Kiểm tra sau thông quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam (Trang 72 - 81)

III. Cục Hải quan TP.HCM(Cục+Ch

2.3.2. Kiểm tra sau thông quan.

Điều 32 của Luật Hải quan quy định nội dung của Kiểm tra sau thông quan là việc hải quan kiểm tra tính chính xác, trung thực của các chứng từ về hàng hoá đã đƣợc thông quan; thẩm định việc tuân thủ pháp luật của ngƣời khai Hải quan.

Các quy định trên đƣợc chi tiết tại các Điều từ 64 đến 71của Luật Hải quan, Nghị định số 154/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính Phủ, với các nội dung tóm tắt nhƣ sau:

- Các trƣờng hợp kiểm tra sau thông quan gồm kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và kiểm tra theo kế hoạch.

- Nội dung kiểm tra gồm kiểm tra hồ sơ hải quan, chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hoá khi cần thiết và còn có điều kiện để kiểm tra.

- Cách thức kiểm tra gồm kiểm tra sổ sách, chứng từ; yêu cầu giải trình; xác minh; việc tự kiểm tra của doanh nghiệp.

- Xử lý kết quả kiểm tra gồm cập nhật kết quả kiểm tra vào cơ sở dữ liệu làm cơ sở đánh giá rủi ro, quyết định truy thu, truy hoàn, xử lý vi phạm.

- Các điều khác quy định về thẩm quyền quyết định kiểm tra, thời hạn kiểm tra, quyền và nghĩa vụ ngƣời kiểm tra, quyển và nghĩa vụ đơn vị đƣợc kiểm tra.

Tại Luật Quản lý thuế, hoạt động kiểm tra sau thông quan đƣợc quy định tại các chƣơng X (kiểm tra, thanh tra thuế), XI (cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế), XII (xử lý vi phạm pháp luật về thuế) với các nội dung: quản lý thông tin về ngƣời nộp thuế, ấn định thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

Quy trình kiểm tra sau thông quan:

Quy trình kiểm tra sau thông quan hiện hành đƣợc quy định tại QĐ 621/2006/QĐ-TCHQ năm 2006 của Tổng cục hải quan. Đối chiếu với quy định tại Luật Quản lý thuế thì về căn bản, quy trình 621/2006/QĐ-TCHQ đã quy định theo hƣớng đó. Cụ thể quy trình gồm các bƣớc:

- Thu thập thông tin từ các cơ sở dữ liệu và các nguồn thông tin khác; - Tổng hợp phân tích thông tin, lựa chọn đối tƣợng kiểm tra (qua dấu hiệu hoặc theo kế hoạch);

- Yêu cầu đối tƣợng và đơn vị hải quan làm thủ tục thông quan giải trình về những vấn đề chƣa rõ, nghi vấn (chủ yếu là nghi vấn nộp thiếu thuế);

- Nếu đối tƣợng giải trình rõ đƣợc các nghi vấn thì kết thúc kiểm tra, lƣu hồ sơ, nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu phục vụ cho quá trình quản lý tiếp theo (cả cho khâu thông quan, chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan);

- Nếu giải trình vẫn không rõ thì thực hiện xác minh. Nếu kết quả xác minh đã làm rõ đƣợc các nghi vấn thì kết thúc kiểm tra, lƣu hồ sơ, nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu phục vụ cho quá trình quản lý tiếp theo (cả cho khâu thông quan, chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan);

- Nếu kết quả giải trình, xác minh không làm rõ đƣợc các khoản thuế còn thiếu thì ra quyết định truy thu. Nếu doanh nghiệp chấp hành nộp thuế thì kết thúc việc kiểm tra, lƣu hồ sơ, nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu; nếu doanh nghiệp không chấp hành quyết định truy thu thì quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.

Theo quy trình hiện hành thì mọi cuộc kiểm tra sau thông quan đều bắt đầu từ kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan, đều dựa trên cơ sở phân tích thông tin. Chỉ khi kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan không khẳng định đƣợc kết luận thì mới tiến hành kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.

2.3.2.1.Thực trạng về hoạt động kiểm tra sau thông quan.

 Về khối lƣợng công việc: Hiện tại đã rất lớn và đang có xu hƣớng tăng mạnh hàng năm. Theo thống kê tại thời điểm cuối 2006, có khoảng hơn 28.400 doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, khoảng 2,5 triệu lô hàng xuất nhập khẩu, trong đó, khoảng 76% hàng hoá thuộc luồng đỏ, luồng vàng và 48% hồ sơ hải quan thuộc luồng xanh (theo Báo cáo quản lý rủi ro ngày 6/3/2007 của Tổng cục Hải quan) chỉ mới đƣợc kiểm tra qua hệ thống quản lý rủi ro.

