Kiểm soát, điều chỉnh văn hóa quản lý của doanh nghiệp cho phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa quản lý tại tập đoàn viễn thông quân đội (Trang 116 - 118)

4.2. Một số giải pháp định hƣớng và phát triển văn hoá quản lý tại Tập đoàn Viễn

4.2.6. Kiểm soát, điều chỉnh văn hóa quản lý của doanh nghiệp cho phù hợp

Đểxây dựng văn hóa quản lý doanh nghiệp cho phù hợp với từng hoàn cảnh và mang lại hiệu quả cao, doanh nghiệp cần biết tăng cƣờng, hoặc giảm bớt sự ảnh hƣởng của môi trƣờng văn hóa bên ngoài đến văn hóa quản lý của doanh nghiệp: Môi trƣờng kinh doanh luôn biến đổi phức tạp, đồng thời kéo theo đó nhiều giá trị văn hoá cũng cần thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế phát triển của công ty cũng nhƣ tình hình, môi trƣờng kinh doanh bên ngoài. Do đó để xây dựng văn hoá quản lý phù hợp và hiệu quả trong mỗi giai đoạn, thời kỳ phát triển của Tập đoàn, các nhà lãnh đạo Viettel cần thƣờng xuyên có những chiến lƣợc nhằm tăng cƣờng những ảnh hƣởng tích cực, và giảm bớt ảnh hƣởng tiêu cực của môi trƣờng văn hóa bên ngoài đến văn hóa quản lý của doanh nghiệp. Trong đó Viettel cần thƣờng xuyên tiến hành công tác kiểm soát, theo dõi, phát hiện và đề xuất điều chỉnh những vấn đề mới trong văn hóa quản lý doanh nghiệp khi cần thiết có sự thay đổi một cách kịp thời và hợp lý. Công tác kiểm soát, điều chỉnh văn hoá quản lý của Viettel bao gồm các nội dung sau:

- Tìm hiểu môi trƣờng và các yếu tố ảnh hƣởng đến văn hoá doanh nghiệp trong hiện tại và tƣơng lai. Xem xét có yếu tố nào làm thay đổi những giá trị văn hoá của doanh nghiệp cũng nhƣ văn hoá quản lý của Tập đoàn trong tƣơng lai.

- Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hoá nào cần thay đổi. Sự thay đổi hay xây dựng văn hoá doanh nghiệp thƣờng bắt đầu bằng việc đánh giá xem văn hoá hiện tại nhƣ thế nào và kết hợp với chiến lƣợc phát triển Tập đoàn.

Đánh giá văn hoá là một việc cực kỳ khó khăn vì văn hoá thƣờng khó thấy và dễ nhầm lẫn về tiêu chí đánh giá, vì thế đòi hỏi năng lực lãnh đạo, đánh giá của ngƣời lãnh đạo. Bên cạnh đó nhà quản trị phải xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở, nền tảng và giữ vững các giá trị cốt lõi là các giá trị không phai nhòa theo thời gian.

- Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn hóa. Lãnh đạo đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho việc xây dựng văn hoá. Lãnh đạo là ngƣời đề xƣớng và hƣớng dẫn các nỗ lực thay đổi. Lãnh đạo chịu trách nhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá cho nhân viên hiểu đúng, tin tƣởng và cùng nỗ lực để xây dựng. Lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện những tiêu cực, những điểm bất hợp lý trong phát triển văn hoá và từ đó có phƣơng hƣớng và giải pháp điều chỉnh cho phù hợp.

- Nhận biết các trở ngại và nguyên nhân từ chối thay đổi và xây dựng các chiến lƣợc để đối phó. Vì vậy ngƣời lãnh đạo phải khuyến khích, động viên và chỉ cho nhân viên thấy lợi ích của họ tăng lên trong quá trình thay đổi.

- Phổ biến kế hoạch hành động và động viên tinh thần, tạo động lực cho sự thay đổi. Sự thay đổi sẽ ảnh hƣởng đến đời sống nhân viên. Họ cần đƣợc biết sự thay đổi đó đem lại điều tốt đẹp cho họ. Sự động viên, khuyến khích sẽ dễ dàng hơn khi mọi ngƣời đƣợc biết vai trò của mình là đóng góp và xây dựng tƣơng lai của Viettel.

- Tiếp tục đánh giá văn hóa doanh nghiệp và thiết lập các chuẩn mực mới về không ngừng học tập và thay đổi. Văn hoá không phải là bất biến vì vậy khi ta đã xây dựng đƣợc một văn hoá phù hợp thì việc quan trọng là liên tục đánh giá và duy trì các giá trị tốt, đồng thời truyền bá những giá trị đó cho nhân viên mới.

- Ngoài ra cần phải định hình văn hóa đối tƣợng quản lý (cán bộ nhân viên). Văn hóa của đối tƣợng quản lý (cán bộ nhân viên) có ảnh hƣởng, chi phối tới văn hóa quản lý của các nhà quản lý doanh nghiệp. Với Tập đoàn lớn nhƣ Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, số lƣợng cán bộ công nhân viên lên đến con số hàng trăm, hàng nghìn và trải dài nhiều tỉnh thành trên cả nƣớc, văn hóa cán bộ nhân viên lại càng trở nên cần thiết, đóng vai trò nhƣ một chất keo kết nối, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân viên và doanh nghiệp, tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh và vững chắc.

Do vậy các lãnh đạo, nhà quản lý Viettel ngay từ đầu cần xây dựng, định hình rõ ràng văn hóa của cán bộ nhân viên một cách hợp lý, tích cực để từ đó tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà lãnh đạo trong công tác quản lý văn hóa doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa quản lý tại tập đoàn viễn thông quân đội (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)