Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa quản lý tại tập đoàn viễn thông quân đội (Trang 57 - 61)

2.2.1. Thu nhập thông tin

Thu thập thông tin thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu dễ thu thập, ít tốn thời gian nhƣng là loại tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học xã hội. Để phục vụ cho nghiên cứu luận văn, ngƣời viết đã tiến hành thu thập thông tin thứ cấp, trong đó bao gồm 2 loại :

Thứ nhất là thông tin thứ cấp bên trong: Luận văn đã thu thập các thông tin từ các nguồn bên trong công ty Viễn thông quân đội Viettel ví dụ nhƣ các thông tin về sự hình thành, phát triển, cơ cấu bộ máy tổ chức, tình hình kinh doanh hoạt động của công ty. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng và có tính chính xác cao khi đƣợc cung cấp bởi chính công ty nghiên cứu, nó giúp cho luận văn có đƣợc cái nhìn tổng thể về tình hình tổ chức, kinh doanh của công ty, là cơ sở để tiến hành nghiên cứu về văn hóa quản lý kinh doanh của công ty.

Thứ hai là thông tin thứ cấp bên ngoài: Luận văn sử dụng các tài liệu, thông tin, các kết quả nghiên cứu đã có của các tác giả đi trƣớc. Nguồn thông tin này đƣợc lấy từ sách, báo chí, các thông tin trên internet, trong đó bao gồm các nội dung nhƣ cơ sở lý luận về vấn đề văn hóa quản lý doanh nghiệp, các nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa quản lý doanh nghiệp tại một số công ty cụ thể, trên cơ sở đó để tiến hành lập hệ thống tiêu chí, tiến hành phân tích, nghiên cứu nội dung của luận văn.

Các dữ liệu thứ cấp giúp cho luận văn xây dựng đƣợc kế hoạch, nội dung nghiên cứu, giúp luận văn xác định đƣợc hƣớng đi, từ đó đƣa ra các phân tích, đánh giá, giải pháp để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Đây cũng là cơ sở để tiến hành xác định nội dung thu thập về thông tin sơ cấp.

Thu thập thông tin sơ cấp

Các dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập trực tiếp từ đối tƣợng nghiên cứu, còn đƣợc gọi là các dữ liệu gốc, chƣa đƣợc xử lý. Để thu thập thông tin sơ cấp, luận văn sử dụng kết hợp 3 phƣơng pháp cụ thể sau:

Phƣơng pháp phỏng vấn bảng hỏi: Để phục vụ nghiên cứu, ngƣời viết đã tiến hành phỏng vấn các đối tƣợng nghiên cứu, bao gồm một số lãnh đạo của Tập đoạn Viettel và một số nhân viên trong công ty. Bảng hỏi đƣợc xây dựng dựa trên các nội dung nghiên cứu, mục đích để hiểu thêm về văn hóa quản lý của Tập đoàn đƣợc thể hiện qua các câu trả lời của các lãnh đạo cũng nhƣ cách đánh giá, quan điểm của nhân viên công ty về cách thức, văn hóa quản lý của công ty. Bảng hỏi đƣợc thiết kế theo các câu hỏi trắc nghiệm với câu trả lời có, không hoặc lựa chọn phƣơng án. Ngƣời viết đã tiến hành khảo sát 60 cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Tập đoàn viễn thông Viettel, trong đó gồm 20 cán bộ quản lý và 40 nhân viên tại Tập đoàn. Mẫu điều tra đƣợc chọn theo phƣơng pháp mẫu ngẫu nhiên, và thu thập bằng phƣơng pháp thu mẫu thuận tiện.

Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Ngoài những câu hỏi trắc nghiệm, trong bảng hỏi khảo sát điều tra ngƣời viết đã xây dựng thêm 1 số câu hỏi phỏng vấn sâu, để thu thập các ý kiến, quan điểm của các đối tƣợng nghiên cứu thông qua các câu hỏi về các khía cạnh niềm tin, thái độ và cảm nghĩ của các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn về vấn đề văn hóa quản lý trong doanh nghiệp, qua đó để hiểu sâu hơn bên trong vấn đề.

Phƣơng pháp điều tra, quan sát: Bên cạnh việc tiến hành điều tra qua bảng hỏi thì ngƣời viết thu thập các thông tin sơ cấp qua việc quan sát, ghi chép hoặc tiếp xúc trực tiếp với đối tƣợng nghiên cứu.