Sáu tháng đầu năm 2007, tỷ lệ phân luồng khi làm thủ tục thông quan nhƣ sau: trong tổng số gần 1 triệu bộ hồ sơ hải quan thì luồng đỏ là hơn 22%, luồng vàng là hơn 29%, luồng xanh là 48% (Báo cáo công tác chống buôn lậu 6 tháng đầu năm 2007). Tức là có 78% hàng hóa, 48% hồ sơ hải quan chỉ mới đƣợc kiểm tra qua hệ thống quản lý rủi ro.

Giả định rằng đối với hồ sơ hải quan của số hàng hóa đƣợc phân vào luồng vàng, luồng đỏ đã đƣợc kiểm tra đầy đủ, không có sai sót thì ít nhất

cũng có 48% hồ sơ hải quan (khoảng hơn 1 triệu bộ cả năm 2006, nửa triệu bộ trong 6 tháng đầu năm 2007), cần đƣợc kiểm tra sau khi thông quan để đảm bảo hải quan đã kiểm soát đƣợc tình hình. Nhƣng trên thực tế do sức ép phải thông quan nhanh hàng hoá, số hồ sơ đã đƣợc kiểm tra khi thông quan cũng chƣa đƣợc kiểm tra đầy đủ, chi tiết nên vẫn cần thiết phải đƣợc kiểm tra sau thông quan một tỉ lệ nhất định.

Kiểm tra hồ sơ hải quan mới chỉ là một khâu (có thể nói là đơn giản, khâu nhỏ) trong cả một chuỗi công việc của kiểm tra sau thông quan (thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, phân tích thông tin, xác minh, kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán, đấu tranh với doanh nghiệp...)..Toàn bộ hoạt động kiểm tra sau thông quan là một khối lƣợng công việc rất lớn.

Về hoạt động phúc tập hồ sơ hải quan: Hiện tại đã thực hiện với 100% hồ sơ

Đây là khâu rất quan trọng khi áp dụng quản lý rủi ro (vì mới chỉ 1 phần nhỏ hồ sơ hải quan, hàng hóa đƣợc kiểm tra khi thông quan) và là bƣớc mở đầu của kiểm tra sau thông quan.

Mục đích phúc tập là để kiểm tra lại các công việc đã làm trong qui trình thông quan xem có thiếu sót, sai sót không để kịp thời yêu cầu khắc phục; Phát hiện những sai sót vi phạm dễ thấy; phát hiện sự thất lạc hoặc chậm trễ hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu; bổ sung thông tin vào cơ sở dữ liệu; Sắp xếp lƣu trữ hồ sơ hải quan một cách khoa học, dễ tra cứu.

* Ưu điểm:

Việc thực hiện phúc tập hồ sơ hải quan đã tƣơng đối có nề nếp, 100% hồ sơ đã đƣợc phúc tập sau khi hàng hóa đã đƣợc thông quan. Chất lƣợng phúc tập đã đƣợc nâng cao hơn trƣớc. Những yêu cầu tối thiểu đối với kiểm tra hồ sơ (nhƣ đủ hồ sơ, hồ sơ hợp lệ về hình thức) đã đáp ứng đƣợc. Những sai xót dễ thấy đã đƣợc phát hiện, đã truy thu đƣợc thuế qua phúc tập, cụ thể năm 2006 phát hiện và quyết định truy thu hơn 28 tỷ, 6 tháng đầu năm 2007 phát hiện và quyết định truy thu hơn 16,3 tỷ.

*Nhược điểm:

Vẫn còn tình trạng coi phúc tập là việc làm có tính thủ tục, hình thức hơn là coi đây là khâu rất quan trọng của nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ hải quan thay cho kiểm tra trong thông quan. Chất lƣợng phúc tập hồ sơ hải quan chƣa đáp ứng yêu cầu của tình hình, nhất là khả năng phát hiện các chứng từ bất

hợp pháp và gian lận trong khai báo giá, một tình trạng, theo nhận định, là khá phổ biến hiện nay.

Về kiểm tra hồ sơ hải quan:

Kiểm tra hồ sơ hải quan hiện nay đƣợc thực hiện ở 4 giai đoạn:

- Giai đoạn làm thủ tục thông quan: Hiện kiểm tra 52% tổng số hồ sơ đƣợc kiểm tra ở khâu Đăng ký hồ sơ;

-100% đƣợc kiểm tra ở khâu Phúc tập hồ sơ sau khi hàng hóa đƣợc thông quan;

- Một tỷ lệ chƣa lớn (chƣa thống kê cụ thể đƣợc, do kiểm tra sau thông quan theo từng doanh nghiệp, từng loại hình, không kiểm tra theo từng hồ sơ) đƣợc kiểm tra ở khâu Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan;

- Một tỷ lệ nhỏ đƣợc kiểm tra ở khâu Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.

