CHƢƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.9. Kiến nghị đối với EVN
4.9.1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch CNTT
Việc các đơn vị gặp rủi ro liên quan tới EVN chủ yếu là việc thực hiện chỉ đạo của EVN về việc sử dụng phần mềm dùng chung của EVN. Rủi ro này, đơn vị nào thuộc EVN cũng gặp phải và không thể có giải pháp nào có thể ngăn ngừa, giảm thiểu đƣợc rủi ro bởi sớm muộn, các đơn vị cũng phải dừng phần mềm của đơn vị để sử dụng phần mềm của EVN. Do đó, để các
đơn vị không gặp rủi ro này, cũng nhƣ việc chỉ đạo của EVN đƣợc các đơn vị thực hiện một cách nhanh chóng, không gặp vƣớng mắc gì thì EVN nên xây dựng một kế hoạch CNTT cho toàn EVN trong thời gian ngắn hạn (1 tới 2 năm) và dài hạn (từ 5 năm) sau đó phổ biến cho các đơn vị về kế hoạch CNTT của EVN, các đơn vị sẽ căn cứ trên kế hoạch CNTT của EVN để xây dựng kế hoạch CNTT cho mình cho phù hợp. Sau khi xây dựng kế hoạch, thì EVN cần cam kết thực hiện đúng kế hoạch đã đƣa ra, tránh trƣờng hợp nhƣ hiện nay, việc EVN chỉ đạo xây dựng và triển khai phần mềm khá bộc phát làm cho các đơn vị rất khó khăn trong việc thực hiện theo chỉ đạo và mất nhiều thời gian để báo cáo, giải trình, đề xuất ý kiến với lãnh đạo EVN.
Bên cạnh đó, Ban Viễn thông và Công nghệ thông tin của EVN cần nâng cao hơn nữa khả năng tham mựu các dự án CNTT cho lãnh đạo EVN để tránh trƣờng hợp, chỉ đạo của lãnh đạo EVN xuống các đơn vị gây ra rất nhiều khó khăn trong công việc cũng nhƣ gây tổn thất về chi phí đầu tƣ, thời gian và công sức thực hiện.
Do đó, EVNNPT cần kiến nghị với EVN về việc xây dựng và thực hiện theo kế hoạch công nghệ thông tin để EVNNPT có thể xây dựng kế hoạch cho phù hợp và chủ động trong việc thực hiện các dự án công nghệ thông tin của đơn vị mình.
4.9.2. Nâng cao chất lượng các dự án CNTT dùng chung của EVN
Hiện nay, EVN có rất nhiều các phần mềm dùng chung do EVNICT xây dựng, các phần mềm này có thể nói rất cần thiết cho việc quản lý công việc thông suốt từ EVN tới các đơn vị, việc EVN xây dựng các phần mềm dùng chung cũng rất tốt cho các đơn vị không phải mất công xây dựng phần mềm, cũng nhƣ dễ dàng trong công tác báo cáo gửi EVN. Tuy nhiên, các phần mềm này chất lƣợng chƣa đƣợc tốt, đặc biệt về giao diện chƣa đƣợc đẹp,
chƣa dễ sử dụng, bố trí các chức năng chƣa khoa học, … Do đó, để nâng cao chất lƣợng các phần mềm, đáp ứng công việc đực tốt hơn, EVN cần:
- Bổ sung thêm nhân lực có trình độ về CNTT, cho các cán bộ CNTT thuộc Ban VT&CNTT của EVN tham gia các khóa học để nâng cao khả năng đánh giá, chỉ đạo các đơn vị đặc biệt là EVNICT thực hiện các phần mềm cho EVN.
- Chỉ đạo EVNICT bổ sung thêm nhân lực thực hiện dự án.
- Chỉ đạo EVNICT nâng cao chất lƣợng cán bộ CNTT bằng cách cho tham gia các khóa đào tạo nâng cao.
- EVN cần chỉ đạo EVNICT xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách để hỗ trợ các cán bộ CNTT của EVNICT thực hiện tốt công việc.
Tóm lại, theo tác giả, EVNICT là một đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng các phần mềm dùng chung cho EVN, EVNICT rất hiểu văn hóa làm việc của các đơn vị, nên việc phối hợp công việc rất dễ dàng, tuy nhiên, lƣợng lƣợng làm tốt công việc của EVNICT không nhiều, do đó EVN cần chỉ đạo EVNICT trong việc đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ CNTT của EVNICT, bổ sung thêm cán bộ CNTT có năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp. Để EVNICT trở thành một đơn vị xây dựng phần mềm chuyên nghiệp hơn đáp ứng yêu cầu về phần mềm ngày càng cao của EVN và các đơn vị trực thuộc EVN.
Chính vì vậy, tác giả đề xuất, EVNNPT phải thực hiện kiến nghị EVN có các giải pháp nhƣ trên để nâng cao chất lƣợng các phần mềm dùng chung của EVN sẽ triển khai cho các đơn vị trực thuộc EVN.
