3.1. Khái quát về Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Viettel
Ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội:
Ngành, nghề kinh doanh chính:Viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh, truyền hình; bƣu chính, chuyển phát; nghiên cứu, sản xuất thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông.
Ngành, nghề kinh doanh có liên quan: Thƣơng mại, phân phối, bán lẻ vật tƣ, thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông. Tài chính, ngân hàng, bất động sản. Đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở trong nƣớc và nƣớc ngoài của Tập đoàn.
Ngành, nghề kinh doanh khác theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Viettel là tập đoàn đi tiên phong, đột phá trong sản xuất kinh doanh, tạo nguồn lực để thực hiện xuất sắc nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Đến nay Viettel đã mở rộng thị trƣờng đầu tƣ sang các nƣớc ở 3 Châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, với tổng dân số hơn 190 triệu ngƣời.
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Biểu đồ 3.1. Doanh thu của Viettel từ năm 2000 - 2015
(Nguồn : Báo cáo kinh doanh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel)
54 120 920102014002500 710016300 33000 60600 91134 106674 141481 163000 197000 222700 0 50000 100000 150000 200000 250000 Doanh thu
Nhìn vào biểu đồ 3.1 ta thấy từ năm 2000 đến năm 2015 doanh thu của Tập đoàn Viễn thông Quân đội tăng 4,1 nghìn lần (từ 54 tỷ đồng lên 222.700 tỷ đồng); mức độ tăng trƣởng cao và ổn định, từ mức 30% - 120% một năm. Ngay cả trong giai đoạn (2009 - 2012) kinh tế thế giới khủng hoảng, kinh tế nƣớc ta rơi vào tình trạng rất khó khăn, với hơn 100.000 doanh nghiệp bị phá sản, nhiều tập đoàn kinh tế nhà nƣớc nhƣ Vinashin, Vinalines…bị thua lỗ hàng chục ngàn tỷ đồng buộc Chính phủ phải đứng ra tái cơ cấu để tránh sụp đổ, thì tốc độ tăng doanh thu trung bình của Viettel vẫn đạt trên 33% năm. Năm 2012 Viettel đạt lợi nhuận trƣớc thuế là 27.514 tỷ đồng; nộp ngân sách 11.337 tỷ đồng; tổng giá trị tài sản 96.529 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 63.166 tỷ đồng. Với tốc độ tăng doanh thu cao và bền vững nhƣ vậy, đến năm 2012, Viettel đƣợc xếp hạng thứ 6 trong 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (bao gồm cả các doanh nghiệp nƣớc ngoài tại Việt Nam nhƣ Samsung Vina) nhƣng là doanh nghiệp đạt lợi nhuận trƣớc thuế cao nhất.
Từ năm 2012 – 2015, tốc độ tăng trƣởng hàng năm của Tập đoàn Viễn thông Quân đội trung bình hàng năm đạt 30-50%. Trong đó theo Báo cáo của Tập đoàn, năm 2014 Viettel đã đạt doanh thu trên 197.000 tỷ đồng (tăng trƣởng trên 20%), đứng thứ 2 trong số gần 500.000 doanh nghiệp Việt Nam và chiếm trên 10% trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp nhà nƣớc; lợi nhuận trƣớc thuế đạt 42.000 tỷ đồng (tăng trƣởng 15%), chiếm gần 1/4 tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc; nộp ngân sách Nhà nƣớc trên 15.000 tỷ đồng; tạo công ăn việc làm cho gần 90.000 lao động (trong đó, tại Việt Nam là 75.000 ngƣời và nƣớc ngoài là 15.000 ngƣời).
Năm 2015 đƣợc coi là bƣớc đột phá của Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) khi tập trung vào công tác tái cơ cấu. Theo đó, từ ngày 1/7/2015, đơn vị này đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới với việc ra đời và hoạt động của các Tổng công ty 100% vốn của Tập đoàn nhƣ VNPT-VinaPhone, VNPT- Media, VNPT-Net. Năm 2015, tổng doanh thu của Tập đoàn đạt 222.700 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2014 ; Lợi nhuận trƣớc thuế lên tới 45.800 tỷ đồng, tăng trƣởng 8,5% ; Tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên vốn chủ sở hữu là 40,8%. Bên cạnh
đó, nhà mạng này còn tăng thêm 6 triệu thuê bao trong năm 2015; lũy kế toàn mạng lên tới 72,9 triệu thuê bao. Tổng số thuê bao điện thoại cuối năm 2015 của VNPT tăng đáng kể, đạt 33,7 triệu thuê bao, trong đó, thuê bao di động VinaPhone là 29,7 triệu, tăng 3,3 triệu so với cuối năm 2014. Hiện Viettel đã đầu tƣ tại 9 quốc gia (với tổng dân số 175 triệu dân) với tổng doanh thu từ thị trƣờng ngoài nƣớc đạt 1,2 tỷ USD (tăng trƣởng 25%), tổng lợi nhuận trƣớc thuế đạt 156 triệu USD (tăng 32 %). Hết năm 2015, 80% trong tổng số trên 600 triệu USD đầu tƣ ra nƣớc ngoài sẽ đƣợc thu hồi. Năm 2015, tập đoàn sẽ khai trƣơng dịch vụ viễn thông tại các thị trƣờng Công Gô (75 triệu dân), Colombia (40 triệu dân) và Myanmar (55 triệu dân).
