* Tác động tĩnh
Tác động tĩnh đƣợc hiểu là những tác động sẽ diễn ra trong bất cứ một liên kết thƣơng mại tự do nào, đối với bất cứ thành viên nào. Các tác động tĩnh bao gồm: tác động tạo thƣơng mại (trade creation effects) và tác động chuyển hƣớng thƣơng mại (trade diversion effects).
- Tác động tạo thƣơng mại sẽ xuất hiện khi một nƣớc thành viên của FTA thay thế việc sản xuất một mặt hàng nội địa có chi phí sản xuất cao nào đó bằng việc nhập khẩu mặt hàng đó rẻ hơn từ các nƣớc thành viên FTA, do việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan khiến giá hàng hoá nhập khẩu thấp hơn chi phí cho việc sản xuất mặt hàng đó ở trong nƣớc. Tác động tạo thƣơng mại sẽ làm tăng phúc lợi kinh tế tổng hợp của các nƣớc thành viên FTA do việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cắt giảm các ngành ít hiệu quả, sử dụng nhiều tài nguyên sang tăng cƣờng xây dựng đầu tƣ vào các ngành công nghiệp dựa trên những lợi thế so sánh. Trong bất cứ FTA nào, tác động tạo thƣơng mại đƣợc đặt ở một vị trí quan trọng bởi nó tạo ra cái “mới” trong quan hệ thƣơng mại của một nƣớc khi tham gia hội nhập bằng hình thức này.
- Tác động tạo thƣơng mại sẽ giúp ngƣời tiêu dùng thu đƣợc nhiều lợi ích vì đƣợc mua hàng hoá với giá thấp hơn. Trong khi đó, tác động tạo thƣơng mại đối với chính phủ và các doanh nghiệp sản xuất nội địa không có cùng kết quả nhƣ vậy. Ngân sách chính phủ sẽ giảm sút do mất đi một phần từ nguồn thu thuế nhập khẩu; các nhà sản xuất nội địa cũng sẽ giảm lợi nhuận do đứng trƣớc sự cạnh tranh gay gắt và thị phần bị chia sẻ cho các DN nƣớc ngoài. Tuy nhiên, khi tổng hợp lại thì những tác động tạo thƣơng mại vẫn giúp gia tăng phúc lợi quốc gia do thặng dƣ mà
ngƣời tiêu dùng nhận đƣợc vẫn lớn hơn giá trị mất đi từ nguồn thuế của chính phủ và lợi nhuận của nhà sản xuất nội địa.
- Tác động chuyển hƣớng thƣơng mại diễn ra khi các thành viên của FTA chuyển hƣớng nhập khẩu hàng hoá, thay vì hàng hoá có hiệu quả nhờ chi phí sản xuất thấp từ các quốc gia không phải thành viên FTA sang hàng hoá có chi phí sản xuất cao hơn, dĩ nhiên là kém hiệu quả hơn về phƣơng diện sử dụng nguồn lực, của các thành viên FTA. Việc dỡ bỏ thuế quan giữa các nƣớc thuộc một FTA sẽ khiến giá nhập khẩu một mặt hàng nào đó từ các thành viên FTA thấp hơn giá nhập từ nƣớc nằm ngoài FTA, do nƣớc nhập khẩu vẫn duy trì một mức thuế quan cao đối với các nƣớc không phải thành viên của FTA. Thực chất là tác động chuyển hƣớng thƣơng mại không tạo ra cái “mới” trong quan hệ thƣơng mại của một nƣớc mà nó chỉ thay đổi đối tác thƣơng mại của quốc gia đó mà thôi. Trong trƣờng hợp này các nƣớc phi thành viên sẽ bị thiệt hại từ việc thành lập một FTA nào đó. Nhƣ vậy tác động của chuyển hƣớng thƣơng mại sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử đối với các nƣớc phi thành viên.
- Tác động chuyển hƣớng thƣơng mại cũng tƣơng tự nhƣ trong trƣờng hợp của sáng tạo thƣơng mại. Khi chuyển hƣớng thƣơng mại xảy ra, ngƣời tiêu dùng vẫn có lợi do vẫn đƣợc mua hàng với giá rẻ hơn so với hàng hoá đó đƣợc sản xuất nội địa; các nhà sản xuất thì mất lợi nhuận do giá cả cạnh tranh và mất thị phần nội địa; ngân sách chính phủ cũng không thu đƣợc thuế vốn đƣợc áp dụng cho mặt hàng nhập khẩu đó. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp này phúc lợi ròng của xã hội sẽ bị ảnh hƣởng khi tổng lợi ích mà ngƣời tiêu dùng nhận đƣợc không bao hàm toàn bộ những mất mát mà DN nội địa cũng nhƣ chính phủ phải gánh chịu.
