Thực trạng về xuất khẩu giày dép củaViệtNam vào thịtrƣờng EU trƣớc và trong quá trình đàm phán EVFTA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU đến thương mại hàng giày dép của Việt Nam (Trang 81 - 87)

C giày cho nam

31 33 Nh ng yêu cầu và quy định riêng trong ngành

3.2. Thực trạng về xuất khẩu giày dép củaViệtNam vào thịtrƣờng EU trƣớc và trong quá trình đàm phán EVFTA

trƣớc và trong quá trình đàm phán EVFTA

Trong bối cảnh Việt Nam và EU kết thúc đàm phán Hiệp định EVFTA vào tháng 12 năm 2015 vừa qua là một bƣớc tiến quan trọng trong lộ trình tăng cƣờng

Với mức độ cam kết đạt đƣợc, EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lƣợng cao, đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời Hiệp định đƣợc kỳ vọng sẽ tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ thƣơng mại và đầu tƣ giữa hai bên. Bên cạnh đó, với tính bổ sung mạnh mẽ trong cơ cấu xuất nhập khẩu, Việt Nam và EU cũng mong muốn Hiệp định EVFTA sẽ mang lại tác động tích cực cho cả hai bên, góp phần vào mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giúp tiếp tục ổn định an sinh-xã hội... tại m i bên. Những ảnh hƣởng của EVFTA đƣợc đƣa ra nhƣ sau:

Theo đánh giá của Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công thƣơng, ngành da giày hiện là một trong những ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn, chiếm 8% - 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm cả nƣớc. Hiện nay, Việt Nam đang là nƣớc sản xuất giày dép đứng thứ 3 châu Á sau Trung Quốc, Ấn Độ và đứng thứ 4 thế giới. Khi xuất khẩu vào thị trƣờng EU, mặt hàng giày dép của Việt Nam phải chịu mức thuế là 13 – 14%. Theo Bộ Công Thƣơng, từ ngày 1/1/2014 đến ngày 31/12/2016, thuế suất của các mặt hàng giày dép của Việt Nam nhập khẩu vào thị trƣờng EU giảm mạnh xuống còn 3% - 4% so trƣớc đó là 13% - 14%. Tận dụng đƣợc thuận lợi trên, xuất khẩu giày dép vào EU đã tăng trƣởng mạnh mẽ tới 20%. Tuy nhiên GSP là chƣơng trình ƣu đãi có thời hạn và kèm theo những điều kiện nhất định.

Những tháng đầu năm 2016, Tòa án Tƣ pháp thuộc EU (CJEU) đã ra thông báo quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giầy mũ da (certain leather footware) nhập khẩu từ Việt Nam bị vô hiệu một phần. Thực tế, quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá giầy mũ da Việt Nam đã đƣợc chấm dứt từ ngày 1/4/2011.

Đáng chú ý, mặc dù ngành da giày có mức tăng trƣởng hàng năm tốt, nhƣng trong cơ cấu xuất khẩu, hơn 80% kim ngạch thuộc về doanh nghiệp (DN) FDI, trong khi số lƣợng DN này chỉ chiếm chƣa đầy 25% tổng số DN da giày của cả nƣớc. Không những thế, nhiều dự báo cho rằng, cơ cấu này còn đang tiếp tục thay đổi theo hƣớng tăng dần ở phía DN FDI và giảm dần phía DN trong nƣớc. Nhiều

DN da giày cho biết, do nhận đƣợc nhiều ƣu đãi và thấy đƣợc cơ hội từ thị trƣờng Việt Nam, các DN FDI đầu tƣ ngày càng nhiều và có sự lớn mạnh vƣợt trội. Các DN này đang làm những đơn hàng lớn, của nhiều thƣơng hiệu nổi tiếng thế giới, còn các DN trong nƣớc chỉ có thể làm những đơn hàng nhỏ, đơn hàng từ khách hàng đã có quan hệ lâu năm. Do đó, trong thời gian tới, nếu DN trong nƣớc không vƣơn lên, nâng dần tỷ trọng, có thể dẫn đến nguy cơ rời khỏi thị trƣờng, chịu thua trên sân nhà.

3.2.1. Thị phần

Thị trƣờng EU là một thị trƣờng trọng điểm, quan trọng bậc nhất đối với Việt Nam nói chung và ngành giày dép xuất khẩu nói riêng. Mặc dù vậy, xuất khẩu giày dép sang EU cũng gặp những khó khăn, rào cản. Bên cạnh việc phải chịu mức thuế nhập khẩu khá cao (từ 8% đến 17% đối với mặt hàng giày dép - thuộc Chƣơng 64 trong Biểu thuế quan hài hòa), giày dép xuất khẩu của Việt Nam đã từng phải gánh mức thuế chống bán phá giá lên tới 10% từ năm 2010 đến năm 2015). Việc lệnh áp thuế chống bán phá giá đã chấm dứt (năm 2015) và Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – EU dự kiến đƣợc ký kết trong thời gian tới sẽ mở ra cơ hội lớn dành cho doanh nghiệp xuất khẩu giày dép Việt Nam trên con đƣờng cạnh tranh tại thị trƣờng EU.

