giá có biểu hiện tiêu cực, thông đồng với doanh nghiệp để làm sai chế độ chính sách.

3.2.2.3. Về đào tạo.

Tuyển chọn các cán bộ làm công tác giá theo tiêu chuẩn định trƣớc (tham khảo phụ lục 4 kèm theo trang 147), tiến hành đào tạo bồi dƣỡng theo chƣơng trình do Tổng cục Hải quan quy định, hình thành đội ngũ chuyên gia trị giá theo ngành hàng. Nội dung đào tạo cần gắn với những vấn đề thực tế, giúp giải quyết những vƣớng mắc thực tế, tránh lý thuyết suông. Trong thời gian tới chú trọng đào tạo chuyên sâu về các nội dung sau:

- Chuyên đề về các hình thức gian lận thƣơng mại phổ biến qua giá trong giai đoạn hiện nay, dấu hiệu nhận biết các hình thức này.

- Chuyên đề về kiểm tra trị giá khai báo của doanh nghiệp và các biện pháp phát hiện gian lận trị giá (bao gồm : Kiểm tra hồ sơ, tài liệu khai báo và kiểm tra trị giá khai báo).

- Chuyên đề về tham vấn (bao gồm: Chuẩn bị tham vấn; cách thức tham vấn; nội dung tham vấn; hình thức tham vấn; biên bản tham vấn; kết luận sau tham vấn).

- Chuyên đề về các phƣơng pháp xác định trị giá sau tham vấn (bao gồm: trình tự áp dụng các phƣơng pháp; nguồn thông tin sử dụng để xác định lại giá, cách thức xác định lại giá) và chuyên đề về hệ thống thông tin dữ liệu (bao gồm: Thu thập, cập nhật, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin dữ liệu giá tính thuế).

* Mục tiêu:

Xây dựng hệ thống tổ chức cán bộ làm công tác giá trong toàn ngành thống nhất, đƣợc đào tạo và luân chuyển hợp lý, đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên nghiệp về công tác kiểm tra trị giá, tham vấn và xác định giá để tăng cƣờng đƣợc công tác kiểm tra, kiểm soát gian lận thƣơng mại qua giá.

3.2.2.4. Giải pháp về phân cấp lại công tác quản lý giá tính thuế.

Cấp Tổng cục thực hiện các nhiệm vụ sau: Xây dựng thể chế văn bản và hƣớng dẫn thực hiện; Tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh công tác quản lý giá trong toàn Ngành; Thu thập, cập nhật, phân tích và xử lý thông tin trong cơ sở dữ liệu giá; Tổng hợp, xây dựng danh mục dữ liệu quản lý rủi ro và mức giá kèm theo; Phối hợp với Trung tâm đào tạo, Vụ Tổ chức cán bộ để tổ chức đào tạo cán bộ trị giá trong toàn ngành và Giải quyết khiếu nại, tố cáo về giá theo thẩm quyền

Cấp Cục thực hiện các nhiệm vụ sau: Hƣớng dẫn, điều hành công tác quản lý giá tại các Chi cục trực thuộc trên cơ sở hệ thống văn bản về giá đã ban hành; Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh công tác quản lý giá tại các Chi cục trực thuộc; Thu thập, phân tích, tổng hợp và cập nhật các nguồn thông tin vào cơ sở dữ liệu giá theo đúng quy định; Thực hiện công tác tham vấn giá; Xây dựng danh mục dữ liệu quản lý rủi ro và mức giá kèm theo; Tổ chức đào tạo cán bộ trị giá trong phạm vi đơn vị (bao gồm cả cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm) và giải quyết khiếu nại, tố cáo về giá theo thẩm quyền.

Cấp Chi cục thực hiện các nhiệm vụ sau: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, nguyên tắc và các điều kiện áp dụng phƣơng pháp xác định trị giá do doanh nghiệp khai báo; Kiểm tra mức giá khai báo, phân loại tính trung thực của mức giá khai báo; Cập nhật các dữ liệu do doanh nghiệp khai báo hoặc do Chi cục tự thu thập; Xác định khoản bảo đảm, hình thức bảo đảm, mức bảo đảm đối và xử lý khoản bảo đảm đối với các trƣờng hợp trì hoãn xác định trị giá và giải quyết khiếu nại, tố cáo về giá theo thẩm quyền.

* Mục tiêu:

Phân cấp lại công tác quản lý giá tính thuế để khắc phục tình trạng quá tải về khối lƣợng công việc, không có cán bộ giá chuyên trách để thực hiện tốt công tác kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tại cấp Chi cục. Nâng cao hiệu quả công tác tham vấn giá do cấp Cục có lực lƣợng giá chuyên trách và không bị áp lực về thời gian thông quan hàng hoá. Việc phân cấp này với mục tiêu phù hợp với mô hình tập trung, hiện đại hoá của Ngành theo đó các tác nghiệp đƣợc thực hiện tập trung tại cấp Cục, Chi cục.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)