4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
- Chính phủ cần tiếp tục cho Viettel thực hiện thí điểm cơ cấu tổ chức quản lý gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc như hiện nay. Vì tổ chức nhƣ vậy sẽ vừa đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, vừa đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp quân đội. Đó là sự khác biệt so với các doanh nghiệp Nhà nƣớc khác, nhƣng nó sẽ tiếp tục mang lại thành công cho Viettel trong việc quản lý Tập đoàn.
- Chính phủ cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng để quản lý, theo dõi đánh giá hiệu quả của công tác quản lý của tập đoàn, đồng thời tạo sự chủ động, linh hoạt cho Tập đoàn, tránh gây ra sự cứng nhắc, bảo thủ. Cùng với bộ tiêu chí này, Chính phủ cũng cần xây dựng cơ chế chính sách, quy trình, quy chế cụ thể, minh bạch về tuyển chọn, đào tạo, tạo nguồn đội ngũ cán bộ quản lý chủ trì, chủ chốt của Viettel nói riêng và của các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc nói chung.
- Cho phép Viettel thực hiện các chế độ cho nhân viên như lương bổng theo cơ chế thị trường trên cơ sở đảm bảo các chỉ tiêu chủ yếu theo quy định để khuyến khích ngƣời lao động, tạo ra môi trƣờng văn hóa doanh nghiệp tích cực, lành mạnh và hấp dẫn ngƣời lao động.
4.3.2. Kiến nghị với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
- Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel vừa là một doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, vừa là một đơn vị quân đội với nhiệm vụ, cơ chế hoạt động đặc thù, trong đó hoạt động của công tác đảng, công tác chính trị của Tập đoàn có những nét riêng biệt. Tổ chức Đảng có vai trò quan trọng không chỉ trong việc điều phối, giám sát thực hiện các hoạt động kinh doanh mà còn trong việc chăm lo đời sống tinh thần, văn hoá cho toàn bộ hệ thống cán bộ công nhân viên của Tập
đoạn. Vì vậy Viettel cần phải nâng cao vai trò của các tổ chức đảng, đoàn thể trong chỉ đạo quá trình xây dựng, gìn giữ và phát triển văn hóa doanh nghiệp của mình.
- Thành lập một bộ phận chuyên trách giúp Ban Lãnh đạo của Tập đoàn lãnh đạo, quản lý quá trình xây dựng, áp dụng và phát triển văn hoá Viettel. Bộ phận này còn có trách nhiệm nắm tình hình, ý kiến phản hồi việc truyền bá, xây dựng văn hoá của Viettel trong bối cảnh hội nhập quốc tế và môi trƣờng đa văn hóa; tham mƣu với Lãnh đạo Tập đoàn bổ sung, chỉnh sửa các yếu tố, nội dung trong hệ thống văn hóa cho phù hợp với tình hình và địa bàn mới.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông về văn hóa Công ty, chú trọng đến những hình thức truyền thông mới, thu hút cán bộ tham gia nhƣ các ngày hội gia đình Viettel, ngày hội thể thao hay các chƣơng trình văn hoá, nghệ thuật chào mừng các ngày lễ kỷ niệm của Viettel hay các ngày lễ, đặc biệt của dân tộc.