Xét một cách tổng quát, khi tham gia một FTA nào đó quan hệ thƣơng mại của các nƣớc thành viên sẽ gia tăng nhờ tác động tạo thƣơng mại (cái mới) và tác động chuyển hƣớng thƣơng mại (cái cũ với đối tác mới). Tổng hợp tác động sáng tạo thƣơng mại và chuyển hƣớng thƣơng mại sẽ có hai trƣờng hợp xảy ra: (1) nếu tổng giá trị mất đi do tác động chuyển hƣớng thƣơng mại gây ra lớn hơn so với
thặng dƣ do tác động sáng tạo thƣơng mại tạo ra thì phúc lợi quốc gia sẽ bị suy giảm, và ngƣợc lại, (2) quốc gia đó sẽ gia tăng đƣợc phúc lợi quốc gia khi giá trị thặng dƣ do tác động sáng tạo thƣơng mại tạo ra lớn hơn tổng giá trị bị mất của tác động chuyển hƣớng thƣơng mại. Khung khổ lý thuyết này có thể lý giải thực tiễn của các FTA hiện nay. Trong khi một số FTA tỏ ra không hiệu quả thì các FTA khác lại đang trở thành lực hút, lôi kéo các nƣớc khác tham gia vào cuộc chơi thƣơng mại tự do.
Nói một cách khái quát, khi một FTA đƣợc ký kết những tác động mà nó gây ra có thể sẽ khiến chính sách của nhiều nƣớc liên quan thay đổi. FTA không chỉ tác động tới các nƣớc thành viên và còn gián tiếp tác động tới các nƣớc phi thành viên. Việc bị phân biệt, đối xử và lợi ích mà những nƣớc phi thành viên bị mất (do tác động chuyển hƣớng thƣơng mại sang các nƣớc FTA) có thể tạo ra những biến động trong phong trào FTA. Điều này có thể dẫn tới hai hệ quả là thứ nhất các nƣớc phi thành viên sẽ lập các FTA để đối trọng; thứ hai các nƣớc phi thành viên sẽ đƣa ra sáng kiến đề nghị tham gia FTA hiện có.
Nếu khung khổ lý thuyết chỉ dừng ở đây thì có lẽ khó thuyết phục các quốc gia tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế vì tác động tĩnh mới chỉ đề cập tới lợi ích của ngƣời tiêu dùng, có vai trò chính trị rất mờ nhạt ở bất cứ quốc gia nào, mà chƣa đề cập tới lợi ích của nhà sản xuất, lực lƣợng chủ yếu quyết định tiến trình hội nhập. Việc tham gia một FTA cũng mở ra cơ hội cho các DN có thể tiếp cận thị trƣờng nƣớc ngoài nhờ tác động động.
* Tác động động
Cùng với những tác động tĩnh, việc tham gia vào FTA cũng có thể tạo ra những tác động mang tính động và dài hạn. Tác động mang tính động là những tác động có thể xảy ra hoặc không trong bất cứ một FTA nào cũng nhƣ đối với bất cứ thành viên nào. Hầu hết các nhà kinh tế học đều cho rằng những tác động mang tính động không trực tiếp và đáng kể nhƣ những tác động tĩnh. Tuy nhiên không thể không xem xét các tác động này vì đó là những cơ hội đồng thời cũng là thách thức
đối với các nƣớc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù có nhiều cách phân loại khác nhau, song về cơ bản đều bao gồm các tác động dƣới đây:
+Mở rộng thị trường
Việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan là cơ hội để các nhà sản xuất thâm nhập thị trƣờng các nƣớc thành viên FTA. Mở rộng thị trƣờng cũng đồng nghĩa với việc DN có thể tiếp cận nhiều hơn với cơ hội mở rộng sản xuất, gia tăng lợi nhuận. Đây là cơ sở để đạt đƣợc sự nhất trí từ phía các DN, lực lƣợng thị trƣờng đóng vai trò quan trọng trong việc hội nhập có hiệu quả của một quốc gia.
+Nâng cao tính cạnh tranh
Cạnh tranh đƣợc coi là động lực phát triển và đó cũng là tác động lớn nhất mang tính động của FTA. Khi một FTA đƣợc hình thành, các hàng rào thuế quan nội khối sẽ bị hạ thấp hoặc xoá bỏ, điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp không còn nhận đƣợc sự bảo hộ từ các công cụ chính sách thƣơng mại của nhà nƣớc. Họ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn từ các sản phẩm của các nƣớc thành viên FTA. Các tác động mang tính động tạo ra sức ép để các nhà sản xuất trong nƣớc phải vận động nhằm thoát ra khỏi tình trạng trì trệ, ỉ lại, thúc đẩy họ nắm lấy cơ hội đổi mới hoạt động kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm. Không nâng cao tính cạnh tranh đồng nghĩa với khả năng thất bại của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những ngành công nghiệp đƣợc bảo hộ trƣớc đó.