KẾT LUẬN
Quản trị rủi ro trong các dự án công nghệ thông tin là hoạt động rất cần thiết, ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả dự án Công nghệ thông tin của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia.
Trong thời gian qua, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia chƣa làm tốt công tác Quản trị rủi ro trong các dự án CNTT, do đó có khá nhiều dự án không hoàn thành đúng yêu cầu đặt ra, có dự án triển khai một thời gian phải dừng thực hiện. Hiên nay đang có một số dự án của EVNNPT đang trong quá trình thực hiện, đứng trƣớc yêu cầu đặt ra dự án phải hoàn thành tốt.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản trị rủi ro và thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong các dự án Công nghệ thông tin của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, bám sát mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã đạt đƣợc một số kết quả sau:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hai là, luận văn đã phân tích và đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động quản trị rủi ro trong các dự án CNTT của EVNNPT từ năm 2008 tới tháng 10 năm 2016, từ việc nhận dạng rủi ro tới phân tích, đo lƣờng rủi ro, các biện pháp EVNNPT đã thực hiện đƣợc để kiểm soát, phòng ngừa, tài trợ rủi ro.
Ba là, trên cơ sở lý luận và thực tế hoạt động quản trị rủi ro trong các DA CNTT, các yêu cầu cần hƣớng tới, cùng với kinh nghiệm trong việc Quản trị các DA CNTT, tác giả đề xuất các giải pháp cho EVNNPT và EVN trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro trong các dự án Công nghệ thông tin của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia.
Tác giả mong nhận đƣợc đánh giá và ý kiến nhận xét của các nhà khoa học để luận văn có giá trị thực hiện cao hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Jonathan Reuvid (Chủ biên), 2012. Quản lý rủi ro kinh doanh. Nguyễn Tƣ Thắng (ngƣời dịch). Hà Nội: NXB Hồng Đức.
2. Nguyễn Đăng Minh, 2011. Bài giảng về quản trị chất lượng và rủi ro. Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Đăng Minh, 2015. Quản trị tinh gọn Made in Việt Nam - Đường
tới thành công. Hà Nội: NXB ĐHQGHN.
4. Nguyễn Lân, 2006. Từ điển từ và ngữ Việt Nam. TP.HCM : NXB Tổng hợp. 5. Từ Quang Phƣơng, 2014. Giáo trình Quản lý dự án. Hà Nội: NXB ĐH
Kinh tế quốc dân
6. Tổ chức Quốc tế Tiêu chuẩn hóa, 2009. Tiêu chuẩn ISO 31000:2009,
Quản lý rủi ro - Nguyên tắc và hướng dẫn.
7. Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt, 2013. Quản trị rủi ro & Khủng
hoảng. Hà Nội: NXB lao động - xã hội.
Tiếng Anh
8. Michel Crouhy, Dan Galai, Robert Mark, 2005. The Essentials of Risk
Management. McGraw-Hill.
9. Sim Segal, 2011. Corporate Value of Enterprise Risk Management: The
Next Step in Business Management. Wiley Corporate F&A.
Website
10.Nguyễn Hữu Quốc, 2007. Quản lý dự án, <http://www.e- ptit.edu.vn/hoctap/hoclieu/QLDA.pdf> [Truy cập ngày 12/11/2016]. 11.Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, 2016. Giới thiệu chung,
http://www.npt.com.vn/Pages/npt-gioithieuchung-nptstatic-14-nptsite- 2.html [Truy cập ngày 22/11/2016 ].
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁC BAN EVNNPT
STT Câu hỏi
1 Khi nhận đƣợc yêu cầu góp ý có liên quan tới các dự án CNTT, anh/chị có xem xét kỹ và góp ý không?
2 Nếu đƣợc giao là một thành viên trong tổ công tác xây dựng dự án CNTT anh chị có tập hợp ý kiến của Ban anh/chị trƣớc khi tham dự các cuộc họp liên quan tới các dự án CNTT không ?
3 Anh/chị đánh giá các quy trình, quy định về nghiệp vụ của Ban anh/chị có chi tiết, đầy đủ không ?
PHỤ LỤC 02
CÂU HỎI PHỎNG VẤN EVN
STT Câu hỏi
1 EVN có xây dựng kế hoạch CNTT ngắn hạn và dài hạn hay không? EVN chỉ đạo các vấn đề liên quan tới CNTT có theo kế hoạch đã lập ra hay không?