Bên cạnh những tác động đến từ phía Lãnh đạo Công ty, tổ chức công đoàn Công ty cũng phải đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng văn hóa quản lý doanh nghiệp, hƣớng đến mục tiêu tạo môi trƣờng làm việc tốt nhất, thúc đẩy cán bộ công nhân viên làm việc hết mình, hiệu quả, cùng góp phần thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
KẾT LUẬN
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, và là tập đoàn đi tiên phong, đột phá trong sản xuất kinh doanh, tạo nguồn lực để thực hiện xuất sắc nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Viettel đạt đƣợc thành công nhƣ hôm nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không kể đến vai trò của văn hoá quản lý doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động và phát triển, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Viettel đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, phải hoạt động năng động hơn để giành vị thế cao trên thƣơng trƣờng. Sự biến động của môi trƣờng sẽ lớn hơn, phức tạp hơn. Điều này đòi hỏi phải tạo ra đƣợc một cuộc chuyển biến toàn diện để đáp ứng với xu thế của thời đại. Việc xây dựng và phát triển văn hoá quản lý Viettel sẽ giúp các nhà lãnh đạo Viettel tìm đƣợc những phƣơng hƣớng, biện pháp để thực hiện các hoạt động quản lý doanh nghiệp, quản lý hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Có thể nói văn hoá quản lý doanh nghiệp là một nhân tố cơ bản để thúc đẩy và đảm bảo cho Viettel đạt đƣợc mục tiêu hoạt động quản lý hiệu quả cao và phát triển bền vững trong điều kiện và bổi cảnh hội nhập quốc tế. Đây chính là nền tảng tinh thần vững chắc và bản sắc tốt đẹp của các nhà quản lý Viettel nói riêng và của Tập đoàn Viettel nói chung, là nguồn lực góp phần nâng cao năng lực quản lý hoạt động của Tập đoàn, nâng cao vị thế cạnh tranh của Tập đoàn không chỉ trong nƣớc mà trên trƣờng quốc tế. Văn hoá quản lý sẽ còn có tác động hết sức quan trọng đến sự đổi mới và phát triển của Viettel trong thời gian tới khi góp phần định hƣớng tƣ duy chiến lƣợc, phong cách lãnh đạo, tạo đƣợc sự đồng thuận chung của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên, tạo nên tinh thần và môi trƣờng làm việc hiệu quả, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững cho Viettel.
Tuy nhiên, xây dựng và phát triển văn hoá quản lý doanh nghiệp là một quá trình lâu dài, và phức tạp, nhất là đối với chi nhánh, công ty đơn vị ở ngoài trụ sở chính của Viettel. Trong những năm qua, văn hoá quản lý doanh nghiệp của Viettel đã phát huy hiệu quả cao trong việc quản lý nguồn lực, cũng nhƣ quản lý hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Tuy nhiên bên cạnh đó, quá trình phát triển văn hoá quản
lý của Tập đoàn vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Để có thể duy trì, phát triển văn hoá quản lý doanh nghiệp và áp dụng nó vào trong công tác quản trị kinh doanh, quản trị chiến lƣợc, quản trị tổ chức và nhân sự... , các nhà lãnh đạo Viettel phải có những bƣớc đi vững chãi, có định hƣớng rõ ràng, chi tiết.
Trên cơ sở phân tích thực trạng văn hoá quản lý của Viettel, và trên cơ sở những chính sách, chiến lƣợc phát triển Tập đoàn, cũng nhƣ những định hƣớng phát triển văn hoá doanh nghiệp của Viettel, luận văn đƣa ra một số giải pháp cũng nhƣ một số kiến nghị nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện, phát triển văn hoá quản lý của Tập đoàn Viettel. Để thực hiện đƣợc các giải pháp này đòi hỏi sự quyết tâm, tinh thần, trách nhiệm, sự đồng thuận của ban lãnh đạo, đặc biệt cần sự ủng hộ và sự nhất trí tham gia của tất cả các cán bộ công nhân viên Tập đoàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Đỗ Minh Cƣơng, 2001. Văn hóa kinh doanh và Triết lý kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
2. Đỗ Minh Cƣơng, 2013. Những yếu tố tác động đến nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam. Tạp chí Khoa học Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số (1) 55-65.
3. Dinna Louise Dayao, 2005. Trí tuệ Kinh doanh Châu Á - Bài học từ những nhà lãnh đạo kinh doanh xuất sắc và thành đạt nhất Châu Á. Hà Nội: NXB Lao động.
4. Nguyễn Văn Dung và cộng sự, 2010. Văn hóa tổ chức và lãnh đạo. Hà Nội: Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải.
5. Đỗ Thị Hà Hạnh, 2010. Phát triển VHDN của Công ty thông tin di động. Hà Nội: Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông.
6. Hoàng Văn Hoa, 2010. Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
7. Trần Thị Huyền, 2013. Duy trì và phát triển vá hoá doanh nghiệp Viettel để phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Luận văn chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Học viện Công nghệ bƣu chính viễn thông
8. Phạm Văn Khanh, 2013. Văn hóa học đường, bản chất, nội dung và biện pháp xây dựng. Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc “Tâm lý học và vấn đề cải thiện môi trƣờng giáo dục hiện nay”. Cần Thơ.
