Tổ chức, cơ cấu lại bộ máy CNTT của EVNNPT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro trong các dự án công nghệ thông tin của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (Trang 86 - 88)

CHƢƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Tổ chức, cơ cấu lại bộ máy CNTT của EVNNPT

Hiện nay, với thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy CNTT của EVNNPT có ảnh hƣởng rất lớn tới việc quản trị rủi ro trong các dự án Công nghệ thông tin. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức CNTT tại EVNNPT (tại chƣơng 3), tác giả thấy rằng:

- Lực lƣợng công nghệ thông tin của EVNNPT gồm cán Bộ Ban CNTT chịu trách nhiệm thực hiện dự án CNTT của EVNNPT, các cán bộ CNTT tại các đơn vị trực thuộc phối hợp, hỗ trợ thực hiện.

- Tại các công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4 có từ 2 tới 5 cán bộ có khả năng lập trình phần mềm do đó các công ty Truyền tải điện đôi khi tự xây dựng các phần mềm riêng cho đơn vị mình, nên đã xảy ra thực tế với cùng một nghiệp vụ quản lý thì mỗi đơn vị có một ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện công việc này, điều này gây nên lãng phí trong đầu tƣ, trong khi đó mỗi phần mềm lại có ƣu điểm và hạn chế riêng, không có phần mềm nào thực sự tốt để có thể dùng chung cho toàn EVNNPT.

- Lƣợng lực cán bộ CNTT của Ban CNTT quá mỏng (chỉ có 4 cán bộ CNTT trong đó chỉ có 01 cán bộ quản trị dự án công nghệ thông tin) nên để có thể quản trị tất cả các dự án CNTT của EVNNPT đƣợc tốt là điều không thể thực hiện đƣợc. Và cũng chính điều này, dẫn tới EVNNPT chƣa có một hệ thống quản trị rủi ro trong các dự án Công nghệ thông tin một cách đúng nghĩa.

Trong khi đó, cũng với tầm Quy mô nhƣ Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, đa phần các Tổng công ty khác trực thuộc EVNNPT nhƣ Tổng

công ty điện lực miền Bắc, miền Trung, miền Nam đều có công ty Công nghệ thông tin để thực hiện các công việc liên quan tới thực hiện dự án CNTT và triển khai các phần mềm của EVN, … Với số lƣợng cán bộ CNTT trên dƣới 20 ngƣời, đƣợc đào tạo, đƣợc chuyên môn hóa nên tại các Tổng công ty này, chất lƣợng các phần mềm tƣơng đối tốt, có những phần mềm EVN phải cử cán bộ CNTT của EVNICT tới các Tổng công ty này để tìm hiểu, học tập về xây dựng các phần mềm dùng chung cho toàn EVN nhƣ phần mềm Quản lý văn bản, công việc, phần mềm quản lý kỹ thuật, phần mềm đo đếm, …

Chính vì vậy, điều đầu tiên và rất quan trọng đó là EVNNPT phải nâng cao bộ máy công nghệ thông tin, với tầm quy mô nhƣ EVNNPT thì EVNNPT rất cần thiết phải thành lập một Công ty Công nghệ thông tin trên cơ sở sắp xếp lại cán bộ CNTT của các công ty Truyền tải điện, tập trung các cán bộ thực hiện dự án CNTT về Công ty CNTT, chỉ để lại cán bộ vận hành hệ thống CNTT (chủ yếu hỗ trợ ngƣời dùng) tại các công ty truyền tải điện.

Tuy nhiên, việc thành lập công ty là một điều không hề dễ dàng và mất rất nhiều thời gian từ việc viết đề án, trình các cấp, phê duyệt, thành lập, tổ chức,… đây là một công việc phải mất một vài năm. Nên với hiện nay, tác giả đề xuất giải pháp thực tế hơn đó là:

- Bổ sung thêm lực lƣợng cán bộ CNTT cho ban CNTT, trƣớc hết cần bổ sung thêm 04 cán bộ CNTT để thực hiện các công việc: thực hiện các dự án CNTT, vận hành các phần mềm đang sử dụng và các công việc khác. Các cán bộ CNTT này có thể lấy 02 cán bộ CNTT từ Công ty truyền tải điện 1 và 02 cán bộ CNTT cần tuyển thêm. Nhƣ vậy, việc quản trị dự án CNTT sẽ tập trung hết ở Ban CNTT, các đơn vị trực thuộc chỉ làm công tác vận hành, hỗ trợ các phần mềm trong phạm vi đơn vị mình. Việc bổ sung này cần thực hiện càng sớm càng tốt. Cụ thể năm 2017 là năm Khoa học Công nghệ của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia do đó Ban Công nghệ thông tin cần trình

lãnh đạo Tổng công ty cho phép điều chuyển cán bộ CNTT của công ty Truyền tải điện 1 và tuyển thêm cán bộ CNTT để đáp ứng nhu cầu công việc thực hiện các dự án CNTT tại EVNNPT trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Việc này cần thực hiện ngay trong quý 2 của năm 2017.

- Công việc của Ban CNTT liên quan các dự án CNTT nên chia nhỏ thành các bộ phận: Bộ phận Khảo sát, phân tích, thiết kế; Bộ phận lập trình; Bộ phận chất lƣợng và rủi ro; Bộ phận triển khai, hỗ trợ. Mỗi bộ phận này phải có ít nhất một ngƣời có năng lực phù hợp chịu trách nhiệm chính và một số ngƣời phối hợp. Trong 05 cán bộ CNTT, sẽ phân chia nhiệm vụ, mỗi cán bộ CNTT thực hiện quản trị từ 01 tới 02 dự án hoặc quản lý một số phần mềm.

Việc bổ sung thêm cán bộ CNTT và phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý sẽ giúp cho mỗi cán bộ CNTT có thời gian xem xét, thực hiện công việc đƣợc tốt hơn, tránh trƣờng hợp quá tải công việc nhƣ hiện nay. Bên cạnh đó cán bộ CNTT sẽ có thêm thời gian để nghiên cứu, trau dồi kiến thức cần thiết cho công việc của mình. Sau khi bổ sung đủ lực lƣợng cán bộ CNTT ở quý 2 năm 2017, Ban CNTT cần tiến hành ngay việc chia nhỏ các bộ phận thực hiện dự án CNTT thành các mảng việc để công việc đƣợc rõ ràng và chuyên môn hóa hơn. Việc này cần thực hiện chuẩn bị ngay từ khi đang thực hiện bổ sung nhân lực để sẵn sàng phân rõ mảng việc khi đã hoàn thành việc bổ sung nhân lực thực hiện dự án CNTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro trong các dự án công nghệ thông tin của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)