C giày cho nam
31 33 Nh ng yêu cầu và quy định riêng trong ngành
3.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những thành quả đat đƣợc trong thời gian qua thì hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Giày dép xuất khẩu của ta còn nghèo nàn về chủng loại và chất lƣợng thì chƣa đạt độ đồng đều. Các mặt hàng giày dép của Việt Nam thƣờng không phong phú về màu sắc và kiểu dáng, chỉ có 3 màu chủ đạo là đen, nâu, nửa nâu, một mẫu giầy thƣờng chỉ có từ 3-4 mầu, kiểu dáng thƣờng chỉ có 5 kiểu trong khi đó giày dép của Trung Quốc lại vô cùng phong phú về mầu sắc, một mẫu giầy thƣờng ít phải có 10 mầu. Điều này đã làm cho hàng của Việt Nam kho gây đƣợc sự thu hút của khách hang tham quan mua hàng.
- Các doanh nghiệp Việt Nam thƣờng tập trung cao độ vào một số ít mặt hàng. Sự tập trung này dễ gây ra hai quy cơ tiềm tàng cho xuất khẩu giày dép của ta. Thứ nhất là khả năng dễ bị tổn thƣơng đáng kể do những thay đổi không dự tính đƣợc trong điều kiện cung cấp cho khách hàng EU nhƣ việc chính sách thƣơng mại của EU đột ngột thay đổi. Thứ hai là dễ vấp phải lời kháng nghị từ phía ngƣời tiêu dùng EU tăng lên và những áp lực “ổn định hóa” trong việc thâm nhập thị trƣờng này do công nghệ chế biến lạc hậu, nguồn nguyên liệu không đảm bảo và các
doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong điều kiện thiếu thông tin thị trƣờng và giá cả, cũng nhƣ thông tin về thị hiếu và mặt hàng đƣợc ƣa chuộng tại các thời điểm trong năm.
- Thƣơng hiệu và uy tín sản phẩm còn yếu kém: giày dép của Việt Nam không đƣợc đánh giá cao, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu trực tiếp sang đó thì chỉ thuộc loại hàng cấp thấp, chỉ có một số ít thuộc loại trung bình. Khâu marketing, quản bá sản phảm còn rất yêu.
- Việt Nam dù đƣợc đánh giá là một trong 5 nhà sản xuất giày dép lớn nhất thế giới với công suất 715 triệu đôi/năm, nhƣng liên kết thƣợng nguồn trong ngành liên quan đến cung ứng nguyên liệu thô nhƣ da, chất dẻo và cao su, nguyên liệu chế biến, đặc biệt là thuộc da và cao su lƣu hoá còn rất yếu, các doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc gần nhƣ hoàn toàn vào các form mẫu nhập khẩu, chỉ có một vài nhà cung ứng form giày trong nƣớc, Các nhà sản xuất Việt Nam thƣờng làm gia công cho các hãng lớn trên thế giới, vì vậy các sản phẩm thƣờng có giá trị thấp và lợi nhuận không cao.
- Ngoài ra, ngành sản xuất giày dép tại Việt Nam với hơn 500 doanh nghiệp (gồm 235 doanh nghiệp liên doanh và có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, còn lại là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trong nƣớc), thì chỉ có doanh nghiệp liên doanh và có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là có trình độ công nghệ ở mức trung bình cao, có khả năng thực hiện tất cả các công đoạn sản xuất, số doanh nghiệp còn lại gia công hàng cho đối tác nƣớc ngoài mới chỉ trang bị hệ thống công nghệ, thiết bị ở mức bán tự động và cơ khí, mức độ sử dụng lao động phổ thông còn cao, do đó năng suất lao động chƣa đƣợc cải thiện.
* Nguyên nhân của hạn chế:
Về phương thức sản uất: Đặc điểm nổi bật của ngành công nghệp giày dép Việt Nam là phƣơng thức sản xuất chủ yếu vẫn là gia công cho đối tác nƣớc ngoài, sản xuất phục vụ xuất khẩu trực tiếp còn tƣơng đối hạn chế. Theo thống kê của hiệp
nhà thầu phụ cho các hãng lớn. Do đó nên tuy kim ngạch xuất khẩu giày dép sang EU lớn song hiệu quả kinh tế thu về thì rất thấp (gia công chỉ chiếm khoảng 25-30% tổng doanh thu xuất khẩu). Từ mẫu mã cho đến giá bán hoàn toàn do phía đối tác quyết định do vậy doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không có khả năng quyết định giá bán trên thị trƣờng, không tham gia vào quá trình thƣơng mại, không quyết định đầu vào và đầu ra cho sản phẩm. Đây chính là điểm rất yếu của ngành giầy dép Việt Nam vì đa phần phụ thuộc vào hệ thống phần phối nƣớc ngoài, điều đó đồng nghĩa với việc bị chi phối về sản xuất.
nh thức uất hẩu đơn giản: chủ yếu là dƣới hình thức xuất khẩu qua trung gian. Giày dép của Việt Nam vẫn chƣa tạo đƣợc thƣơng hiệu cũng nhƣ uy tín có thể cung cấp những đơn đặt hàng lớn và ổn định nên khó có thể dành đƣợc nhiều đơn đặt hàng dẫn đến việc các doanh nghiệp phải chuyển hƣớng xuất khẩu qua một nƣớc thứ ba đã có uy tín trên thị trƣờng nhƣ Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông. Phƣơng thức này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nhƣ khi các đối tác trung gian này gặp khó khăn thì sẽ gây bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Nguồn nguyên liệu và máy m c: Hiện nay chúng ta vẫn không thể tự chủ đƣợc nguồn nguyên liệu trong nƣớc, chủ yếu phải nhập khẩu từ các nƣớc khác nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…Đối với nguyên liệu để sản xuất giầy nhƣ chất liệu da, dả da và các nguyên liệu phụ trợ nhƣ keo dán, chỉ khẩu, nút nhãn hiệu... thì đến 70-80% phải nhập khẩu. Theo thống kê của Bộ Công Thƣơng, m i năm nƣớc ta vẫn phải nhập khẩu khoảng 6 triệu feet vuông da thuộc. Nhà máy thuộc da chƣa đáp ứng đƣợc 10% nhu cầu và hiện tại chỉ hoạt động 25% công suất do thiếu nguyên liệu. Hàng năm, Việt Nam mới có thể cung cấp 5000 tấn da bò và 100 tấn da trâu nhƣng nguồn nguyên liệu nội địa không đƣợc tận dụng và giá trị xuất khẩu thấp. M i năm Việt Nam phải chi từ 170- 230 triệu USD để nhập da giả và từ 80-100 triệu USD để nhập da từ Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc.
ội ng nhà thiết ế: theo nhận xét của hiệp hội da giầy Việt Nam, đội ngũ thiết kế tạo mẫu giầy hiện nay ở ta còn rất thiếu và yếu. Phần lớn đội ngũ thiết kế
trong các công ty là từ công nhân, sau thời gian làm tại các dây chuyền sản xuất, đƣợc lựa chọn bồi dƣỡng tại ch để làm ở bộ phận thiết kế và phát triển sản phẩm. Những nhân viên này không đƣợc đào tạo bài bản, một số chỉ đƣợc tiếp thu trực tiếp từ các chuyên gia, hay đƣợc đi học những khóa ngắn hạn. Nên hiện nay ngành giầy thiếu vắng hẳn một lực lƣợng là kỹ sƣ phác họa, mỹ thuật công nghiệp.
3.5. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trƣờng EU khi Hiệp định thƣơng mại EVFTA có hiệu lực