Nhƣ vậy, 100% hồ sơ đƣợc kiểm tra ít nhất 1 lần, 52% đƣợc kiểm tra 2 lần, một số đƣợc kiểm tra 3-4 lần. Tuy nhiên, mới chỉ 1 số ít hồ sơ đƣợc kiểm tra sâu, kiểm tra kỹ (số đƣợc kiểm tra sau thông quan).

Về kiểm tra giá:

Tình trạng gian lận về giá rất trầm trọng, rất phổ biến. Tuy nhiên, kiểm tra giá trong thông quan đạt hiệu quả rất thấp. Số vụ tham vấn khá nhiều, nhƣng thành công rất ít. Kiểm tra sau thông quan đối với giá cũng đạt hiệu quả thấp so với tình trạng gian lận. Toàn hệ thống đã tiến hành 643 vụ kiểm tra sau thông quan về giá, quyết định truy thu 108,7 tỷ, đã thu 78,5 tỷ.

Tuy nhiên số tiền truy thu trên chủ yếu là do phát hiện, điều chỉnh lại cách tính toán tiền thuế (mối quan hệ giữa lƣợng hàng và trị giá). Trong 78,5 tỷ đã truy thu nói trên thì 63,5 tỷ là thu từ điều chỉnh lại cách tính toán tiền thuế đối với hàng lỏng, hàng rời, đạt gần 100% (xăng dầu: 53,5 tỷ; các mặt hàng hàng lỏng, hàng rời khác: hơn 10 tỷ, đang tiếp tục thu, dự kiến tổng cộng khoảng 15- 20 tỷ). Việc đấu tranh với các trƣờng hợp gian lận giá hiệu quả còn thấp. Trong số 108,7 tỷ quyết định truy thu thì chỉ hơn 45,2 tỷ thuộc dạng này, số thực thu thấp, chỉ trên 15 tỷ, đạt hơn 33%.

Việc kiểm tra đối với giá đạt hiệu quả thấp có nhiều nguyên nhân: - Thứ nhất, sự yếu kém của cơ sở dữ liệu (chƣơng trình quản lý giá GTT22). Cơ sở dữ liệu này có 2 vấn đề bất cập là:

+ Giá đó là giá gian lận, nhƣng lại là chỗ dựa chính để xác định giá. Cả doanh nghiệp và một bộ phận công chức hải quan làm công tác giá đã lợi dụng chỗ yếu kém này, coi đó là cái cớ để khai thấp và chấp nhận giá thấp.

- Thứ hai, năng lực của công chức hải quan, bao gồm năng lực phát hiện chứng từ giả và năng lực đấu tranh với doanh nghiệp. Việc phát hiện giá khai gian không phải quá khó. Cái khó nhất là làm thế nào để ngƣời khai phải thừa nhận là khai gian. Do không có khả năng phát hiện các chứng từ mà doanh nghiệp nộp là thật hay là giả nên hải quan dùng chính bộ hồ sơ không đáng tin cậy đó để đấu tranh và kết quả là không thể nào thuyết phục đƣợc doanh nghiệp. Tham khảo cách làm của cơ quan công an trọng vụ buôn lậu lá thuốc lá ở Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Lợi Hoà ở Lào Cai cho thấy họ chỉ cần đánh vào một vấn đề mấu chốt là xác định đƣợc bản hợp đồng mua bán là giả nên các khai báo dựa trên bản hợp đồng đó cũng là giả. Và doanh nghiệp phải thừa nhận ngay.

- Thứ ba, một bộ phận công chức hải quan có biểu hiện tiêu cực trong vấn đề này. Đây chính là một khó khăn của kiểm tra sau thông quan, không những chƣa nhận đƣợc sự hợp tác chặt chẽ, mà còn phải đấu tranh với cả nội bộ.

- Một nguyên nhân khách quan là có sự liên kết của các doanh nghiệp với nhau để đối phó với hải quan hoặc các doanh nghiệp nhìn nhau mà khai báo nên hải quan không có đƣợc thông tin (giá) tin cậy, rất khó khăn trong đấu tranh chống gian lận thƣơng mại qua giá.

Về kiểm tra mã số hàng hóa:

Tình trạng khai sai tên hàng, mã hàng không phổ biến, nghiêm trọng nhƣ khai sai về giá, nhƣng cũng còn khá nhiều. Các hiện tƣợng thƣờng thấy là:

- Một mặt hàng nhƣng mỗi doanh nghiệp khai một mã khác, thậm chí một doanh nghiệp nhƣng mỗi lần nhập khẩu khai 1 mã;

- Một mặt hàng nhƣng mỗi Cục Hải quan xác định một mã khác; - Một mặt hàng nhƣng một Cục, một Chi cục áp vào nhiều mã;

- Một mặt hàng, nhƣng mỗi tổ chức giám định/Trung tâm phân tích phân loại xác định một mã;

- Ý kiến khác nhau giữa Chi cục/Cục Hải quan và Trung tâm phân tích phân loại trong việc áp mã cho một mặt hàng; Ý kiến khác nhau giữa các đơn vị trong cơ quan Tổng cục Hải quan trong việc áp mã cho một mặt hàng.