9. Dƣơng Thị Liễu, 2012. Văn hoá kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
10.Nguyễn Viết Lộc, 2012. Văn hóa doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh. Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
11.Nguyễn Viết Lộc, 2013. Doanh nhân Việt Nam với vấn đề nắm bắt cơ hội kinh doanh. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số (4), tr. 35-43.
12.Mukul Pandya và Robbie Shell, 2010. Thuật lãnh đạo siêu đẳng - Bạn học gì từ 25 nhà doanh nghiệp kiệt xuất đương đại. Hà Nội: NXB Lao động.
13.Nguyễn Trang Nga, 2012. Văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác tại Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp. Trƣờng đại học Ngoại thƣơng.
14.Phùng Xuân Nhạ, 2011. Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. (tr. 188)
15.Ngô Quý Nhâm, 2009. Phát triển văn hóa doanh nghiệp trong thế kỷ 21. Tạp chí Thông tin KH-CN Nghệ An, số (5), tr.13-14.
16.Peter F. Drucker, 2011. Tinh thần Doanh nhân khởi nghiệp và Sự đổi mới.
Hà Nội: NXB Kinh tế Quốc dân.
17.Quang Phƣơng, 2014. Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng: Viettel phải liên tục phấn đấu để xứng đáng là niềm tự hào của Việt Nam. Báo Quân đội nhân dân, Số ra ngày 12 - 3 - 2015.
18.Vũ Hào Quang, 2009. Văn hóa quản lý doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Hội thảo về Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong toàn cầu hóa. Hà Nội.
19.Trần Hữu Quang và Nguyễn Công Thắng, 2007. Văn hóa kinh doanh - Những góc nhìn. Hà Nội: NXB Trẻ
20.Đào Duy Quát, 2007. Văn hóa doanh nghiệp văn hóa doanh nhân trong quá trình hội nhập. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia. (tr. 177)
21.Lê Quân, 2008. Xây dựng các giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp. Tạp chí Khoa học Thương mại, số 27, tr.20-22.
22.Nguyễn Mạnh Quân, 2012. Đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
23.Phạm Ngọc Thanh, 2011. Mấy vấn đề chủ yếu của văn hoá nghề quản lí. Tạp chí Lí luận chính trị và truyền thông, số 07/2011.
24.Phạm Ngọc Thanh, 2008. Những vấn đề lí luận chủ yếu của Văn hoá quản lí, Đề tài Nghiên cứu khoa học. Hà Nội: Đại học quốc gia Hà Nội.
25.Trần Ngọc Thêm, 2013. Khái luận về văn hoá. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia.
26.Thủ tƣớng Chính phủ, 2009. Quyết định 2079/QĐ-TTg về thành lập Công ty mẹ Tập đoàn viễn thông Quân đội. Hà Nội.
27.Thủ tƣớng Chính phủ, 2010. Quyết định 1775/QĐ-TTg về phê duyệt đề án “đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”. Hà Nội.
28.Tổng công ty Viễn thông Quân đội, Công ty Bƣu chính Viettel, 2013. Báo cáo thông tin. Hà Nội.
29.Phan Quốc Việt và Nguyễn Huy Hoàng, 2010. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - Yếu tố quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp. Hà Nội: Trung tâm Phát triển Kỹ năng Con ngƣời Tâm Việt
30.Nguyễn Quang Vinh và Trần Hữu Quang, 2011. Doanh nhân và văn hóa kinh doanh. TP Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh
31.Bruce M. Tharp, 2009. Defining “Culture” and “Organizational Culture”.
From Anthropology to the Office.
32.C.I.Barnad, 1938.The Functions of the Excutive. Harvard University Press 33. Luong Thi Minh Thu, 2011. Survey the Successfulness of Applying
Information to the TrainingManagement. Master Thesis. College of Informatics Graduate School of Information Management
34.M.Weber, 1947. The Theory of Social and Economc Organization. New York.