Ngoài 2 trụ cột viễn thông và đầu tƣ ra nƣớc ngoài, Viettel đang chuyển hƣớng đầu tƣ mạnh cho trụ cột thứ 3 là nghiên cứu - sản xuất các thiết bị công nghệ cao và thiết bị thông minh với việc thành lập 3 viện nghiên cứu - sản xuất thiết bị hạ tầng mạng viễn thông, thiết bị điện tử thông minh… Viettel đã và đang tập trung xây dựng và phát triển theo mô hình doanh nghiệp sáng tạo với việc phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lƣợng cao hiện đã lên đến 4.500 nhân sự, trong đó có 3.000 tiến sỹ, kỹ sƣ, lập trình viên làm việc tại 3 viện nghiên cứu, 2 công ty phần mềm. Doanh thu bƣớc đầu trong lĩnh vực này đã đạt 5.500 tỷ đồng.
Các danh hiệu, giải thưởng đã đạt được
Tại Việt Nam
- Thƣơng hiệu mạnh nhất Việt Nam ngành hàng Bƣu chính-Viễn thông-Tin học do ngƣời tiêu dùng bình chọn.
- Doanh nghiệp đầu tiên phá thế độc quyền trong ngành Bƣu chính Viễn thông ở Việt Nam.
- Mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam, và là một trong những mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn).
- Số 1 về truyền dẫn cáp quang ở Việt Nam. - Số 1 về mạng lƣới phân phối ở Việt Nam. - Số 1 về đột phá kỹ thuật:
- Doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thử nghiệm và kinh doanh thành công dịch vụ VoIP
- Số 1 về quy mô tổng đài chăm sóc khách hàng ở Việt Nam.
- Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012. Tại các thị trƣờng đang đầu tƣ
- Doanh nghiệp viễn thông lớn nhất tại Campuchia và Lào về hạ tầng viễn thông và thuê bao.
- Doanh nghiệp viễn thông lớn nhất tại Haiti và Mozambique về hạ tầng viễn thông.
Trên thế giới
- Nằm trong 100 thƣơng hiệu viễn thông lớn nhất thế giới
- Mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn)
- Frost&Sullivan 2009: Giải thƣởng "Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trƣờng mới nổi".
- WCA 2009: Giải thƣởng "Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại các nƣớc đang phát triển".
- WCA 2011: Metfone – Thƣơng hiệu Viettel tại Campuchia đạt giải "Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại thị trƣờng đang phát triển"
- WCA 2012: Unitel – Thƣơng hiệu Viettel tại Lào đạt giải "Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại thị trƣờng đang phát triển"
- AFRICACOM 2012: Movitel - Thƣơng hiệu Viettel tại Mozambique đạt giải “Doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện tình hình viễn thông khu vực nông thôn Châu Phi”.
- Frost&Sullivan 2013: Movitel - Thƣơng hiệu Viettel tại Mozambique đạt giải “Doanh nghiệp dẫn đầu về năng lực cạnh tranh khu vực Châu Phi”.
- Mobile Innovations Awards 2014: Công ty Movitel chiến thắng ở hạng mục Giải thƣởng do Hội đồng Giám khảo bình chọn - thuộc khuôn khổ Giải Sáng tạo Di động (Mobile Innovations Awards).
- Giải thƣởng Kinh doanh quốc tế (IBA) 2014 (tổ chức Stevie Awards): Movitel đoạt Giải vàng Stevie hạng mục “Doanh nghiệp tăng trƣởng nhanh nhất ở Trung Đông và châu Phi” và đƣợc mệnh danh là “Điều kỳ diệu của châu Phi”. Thƣơng hiệu Telemor của Viettel Đông-Timor đoạt Giải bạc Stevie cho “Doanh nghiệp khởi đầu thành công nhất” và đƣợc IBA gọi là “Doanh nghiệp khởi đầu hạnh phúc”.
- Giải thƣởng Stevie châu Á – Thái Bình Dƣơng: Viettel nhận giải Bạc Giải thƣởng Stevie châu Á – Thái Bình Dƣơng (Stevie Awards) ở hạng mục “Dịch vụ khách hàng mới của năm” với dịch vụ tổng đài tiếng dân tộc tại Seoul (Hàn Quốc).
- Giải thƣởng Kinh doanh Quốc tế năm 2015 của tổ chức Stevie Awards (Mỹ) - Telemor (Thƣơng hiệu của Viettel ở Đông Timo) với giải vàng hạng mục “Doanh nghiệp tăng trƣởng nhanh nhất năm 2015 khu vực châu Á, châu Úc và New Zealand” và Natcom (thƣơng hiệu của Viettel ở Haiti) với giải bạc ở hạng mục “Chƣơng trình doanh nghiệp xã hội của năm”.