Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro trong các dự án công nghệ thông tin của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (Trang 43 - 46)

CHƢƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Để thực hiện đề tài này, tác giả kết hợp các phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp với các phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp để có thể đánh giá đƣợc chính thực trạng quản trị rủi ro trong các dự án CNTT của EVNNPT và từ đó đƣa ra các giải pháp mang tính thực tế nhằm nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro trong các dự án CNTT của EVNNPT.

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp là những thông tin chƣa qua xử lý, đƣợc thu thập lần đầu và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê.

Có nhiều phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp nhƣ phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp phỏng vấn từ xa, phƣơng pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp, phƣơng pháp điều tra nhóm cố định, phƣơng pháp điều tra nhóm chuyên đề. Ở nghiên cứu này, tác giả đã phối hợp nhiều phƣơng pháp với nhau để đạt đƣợc hiệu quả mong muốn. Sau đây là các phƣơng pháp tác giả đã sử dụng:

2.2.1.1. Phương pháp quan sát

Tác giả quan sát những ngƣời liên quan tới các dự án Công nghệ thông tin tại EVNNPT bao gồm: Ban lãnh đạo TCT, các Ban liên quan tới dự án, Ban chủ trì thực hiện dự án, Nhà thầu, Ban CNTT, tổ công tác, … để có thể đánh giá hành vi, thái độ, cách thức phối hợp với nhau khi thực hiện dự án.

Với phƣơng pháp này, tác giả có thể thu đƣợc chính xác thông tin cần quan tâm. Tuy nhiên kết quả quan sát đƣợc không có tính đại diện cho số đông. Không thu thập đƣợc những vấn đề đứng sau hành vi đƣợc quan sát nhƣ động cơ, thái độ … Để lý giải cho hành vi quan sát đƣợc, tác giả thƣờng phải suy diễn một cách chủ quan.

2.2.1.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp này trong việc phỏng vấn 20 ngƣời thuộc các Ban của EVNNPT. Với Ban CNTT tác giả phỏng vấn lãnh đạo và

chuyên viên thuộc mảng CNTT để trao đổi về các rủi ro đã gặp trong một số dự án và có thể gặp trong các dự án CNTT sau này của EVNNPT. Với các Ban chức năng khác, tác giả phỏng vấn lãnh đạo và chuyên viên các ban về các nội dung liên quan tới quy trình thực hiện công việc của cán bộ đó khi cán bộ đó thuộc tổ công tác thực hiện dự án CNTT hoặc trong trƣờng hợp cán bộ góp ý để xây dựng dự án. Cũng nhƣ các công việc liên quan tới các thủ tục đầu tƣ, đấu thầu, thanh, quyết toán cho các dự án CNTT.

Với phƣơng pháp này, tác giả đã chuẩn bị các câu hỏi dễ hiểu, ngắn gọn, có thể trả lời nhanh đƣợc. Việc gặp mặt trực tiếp khá thuận lợi trong việc thuyết phục đối tƣợng trả lời, giải thích cho đối tƣợng hiểu về các câu hỏi, có thể kiểm tra dữ liệu trực tiếp trƣớc khi ghi vào phiếu điều tra. Tuy nhiên, thực hiện việc phỏng vấn trực tiếp khá mất thời gian và công sức.

Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp này kết hợp với các kiến thức và kinh nghiệm của tác giả cùng với việc nghiên cứu các tài liệu dự án để từ đó tạo ra bảng hỏi cho việc sử dụng phƣơng pháp Bảng hỏi gửi cho các chuyên gia. Bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp nhƣ phụ lục 01 đính kèm.

2.2.1.3. Phương pháp phỏng vấn từ xa

Tác giả đã thực hiện việc phỏng vấn thông qua điện thoại đối với lãnh đạo Ban Viễn thông và Công nghệ thông tin thuộc Cơ quan Tập đoàn điện lực Việt Nam để tìm hiểu về chiến lƣợc Công nghệ thông tin của EVN trong thời gian tới. Điều này rất quan trọng trong việc nhận diện các rủi ro cũng nhƣ đề xuất giải pháp ở chƣơng 3, 4.

Bảng câu hỏi nhƣ phụ lục 02 đính kèm.

2.2.1.4. Phương pháp bảng hỏi

Tác giả đã xây dựng bảng hỏi gồm 6 câu đính kèm trong phụ lục và gửi phiếu khảo sát (nội dung bảng hỏi) tới các lãnh đạo/chuyên viên có kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong các dự án công nghệ thông tin tại Ban

CNTT thuộc EVNNPT, các Phòng/tổ CNTT thuộc 7 đơn vị trực thuộc của EVNNPT. Sử dụng phƣơng pháp này, chi phí điều tra thấp, trong quá trình điều tra tác giả có thể cải tiến để bảng hỏi hoàn thiện hơn, trong khi đó có thể điều tra với số lƣợng lớn đơn vị và có thể đề cập tới một số vấn đề tế nhị.

Với phƣơng pháp này có hạn chế đó là số lƣợng phản hồi khá thấp, các câu hỏi này tác giả lập lên dựa trên các lý thuyết về quản trị rủi ro tác giả nghiên cứu đƣợc cũng nhƣ kinh nghiệm quản trị các dự án công nghệ thông tin của tác giả, nên mặc dù đã rất cố gắng nhƣng chắc chắn nội dung bảng hỏi có thể chƣa đƣợc đầy đủ.

Sau khi nhận đƣợc kết quả, tác giả đã tổng hợp, thống kê kết quả để đánh giá chi tiết về QTRR đang thực hiện trong các dự án công nghệ thông tin tại EVNNPT.

Các nhà nghiên cứu khác có thể lập lại một cách chính xác nghiên cứu của tác giả cũng nhƣ nghiên cứu này có thể đƣợc tiến hành lập đi lập lại trên cơ sở số liệu đã có sẵn, phiếu trả lời câu hỏi, bảng hỏi trong nội bộ EVNNPT và các nhà thầu liên quan từ đó có thể đƣa ra đƣợc thông số chính xác hơn.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Để thực hiện đề tài này, tác giả đã thu thập các thông tin thứ cấp đó là: - Các tài liệu của các dự án công nghệ thông tin của EVNNPT đƣợc thực hiện trong thời gian từ năm 2008 tới nay: Đề án, tài liệu phân tích, thiết kế, báo cáo kinh tế kỹ thuật, hợp đồng, các báo cáo tình hình thực hiện dự án.

- Báo cáo tài chính của TCT.

- Báo cáo về nhân sự của TCT nói chung, nhân sự trong lĩnh vực CNTT nói riêng của cơ quan TCT và 7 đơn vị trực thuộc (số lƣợng, trình độ, công việc phụ trách).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro trong các dự án công nghệ thông tin của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)