Tình trạng trên xảy ra không chỉ là đối với mặt hàng mới xuất hiện, mà cả với những mặt hàng đã có từ lâu.

* Nguyên nhân:

- Đa số trƣờng hợp là do cố ý khai sai mã số hàng để trốn thuế. Do áp mã là việc khó, một số cán bộ Hải quan và doanh nghiệp không nắm vững nguyên tắc phân loại hàng hóa nên áp mã sai.

- Trách nhiệm của Chi cục trƣởng, Cục trƣởng chƣa cao, không có sự hƣớng dẫn, kiểm tra đúng mức. Không loại trừ hiện tƣợng tiêu cực.

Kết quả kiểm tra sau thông quan về mã số hàng hóa: 18/33 Chi cục đã phát hiện đƣợc áp mã sai, có truy thu, tổng số 159 vụ, quyết định truy thu 110 tỷ, đã thu đƣợc gần 54 tỷ= 49%.

Về kiểm tra sau thông quan với hàng gia công, sản xuất xuất khẩu

Đây là một lĩnh vực rất khó và phức tạp do lĩnh vực có quy mô rất lớn, khâu thông quan mới làm rất sơ sài (miễn kiểm tra nhiều, chƣa quan tâm đến trị giá, mã số hàng, không kiểm tra định mức, thanh khoản chủ yếu dựa vào kê khai của doanh nghiệp) để lại một khối lƣợng công việc rất lớn cho kiểm tra sau thông quan, chƣơng trình phần mềm quản lý đối với hàng gia công, sản xuất-xuất khẩu chƣa đáp ứng yêu cầu quản lý.

Hiện nay, kiểm tra sau thông quan mới tập trung kiểm tra đối với mặt hàng may mặc, da giày (cũng chỉ đƣợc 1 phần rất nhỏ). 7/33 Chi cục có kết quả kiểm tra sau thông quan đối với hàng gia công, sản xuất xuất khẩu, quyết định truy thu 62,7 tỷ, đã thu đƣợc 11 tỷ, đạt hơn 17% ( trong đó có vụ có số truy thu rất lớn, lên đến gần 26 tỷ).

Qua kiểm tra thấy nổi lên hai vấn đề:

Thứ nhất, có một hiện tƣợng không bình thƣờng là khi thanh khoản nhập-xuất lại cho kết quả âm nguyên liệu nhập khẩu (xuất nhiều hơn nhập). Có doanh nghiệp giải thích là do sử dụng nguyên liệu trong nƣớc, nhƣng lại không có chứng từ mua trong nƣớc, sổ kế toán cũng không thấy hạch toán khoản này. Có thể doanh nghiệp đã xuất khống đƣợc một lƣợng hàng đáng kể nên làm tăng số nguyên liệu đã đƣợc sử dụng.

Thứ hai, có nhiều nghi vấn về định mức do doanh nghiệp khai. Tuy nhiên làm rõ đƣợc việc khai báo sai này của doanh nghiệp rất là khó khăn.

Về kiểm tra sau thông quan đối với xuất xứ hàng hóa nhập khẩu:

Kiểm tra đối với xuất xứ hàng hóa là một khâu rất yếu của hải quan, cả trong thông quan và sau thông quan. Cách hiểu phổ biến về kiểm tra xuất xứ là kiểm tra giấy C/O xem có hợp lệ không, hoàn toàn không quan tâm gì đến kiểm tra tiêu chuẩn xuất xứ có đảm bảo hay không. Cục kiểm tra sau thông quan đã phát hiện vấn đề này, bƣớc đầu đã làm thay đổi về cách hiểu, đã chỉ đạo kiểm tra đƣợc một số trƣờng hợp (28 vụ, quyết định truy thu 34 tỷ, đã thu đƣợc 4,2 tỷ).

Hiện nay là chƣa thể đánh giá đƣợc tình trạng, mức độ gian lận qua xuất xứ hàng hóa đến đâu. Nguyên nhân chính của tình trạng này do việc xác định tiêu chuẩn xuất xứ là rất khó, để làm đƣợc một vụ phải mất rất nhiều thời gian, nên các đơn vị đều ngại làm. Hầu hết cán bộ Hải quan đều không hiểu biết về mặt hàng và công nghệ sản xuất các mặt hàng nên không có khả năng nhận định ban đầu về tiêu chuẩn xuất xứ để tiến hành kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)