Hiện nay, Việt Nam đã vƣơn lên vị trí thứ 3 về xuất khẩu giày dép vào Liên minh châu Âu - EU. Cụ thể, Việt Nam đã vƣơn lên vị trí thứ 3 về quốc gia xuất khẩu giày dép nhiều nhất vào Liên minh châu Âu năm 2015, sau Trung Quốc và Italy, với kim ngạch đạt 4,88 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2014, đạt mức kim ngạch cao nhất trong giai đoạn 2010 - 2015.

Các thị trƣờng nhập khẩu chủ yếu giày dép của Việt Nam là Pháp, Đức, Bỉ, Anh, Tây Ban Nha... Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trƣờng Pháp lớn nhất, đạt xấp xỉ 830 triệu USD, chiếm 16,82% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành sang EU.

Hình 3.3: Xuất khẩu giày dép vào một số thị trƣờng chính của Việt Nam năm 2015 (triệu USD)

[Nguồn: Hiệp hội da giày Việt Nam]

Về thị phần xuất khẩu sang EU, dù Việt Nam đạt đƣợc thành công nhất định trong tăng trƣởng xuất khẩu sang EU, nhƣng Trung Quốc vẫn là nƣớc chiếm thị phần lớn nhất tại thị trƣờng Châu Âu với tỷ lệ 44.6%, sau đó là Việt Nam (15,64%) Indonesia (7.56%) và Ấn Độ (6.33%). Có thể thấy đƣợc rằng, giày dép vẫn là một ngành thế mạnh của Trung Quốc khi chiếm tỷ lệ rất lớn và cũng là đối thủ cạnh tranh chính đối với giày của Việt Nam.

Hình 3.4: Thị phần nhập khẩu giày dép của EU năm 2015

[Nguồn: Trademap.org] EU ắc Mỹ Châu Á Mỹ Latinh Khác Trung quốc Việt Nam Indonesia Ấn Độ Khác

Bảng 3.3: Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu giày dép năm 2 15

VT: D

Thị trƣờng Năm 2 15 Năm 2 14 +/- (%) năm 2 15 so với năm 2 14

Tổng 12.010.785.968 10.340.477.448 +16,15

Bỉ 723.555.968 659.448.918 +9,72

Đức 705.549.900 600.365.622 +17,52

Thị trƣờng Năm 2 15 Năm 2 14 +/- (%) năm 2 15 so với năm 2 14

Anh 693.587.418 573.129.498 +21,02

Hà Lan 533.738.850 470.666.297 +13,40

Pháp 417.586.889 253.600.616 +64,66

Italia 346.757.869 316.378.613 +9,60

Tây Ban Nha 282.673.239 382.788.224 -26,15

[Nguồn: Trademap.org]

Việc nhập khẩu giày dép vào thị trƣờng EU có thể phân chia thành ba nhóm nƣớc sau: nhập khẩu từ các nƣớc thuộc khối EU, nhập khẩu từ các nƣớc đang phát triển và nhập khẩu giày dép từ các nƣớc khác.

Hình 3.5: Thị phần giày dép tại thị trƣờng EU theo giá trị nhập khẩu năm 2 15

[Nguồn: National Statistics Offices, National Associations, Trade Estimates]

Hình 3.6: Thị phần giày dép tại thị trƣờng EU theo số lƣợng nhập khẩu năm 2 15

[Nguồn: National Statistics Offices, National Associations, Trade Estimates]

Qua biểu đồ trên có thể thấy thị trƣờng giày dép EU chủ yếu đƣợc cung cấp bởi các nƣớc trong khối EU và khối nƣớc đang phát triển. Các nƣớc trong khối EU

55.88%42.12% 42.12%

2.00%

Những nước thuộc EU Những nước đang pháp triển Những nước khác

26.57%

72.18%

1.25%

cung cấp 55,88% về giá trị giày dép năm 2015 nhƣng về số lƣợng giày dép chỉ chiếm có 26,57% trong tổng lƣơng giày dép tiêu thụ. Còn đứng thứ hai là các nƣớc đang phát triển cung cấp 72,18% tổng khối lƣợng giày dép chiếm 42,12% tổng giá trị, điều này cho thấy các nhà cung cấp trong các nƣớc EU chủ yếu cung cấp loại hàng giày dép có giá trị cao còn các nƣớc đang phát triển chỉ chủ yếu cung cấp các loại giày dép giá thấp. Nhƣng với giá trị tiêu thụ của EU nhập khẩu từ các nƣớc đang phát triển lên tới 42,12% trong tổng lƣợng nhập khẩu thì đây là một thị trƣờng có sức tiêu thụ lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU đến thương mại hàng giày dép của Việt Nam (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)