Đánh giá thƣơngmại giày dép ViệtNam – EU khi hiệpđịnh có hiệu lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU đến thương mại hàng giày dép của Việt Nam (Trang 95 - 99)

C giày cho nam

31 33 Nh ng yêu cầu và quy định riêng trong ngành

3.3. Đánh giá thƣơngmại giày dép ViệtNam – EU khi hiệpđịnh có hiệu lực

3.3. Đánh giá thƣơng mại giày dép Việt Nam – EU khi hiệp định có hiệu lực lực

Hiệp định Thƣơng mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã ký kết và có hiệu lực, Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) sắp thông qua, AEC chính thức có hiệu lực vào ngày 31/12/2015… là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành Da giày.

Khi EVFTA có hiệu lực cũng là thời điểm Việt Nam kết thúc thời gian đƣợc hƣởng ƣu đãi theo Quy chế GSP. Từ năm 2014, khi đƣợc hƣởng ƣu đãi GSP xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào EU đã tăng trƣởng tới 20%. EVFTA hấp dẫn hơn với đa phần các dòng thuế giảm về 0%, tạo đà tốt hơn cho xuất khẩu giày dép vào EU, mức tăng trƣởng dự kiến khoảng 20%-30%.

Nhìn chung, các EVFTA sẽ tạo lợi thế cho xuất khẩu giày dép tại các thị trƣờng lớn, nhƣ: Anh, Pháp, Thụy Sĩ…bởi các cam kết cắt giảm thuế quan và các hàng rào bảo hộ. Khi xuất khẩu giày dép sang các thị trƣờng tiếp tục tăng trƣởng, nghĩa là giày dép Việt Nam đã đƣợc các thị trƣờng này ƣa chuộng và khi mà giá cạnh tranh giảm xuống, cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sẽ lớn hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, theo lộ trình giảm thuế của Hiệp định thƣơng mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), cuối năm 2015, thuế suất đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ về 0%. Điều này giúp tạo cơ hội mở rộng thị trƣờng xuất khẩu tại khu vực có địa lý gần gũi với Việt Nam cũng nhƣ có triển vọng hợp tác phát triển nguồn nguyên phụ liệu cho ngành da giày Việt Nam.

EVFTA mang lại cơ hội lớn cho xuất khẩu giày dép, nhƣng cũng tạo sức ép không nhỏ lên doanh nghiệp. Ngay trong năm 2015, thị trƣờng xuất khẩu giày dép lớn của Việt Nam đã dựng một loạt hàng rào phi thuế quan, nhƣ: Thay đổi đạo luật REACH, tiêu chuẩn về formaldehyd và azo cho sản phẩm da thuộc của EU, yêu cầu về trách nhiệm xã hội… Hàng rào phi thuế quan này sẽ tiếp tục gây khó cho các doanh nghiệp.

Năm 2016, doanh nghiệp trong nƣớc sẽ phải đóng phí bảo hiểm theo mức lƣơng thực trả cho ngƣời lao động; chi phí logictics, phụ phí về tàu cảng cũng tăng, sự thay đổi trong việc kê khai hải quan điện tử… cũng là những trở ngại không nhỏ.

Để h trợ doanh nghiệp vƣợt qua những khó khăn, hiệp hội giày dép sẽ cập nhật sự thay đổi trong chính sách, quy định mới, cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp; h trợ doanh nghiệp tham gia các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, phát triển thị trƣờng; tổ chức đào tạo và kết nối doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng để mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, chính các doanh nghiệp cũng cần đầu tƣ về công nghệ để có thể sản xuất đƣợc các sản phẩm chất lƣợng cao, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã và phải xây dựng đƣợc thƣơng hiệu quốc tế của mình, đảm bảo sự phát triển bền vững trong dài hạn.

Khi EVFTA có hiệu lực cũng là thời điểm Việt Nam kết thúc thời gian đƣợc hƣởng ƣu đãi theo Quy chế GSP. Theo cam kết, EVFTA hấp dẫn hơn với đa phần các dòng thuế giảm về 0% (trong vòng 7 năm), tạo đà tốt hơn cho xuất khẩu giày dép vào EU, mức tăng trƣởng có thể từ 20 - 30%.

Với sự góp mặt của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, ngành Da giầy Việt Nam đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc. Hiện tại, ngành đã đáp ứng khá tốt yêu cầu về quy tắc xuất xứ khi đạt tỷ lệ nội địa hóa lên tới 55%. Một bộ phận doanh nghiệp sản xuất có sản phẩm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và đang cải thiện ngày một tốt hơn tiến độ giao hàng, chủ động trong việc tổ chức sản xuất, tăng cƣờng liên kết với các đối tác cung cấp nguyên phụ liệu….

Cũng đã có những doanh nghiệp mạnh dạn làm khác truyền thống gia công để xuất khẩu đƣợc những sản phẩm của chính mình. Đơn cử nhƣ Công ty Sản xuất - Thƣơng mại - Dịch vụ Vinh Thông, từ vật tƣ, nguyên liệu, kiểm định chất lƣợng đến khâu cuối cùng để sản xuất những đôi giầy xuất khẩu, hầu nhƣ đều do doanh nghiệp quyết định hoàn toàn, khác hẳn so với cách làm gia công của khoảng 90% doanh nghiệp xuất khẩu giày dép khác. Với cách làm chủ động, m i năm, doanh nghiệp có thể xuất khẩu đến 5 triệu đôi giày dép , chủ yếu vào thị trƣờng châu Âu, với tổng giá trị lên đến hơn 200 tỷ đồng.

Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam (Lefaso) dự báo, khi EVFTA đƣợc ký kết và các hàng rào thuế quan đƣợc hạ xuống, nhƣng các hàng rào kỹ thuật và phi thuế quan lại đƣợc dựng lên sẽ là nguy cơ cho các DN sản xuất da giày, đặc biệt ở loại hình vừa và nhỏ đang chiếm đa số trong nƣớc. Chƣa kể, để tham gia vào chu i cung ứng toàn cầu, ngành da giày nƣớc ta đang vấp phải khó khăn lớn là tỷ lệ nguồn cung ứng nguyên, vật liệu nội địa thấp. Vì vậy, tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm đƣợc sản xuất bởi các DN Việt Nam phải đƣợc nâng lên mức 60% để đáp ứng đƣợc điều kiện về quy tắc xuất xứ trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia, giúp giảm các chi phí về logistics và nâng cao sự chủ động của DN Việt. Ngoài ra, các DN trong nƣớc buộc phải tham gia chu i cung ứng toàn cầu và phải tiến dần vào việc sản xuất những dòng sản phẩm có giá trị cao, không thể chỉ tiếp tục sản xuất những dòng sản phẩm cơ bản nhƣ hiện tại. Hiện nay, một số nƣớc nhƣ Campuchia, Myanmar, Bangladesh là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam nhờ sản xuất đƣợc những dòng giày dép cơ bản và có khả năng đƣợc hƣởng thuế nhập khẩu ƣu đãi từ EU, Mỹ.

Ký kết EVFTA cũng sẽ giúp loại bỏ hơn 99% dòng thuế xuất khẩu từ Việt Nam sang EU và ngƣợc lại, trong thời hạn từ 7 đến 10 năm. Hiệp định này sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu các sản phẩm cốt lõi của Việt Nam nhƣ dệt may, da giày, thủy sản sang một trong những khu vực kinh tế phát triển và có yêu cầu chất lƣợng, kỹ thuật cao nhất thế giới.

Về xuất khẩu, nếu đƣợc xóa bỏ tới trên 99% thuế quan theo EVFTA, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa khi nhập khẩu vào thị trƣờng EU.

Về nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ đƣợc lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lƣợng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU. Đặc biệt, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội đƣợc tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ/kỹ thuật cao từ các nƣớc EU, qua đó để nâng cao năng suất và cải thiện chất lƣợng sản phẩm của mình. Đồng thời, hàng hóa, dịch vụ từ EU nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tạo ra một sức ép cạnh tranh để doanh nghiệp Việt Nam n lực cải thiện năng lực cạnh tranh của mình.

Về Đầu tƣ: Môi trƣờng đầu tƣ mở hơn và thuận lợi hơn, triển vọng xuất khẩu hấp dẫn hơn sẽ thu hút đầu tƣ FDI từ EU vào Việt Nam nhiều hơn.

Về Môi trƣờng kinh doanh: Với việc thực thi các cam kết trong EVFTA về các vấn đề thể chế, chính sách pháp luật sau đƣờng biên giới, môi trƣờng kinh doanh và chính sách, pháp luật Việt Nam sẽ có những thay đổi, cải thiện theo hƣớng minh bạch hơn, thuận lợi và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.

Với EVFTA, cơ hội mở ra rất lớn nhƣng các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ gặp phải không ít thách thức bởi:

- Các yêu cầu về quy tắc xuất xứ có thể khó đáp ứng: Thông thƣờng hàng hóa muốn đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế quan theo FTA thì nguyên liệu phải đáp ứng đƣợc một tỷ lệ về hàm lƣợng nội khối nhất định (nguyên liệu có xuất xứ tại EU và/hoặc Việt Nam). Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu hiện nay chủ yếu đƣợc nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc ASEAN.

-Các rào cản TBT, SPS và yêu cầu của khách hàng: EU là một thị trƣờng khó tính. Khách hàng có yêu cầu cao về chất lƣợng sản phẩm. Các yêu cầu bắt buộc về

vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn, môi trƣờng…của EU rất khắt khe và không dễ đáp ứng. Vì vậy, dù có đƣợc hƣởng lợi về thuế quan thì hàng hóa của Việt Nam cũng phải hoàn thiện rất nhiều về chất lƣợng để có thể vƣợt qua đƣợc các rào cản này.

-Nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thƣơng mại: Thông thƣờng khi rào cản thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ nữa, doanh nghiệp ở thị trƣờng nhập khẩu có xu hƣớng sử dụng nhiều hơn các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa. Và EU cũng là một trong những thị trƣờng có “truyền thống” sử dụng các công cụ này.

-Sức ép cạnh tranh từ hàng hóa và dịch vụ của EU: Mở cửa thị trƣờng Việt Nam cho hàng hóa, dịch vụ từ EU đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khó khăn hơn ngay tại thị trƣờng nội địa. Trên thực tế, đây là một thách thức rất lớn, bởi các doanh nghiệp EU có lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam về năng lực cạnh tranh, kinh nghiệm thị trƣờng cũng nhƣ khả năng tận dụng các FTA. Tuy nhiên, cam kết mở cửa của Việt Nam là có lộ trình, đặc biệt đối với những nhóm sản phẩm nhạy cảm, do đó EVFTA cũng là cơ hội, sức ép hợp lý để các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh, thay đổi phƣơng thức kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU đến thương mại hàng giày dép của Việt Nam (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)