PHỤ LỤC Phụ lục 1
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỐI VỚI NHÀ QUẢN LÝ VỀ THỰC TRẠNG VĂN HOÁ QUẢN LÝ CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
VIETTEL
**********************
Kính chào Quý vị! Tôi là Nguyễn Thị Biên Thùy - học viên cao học Khoa Quản lý Kinh tế. Tôi đang thực hiện nghiên cứu về thực trạng văn hoá quản lý doanh nghiệp tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. Dƣới đây là bảng khảo sát ý kiến của quý vị, rất mong nhận đƣợc sự giúp đỡ của Quý vị để tôi có thể hoàn thành bài nghiên cứu, đồng thời đƣa ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện văn hoá quản lý của Tập đoàn Viettel. Thông tin Quý vị cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích cuộc khảo sát nói trên.
Sau đây là các câu hỏi phỏng vấn, với mỗi câu hỏi/mục lựa chọn, quý vị vui lòng đánh dấu (x) để trả lời; với mỗi câu hỏi/ghi ý kiến, quý vị ghi ý kiến vào dòng 3 chấm (…) để thể hiện đúng ý kiến, quan điểm của mình.
1. Thông tin của quý vị - Giới tính của quý vị
a. Nam b. Nữ - Quý vị thuộc nhóm tuổi nào dƣới đây a. 20 – 30 b. 31 – 40 c. 41 – 51 d. Trên 51 tuổi - Trình độ của quý vị a. Cao đẳng b. Đại học c. Thạc sĩ d. Trên thạc sĩ e. Khác………. - Chức vụ của quý vị ở Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel a. Nhân viên b. Quản lý
a. Dƣới 1 năm b. 1 – 3 năm c. 3 – 5 năm d. Trên 5 năm
2. Theo anh/chị văn hoá quản lý có vai trò thế nào đối với sự phát triển của doanh nghiệp
a. Rất quan trọng b. Quan trọng
c. Bình thƣờng d. Không quan trọng
3. Trƣớc khi ra quyết định, anh/chị có tham vấn ý kiến của cấp dƣới không? a. Không bao giờ b. Thỉnh thoảng c. Thƣờng xuyên
4. Anh/chị có lắng nghe những lời khuyên, góp ý của nhân viên không? a. Không bao giờ b. Thỉnh thoảng c. Thƣờng xuyên 5. Anh/chị có thƣờng hỗ trợ nhân viên hoàn thành công việc không? a. Không bao giờ b. Thỉnh thoảng c. Thƣờng xuyên 6. Anh/chị có đối xử công bằng đối với các nhân viên không? a. Không bao giờ b. Thỉnh thoảng c. Thƣờng xuyên
7. Anh/chị có giải thích rõ ràng các nội dung, cách thức làm việc cho nhân viên không?
a. Không bao giờ b. Thỉnh thoảng c. Thƣờng xuyên 8. Anh/chị có lên kế hoạch cho những việc mình cần làm không? a. Không bao giờ b. Thỉnh thoảng c. Thƣờng xuyên
9. Anh/chị có thƣờng duy trì những chuẩn mực của công ty một cách rõ ràng không?
a. Không bao giờ b. Thỉnh thoảng c. Thƣờng xuyên 10. Anh/chị quan tâm đến vấn đề nào sau đây hơn?
a. Doanh thu của công ty b. Hành vi đạo đức 11. Mức độ sử dụng ngoại ngữ của anh/chị?
a. Rất tốt b. Tốt
c. Bình thƣờng d. Không tốt e. Không biết ngoại ngữ 12. Anh/chị có đƣợc tham gia khoá huấn luyện, đào tạo về kỹ năng giao tiếp không?
a. Có b. Không
13. Phong cách lãnh đạo nào mà anh/chị muốn theo đuổi? a. Phong cách chuyên quyền b. Phong cách dân chủ
c. Phong cách tự do d. Kết hợp cả 3 phong cách trên 14. Theo anh/chị một nhà lãnh đạo giỏi là ngƣời nhƣ thế nào?
……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………..……… ………..………
15. Anh/chị có giải pháp gì để hoàn thiện, nâng cao văn hoá quản lý doanh nghiệp? ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ************************************** XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN Ý KIẾN CỦA QUÝ VỊ
Phụ lục 2
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT NHÂN VIÊN VỀ THỰC TRẠNG VĂN HOÁ QUẢN LÝ CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
**********************
Kính chào Quý vị! Tôi là Nguyễn Thị Biên Thùy - học viên cao học Khoa Quản lý Kinh tế. Tôi đang thực hiện nghiên cứu về thực trạng văn hoá quản lý