C giày cho nam
2015 Tăng bq năm (%) 2020 Tăng bq năm (%) Phƣơng
4.1 22 Tăng cường ây ựng thương hiệu cho già yp ViệtNam
Các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh xây dựng thƣơng hiệu. Các sản phẩm giày dép nhập khẩu vào EU phải có nhãn mác đầy đủ ghi rõ tên thƣơng hiệu. Vấn đề là thƣơng hiệu của loại giày dép đó có nổi tiếng hay không. Tuy cùng loại hàng giống hệt nhau đƣợc sản xuất tại Việt Nam song nếu sản phẩm nào đƣợc gắn nhãn hiệu nổi tiếng thì sẽ đƣợc bán với giá cao hơn rất nhiều tai thị trƣờng EU. Điều đó có nghĩa là giày dép dù có chất lƣợng tốt nhƣng không có thƣơng hiệu, không đƣợc biết đến rộng rãi tại EU thì sẽ đƣợc bán với giá thấp hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại mà đã có tên tuổi. Điều đó cho thầy tầm quan trọng của việc xây dựng đƣợc thƣơng hiệu cho từng sản phẩm của m i doanh nghiệp xuất khẩu giày dép . Nhƣng cho tới nay thì giày dép đƣợc sản xuất tai Việt Nam lại hầu hết là gia công cho nƣớc ngoài phần còn lại thì đều chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu nổi tiếng trong nƣớc chứ chƣa nói đến nƣớc ngoài. Do đó việc cấp thiết lúc này là các doanh nghiệp cần nhanh chóng đẩy mạnh việc xây dựng chiến lƣợc để phát triển thƣơng hiệu của mình.
Tuy nhiên do các công ty xuất khẩu giày dép của Việt Nam chủ yếu có quy mô còn nhỏ bé năng lực sản xuất chƣa cao dó để có thể tự xây dựng đƣợc thƣơng hiệu lớn trên thế giới là rất khó khăn, do đó bƣớc đầu các doanh nghiệp nên tập trung vào khuếch trƣơng thƣơng hiệu chung là giày dép Việt Nam, sau dó mới xây dụng đến thƣơng hiệu riêng cho doanh nghiệp của mình. Với việc liên kết của hơn 500 doanh nghiệp trong lĩnh vực giày dép thì đây quả thực sẽ là một đối thủ mạnh hơn nhiều khi xây dựng thƣơng hiệu riêng lẻ trên thị trƣờng EU. Trƣớc khi tính đến xây dựng thƣơng hiệu riêng để hội nhập toàn câu thì ngành da giầy Việt Nam cần phải phấn đấu để có đƣợc một vài công ty lớn, trở thành nhà thầu phụ cho các nhãn hiệu lớn trên thế giới nhƣ Nike, Adidas, Reebook…Nhà thầu phụ ở đây chính là ngƣời thực hiện, biến các ý tƣởng của nhãn hiệu toàn cầu thành sản phẩm có chất
lƣợng, mầu sắc, đƣờng nét cụ thể. Các công ty nhỏ còn lại sẽ trở thành đơn vị gia công cho công ty lớn.
Ngoài biện pháp tự xây dựng thƣơng hiệu riêng cho sản phẩm của công ty mình thì các doanh nghiệp Việt Nam còn có thể thực hiện biện pháp nhƣợng quyền kinh doanh. Đây là hình thức rất phổ biến trên thế giới nhƣng lại chƣa quen thuộc đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh giày dép của Việt Nam hiện nay. Hình thức nhƣợng quyền kinh doanh có hai loại điểm hình là nhƣợng quyền phân phối sản phẩm và nhƣợng quyền sử dụng công thức kinh doanh.
- Hình thức nhƣợng quyền phân phối sản phẩm là: Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giày dép Việt Nam có thể mua giấy phép sử dụng thƣơng hiệu của một hay nhiều hãng sản xuất giày dép khác đã có thƣơng hiệu nổi tiếng nhƣ của hãng Nike, Adidas…sau đó có thể tự điều hành hoạt động kinh doanh một cách độc lập trong một khoảng thời gian nhất định mà ít bị ràng buộc bởi những quy định từ các doanh nghiệp nhƣợng quyền. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể khai thác đƣợc thƣơng hiệu đã nổi tiếng này, không mất nhiều công để xây dựng thƣơng hiệu cho riêng mình.
- Hình thức nhƣợng quyền sử dụng công thức kinh doanh là hình thức: Các doanh nghiệp ngoài việc có thể sử dụng thƣơng hiệu có sẵn mà còn đƣợc chuyển giao thêm các kỹ thuật kinh doanh và cách thức điều hành quản lý. Đây là hình thức kinh doanh rất thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu giày dép của Việt Nam. Các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện những quy định, quy trình nghiêm ngặt trong kinh doanh theo tiêu chí đặt ra. Trong hình thức này mối liên hệ giữa bên cho thuê thƣơng hiệu và bên sử dụng thƣơng hiệu rất chặt chẽ để đảm bảo uy tín và giá trị thƣơng hiệu luôn đƣợc giữ vững, không kể ai hay doanh nghiệp nào đang sử dụng thƣơng hiệu đó để kinh doanh. Với hình thức này, ngoài việc các doanh nghiệp có thể khai thác đƣợc lợi thế của thƣơng hiệu nổi tiếng, lại có thể tiếp thu đƣơc đƣợc kinh nghiệm quản lý, cách thức điều hành sản xuất kình doanh.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam phải xác định việc xây dựng thƣơng hiệu là cả một quá trình lâu dài, và rất khó khăn. Một khi chƣa có khả năng thiết kế mẫu mã riêng của mình và chƣa tiếp cận đƣợc với hệ thống bán lẻ tại thị trƣờng này thì chƣa thể nói đến xây dựng thƣơng hiệu. Do đó thay vì đổ tiền vào xây dựng thƣơng hiệu một cách vội vàng gây lãng phí, thì các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép Việt Nam nên tập trung tất cả nguồn lực để nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng uy tín về chất lƣợng sản phẩm và khả năng cung ứng hàng một cách ổn định và khả năng hậu mãi sau bán hàng thật tốt. Thƣơng hiệu sản phẩm phán ảnh uy tín và chất lƣợng của sản phẩm.