Các dữ liệu sơ cấp giúp ngƣời nghiên cứu đi sâu vào đối tƣợng nghiên cứu, đƣợc thu thập trực tiếp nên độ chính xác khá cao, đảm bảo tính cập nhật, giúp luận văn tìm hiểu đi sâu hơn vào đối tƣợng nghiên cứu, để từ đó đƣa ra đƣợc những phân tích, đánh giá chính xác.

Phương pháp phân tích xử lý thông tin

Sau khi thu thập đƣợc tài liệu từ hai nguồn là sơ cấp và thứ cấp thì ngƣời viết tiến hành nghiên cứu các tài liệu đó nhằm mục đích tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, nắm bắt những nội dung liên quan đến vấn đề luận văn đang nghiên cứu, từ đó có thể đƣa ra các kết quả nghiên cứu mà chƣa đƣợc thực hiện ở công trình nghiên cứu nào.

Các tài liệu thu thập gồm 2 loại là các thông tin, sự kiện, và thứ hai là số liệu. Đối với các số liệu xử lý bằng các phƣơng pháp thống kê, toán học; còn với các thông tin, sự kiện xử lý bằng logic.

Trƣớc hết phƣơng pháp xử lý thông tin đƣợc sử dụng để tập hợp lại, phân loại và chọn lọc xử lý thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu và viết luận văn thông qua tài liệu sách báo, các trang web báo cáo để nhằm cho việc hệ thống hóa các vấn đề lý luận và tổng hợp các số liệu thứ cấp phục vụ cho việc hoàn thành nội dung nghiên cứu. Cụ thể, luận văn đã tiếp cận với các tài liệu thứ cấp để xây dựng hệ thống các tiêu chí về văn hóa quản lý của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó làm nền tảng, thang đo để phân tích về thực trạng văn hóa doanh nghiệp và văn hóa quản lý của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, đánh giá mặt tích cực, hạn chế. Từ việc phân tích đó có thể đề suất một số giải pháp để cải thiện, nâng cao văn hóa quản lý của tập đoàn.

Thứ hai, phƣơng pháp thống kê xã hội học: Đối với các số liệu thu thập đƣợc luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê xã hội học, trong đó sử dụng một số công cụ thống kê nhƣ phần mềm thống kê để xử lý số liệu, sau đó phân tích, phân chia theo các tiêu chí và sắp xếp, thể hiện qua bảng biểu, đồ thị, hình ảnh. Cụ thể qua kết quả phỏng vấn điều tra 60 cán bộ, nhân viên của Tập đoàn Viettel, ngƣời viết đã thu lại đƣợc 60/60 bảng khảo sát phát đi, với 60/60 phiếu khảo sát hợp lệ. Sau khi thu thập bảng hỏi, ngƣời viết tiến hành thống kê số lƣợng % các câu trả lời trong mỗi câu hỏi, trên cơ sở đó lập bảng kết quả thống kê.

Kết quả thu thập thông tin từ công việc nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê, quan sát hoặc thực nghiệm tồn tại dƣới hai dạng: Định tính và định lƣợng (các số liệu). Việc kết hợp cả hai phƣơng pháp phân tích định tính và định lƣợng giúp cho nghiên cứu sâu hơn, cụ thể, chi tiết và khách quan hơn là chỉ dựa vào những thông tin đã có.

2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Hệ thống chỉ tiêu là một tập hợp các chỉ tiêu qua đó có thể phản ánh đƣợc đầy đủ các mặt, các tính chất quan trọng nhất của từng bộ phận, từng yếu tố cấu

thành tổng thể. Trong khuôn khổ luận văn, hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu là những tiêu chí thông qua đó có thể đánh giá đƣợc về văn hóa quản lý tại Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của luận văn gồm có các chỉ tiêu sau:

Tiêu chí 1: Văn hóa quản lý trong lý tƣởng quản lý, thể hiện trên các tiêu chí nhỏ nhƣ : Triết lý hành động, hoài bão, tham vọng, Tầm nhìn chiến lƣợc, Nỗ lực vì sự nghiệp chung…

Tiêu chí 2: Phong cách nhà quản lý

Tiêu chí 3: Văn hóa quản lý trong nhân cách ngƣời quản lý, đƣợc thể hiện ở các mặt nhƣ : Đạo đức, Phẩm chất, Năng lực lãnh đạo Trình độ chuyên môn, trình độ quản lý kinh doanh, năng lực quan hệ xã hội, Khả năng thích ứng với môi trƣờng, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo, Tính độc lập, quyết đoán, tự tin.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG VĂN HÓA QUẢN LÝ TẠI TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTET

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa quản lý tại tập đoàn viễn thông quân đội (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)