2 Đối với các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo EVN liên quan tới CNTT, Ban VT & CNTT có tham mƣu lãnh đạo EVN về việc thực hiện, triển khai ý kiến chỉ đạo không ? Nếu chỉ đạo của lãnh đạo EVN có ảnh hƣởng rất nhiều tới các đơn vị và không hiệu quả nếu triển khai ý kiến chỉ đạo này, Ban VT&CNTT có dám thuyết phục lãnh đạo để không thực hiện theo chỉ đạo này không ? …
3 Ban VT&CNTT EVN có nắm đƣợc hết các phần mềm mà các Tổng công ty trực thuộc EVN đã, đang triển khai không?
PHỤ LỤC 03
PHIẾU KHẢO SÁT QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP
Kính gửi Anh/Chị: Đơn vị công tác:
Tôi đang làm luận văn nghiên cứu chuyên sâu về Quản trị rủi ro trong các dự án Công nghệ thông tin tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT). Tôi rất hy vọng đƣợc các Anh/chị thực lòng giúp đỡ tôi để tôi có đƣợc kết quả thật khách quan, mang ý nghĩa khoa học từ đó tôi có thể đánh giá đƣợc thực trạng quản trị rủi ro trong các dự án phần mềm của EVNNPT và từ đó đƣa ra các giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quản trị rủi ro trong các dự án phần mềm tại EVNNPT trong thời gian tới.
1. Vị trí công tác của Anh/Chị a. Quản lý cấp phòng/ban b. Chuyên viên các phòng/ban
2. Anh/chị cho biết đánh giá của anh/chị về các phần mềm đang đƣợc sử dụng tại EVNNPT. Có 4 mức: Rất tốt, tốt, trung bình, kém?
STT Các phần mềm đang sử dụng
Điểm số đánh giá
Rất tốt Tốt Trung bình
Kém
1 Phần mềm quản lý công văn 2 Phần mềm quản lý nhân sự 3 Phần mềm quản lý tài chính 4 Phần mềm quản lý kế hoạch 5 Phần đo đếm và giao nhận điện
năng
6 Phần mềm Quản lý dự án của EVNNPT
7 Phần mềm Quản lý dự án của EVN 8 Phần mềm Quản lý kỹ thuật 9 Phần mềm đọc công tơ 10 Phầm mềm Quản lý tài chính mới (FMIS/MMIS)
11 Trang web Cổng thông tin điện tử
12 Trang web Kho dữ liệu dùng chung và cổng thông tin nội bộ của EVNNPT
13 Trang web Văn hóa EVNNPT
3. Anh/chị cho biết đánh giá của mình về mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện của các rủi ro trong các dự án CNTT của EVNNPT. Có hai mức độ: Thấp và cao. Rủi ro Mức độ nghiêm trọng Tần suất xuất hiện Thấp Cao Thấp Cao I. Rủi ro từ môi trƣờng bên ngoài
Rủi ro từ công nghệ
1. Lựa chọn công nghệ sai
Rủi ro từ EVN
2. EVN chỉ đạo các đơn vị sử dụng phần mềm của EVN trong khi các đơn vị đã có phần mềm tƣơng tự
Rủi ro từ nhà thầu
3. Nhà thầu năng lực kém
5. Nhà thầu có sự biến động về nhân sự thực hiện dự án
6. Nhà thầu bỏ giá thầu thấp
7. Văn hóa làm việc của nhà thầu không phù hợp với văn hóa làm việc của EVNNPT
Rủi ro từ nhà tài trợ
8. Nhà tài trợ chỉ định nhà thầu thực hiện không đủ năng lực
9. Nhà tài trợ không thực hiện đúng cam kết 10. Nhà tài trợ không đủ nguồn lực về tài chính để tiếp tục tài trợ
Rủi ro từ luật pháp
11. Có quá nhiều văn bản quy định, thông tƣ, … mới, nội dung chồng chéo nhau
II. Rủi ro từ môi trƣờng bên trong Tài chính
12. Khả năng tài chính hạn hẹp không đủ để tiếp tục thực hiện dự án
Hạ tầng CNTT
13. Thiếu tài nguyên máy chủ
14. Hệ điều hành của máy chủ không phù hợp để cài đặt phần mềm
15. Tốc độ đƣờng truyền thấp
Nguồn nhân lực
16. Có sự biến động về nhân lực 17. Quyết định đầu tƣ sai
18. Yêu cầu thời gian thực hiện quá ngắn 19. Năng lực chủ đầu tƣ hạn chế (lãnh đạo Ban CNTT, nhóm thực hiện dự án, cán bộ quản trị dự án, tổ công tác, Các Ban liên quan)
20. Khả năng sử dụng Công nghệ thông tin kém
21. Không có quy trình phù hợp đƣợc cung cấp tại thời gian thích hợp, Quy trình không đƣợc xem xét và dịnh nghĩa cẩn thận
Hợp đồng
22. Các điều khoản trong hợp đồng không quy định rõ
23. Các điều khoản trong hợp đồng không đúng với quy định của nhà nƣớc
Con ngƣời (hành vi, nhận thức)
24. Lãnh đạo thiếu cam kết
25. Ngƣời dùng không nghiêm túc, nhiệt tình trong việc cung cấp yêu cầu, đánh giá chất lƣợng, nghiệm thu sản phẩm phần mềm
26. ngƣời dùng chống đối không muốn sử dụng phần mềm
4. Tại đơn vị anh/chị có bộ phận riêng về Quản trị rủi ro các dự án công nghệ thông tin không?
a. Có b. Không c. Không biết