+Thúc đẩy đầu tư
Hội nhập kinh tế của bất cứ quốc gia nào, dù ở bất kỳ hình thức nào cũng có thể gia tăng làn sóng đầu tƣ vốn cũng nhƣ công nghệ từ trong và ngoài nƣớc. Sự phát triển của các DN nội địa trƣớc các cơ hội thị trƣờng mở rộng sẽ đòi hỏi tốc độ đổi mới công nghệ ngày càng cao, cần những khoản đầu tƣ không nhỏ. Ngoài yếu tố chủ quan đó thì việc tham gia FTA cũng sẽ là cơ hội thu hút vốn đầu tƣ từ các thành viên của FTA nói riêng và các nhà đầu tƣ ngoài FTA nói chung, lẽ đƣơng nhiên khi
các nƣớc thiết lập FTA quy mô thị trƣờng khu vực sẽ lớn hơn, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tƣ tìm kiếm cơ hội đầu tƣ vào các ngành công nghiệp có tiềm năng.
* Một số tác động khác
+ Tập dượt trước khi bước vào sân chơi lớn hơn
Thƣơng mại thế giới hiện đang đƣợc điều tiết bằng hệ thống các văn bản với khối lƣợng khổng lồ, thể hiện sự cam kết của các quốc gia trong các lĩnh vực rất đa dạng, bao trùm hầu nhƣ toàn bộ các yếu tố của nền kinh tế – xã hội. Nếu nhƣ GATT trƣớc đây chỉ đƣợc cấu tạo bởi Hiệp định chung về thƣơng mại và thuế quan thì WTO hiện nay đã bao trùm một khối lƣợng công việc lớn hơn nhiều. Ngoài việc bổ sung thêm các nội dung của GATT, WTO còn có thêm hàng loạt các hiệp định khác nhƣ Hiệp định chung thƣơng mại về dịch vụ GATS, Hiệp định về các biện pháp thƣơng mại liên quan đến đầu tƣ TRIMs, Hiệp định thƣơng mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ TRIPs,… Đồng thời, WTO hiện chứa đựng hàng loạt các yếu tố có tính kỹ thuật nhằm bảo hộ các sáng tạo tinh thần, các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trƣờng và tiêu chuẩn lao động,…
Trƣớc sự phức tạp của các điều khoản WTO, không phải quốc gia nào cũng có thể hiểu kỹ càng nội dung đó và vận dụng một cách thành công vào điều kiện kinh tế xã hội của đất nƣớc mình. Vì vậy, nhiều quốc gia ký kết các FTA khu vực và song phƣơng, bên cạnh các mục tiêu kinh tế, chính trị, còn coi đó là một cách tập duợt trƣớc một sân chơi lớn hơn.
+ Tác động tới tiến trình cải cách của các nước khác
Với lợi thế của các nền kinh tế phát triển, hệ thống thể chế, pháp luật của các nƣớc này đã khá hoàn thiện và đảm bảo một môi trƣờng kinh tế – chính trị phù hợp với các chuẩn mực phát triển của họ. Tuy nhiên trên thế giới, số các nƣớc nằm trong khu vực đang phát triển lại chiếm ƣu thế tuyệt đối về số lƣợng. Theo các tiêu chí của OECD, thế giới mới chỉ có 30 nƣớc xếp vào hàng ngũ phát triển, phần còn lại là các nƣớc đang phát triển và chậm phát triển.
Sự khác biệt về trình độ dẫn tới những khác biệt nhất định về mặt thể chế giữa hệ thống các nƣớc và điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các DN khi tham gia vào các thị trƣờng với những chuẩn mực khác biệt. Vì vậy, tìm ra những tiêu chí chung là mục tiêu mà các nƣớc hƣớng tới. Tuy nhiên với trình độ phát triển ở mức độ thấp, các nƣớc đang phát triển sẽ khó có đƣợc hệ thống pháp luật tƣơng xứng với yêu cầu của các đối tác phát triển. Do đó, đối với những quốc gia có vị thế lớn trên thế giới, việc ký kết các FTA còn nhằm mục tiêu thúc đẩy cải cách ở các nƣớc đối tác hoặc đặt ra một chuẩn mực chung cho tự do hoá thƣơng mại. Thực tiễn ký kết FTA cũng cho thấy vấn đề này.
Trong khung khổ Hiệp định thành lập Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ NAFTA, Mỹ đã đƣa vào nội dung của hiệp định một số điều khoản sau này hầu hết cũng đƣợc đƣa vào nội dung của WTO. Hiệp định thành lập NAFTA vào năm 1993 có quy mô và nội dung còn đồ sộ hơn nhiều hiệp định tồn tại trƣớc đó nhƣ hiệp định GATT, hiệp ƣớc Rome. Mục tiêu của Mỹ trong NAFTA rõ ràng là nhằm thử nghiệm các nội dung mới mà Mỹ thấy có lợi khi đƣa vào khung khổ của tự do hoá thƣơng mại đa phƣơng, đồng thời còn nhằm mục đích để các nƣớc khác “làm quen” với những luật lệ mới, khung khổ mới khi WTO đƣợc chính thức thành lập.
+ Tăng cường an ninh kinh tế
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, bắt đầu ở Đông Nam Á sau đó lan rộng ra trên phạm vi toàn cầu, gây tổn thất to lớn cho các nền kinh tế nạn nhân của nó. Sự hợp tác lỏng lẻo giữa các nƣớc, sự yếu kém của các thể chế hiện hữu đã vô hình chung đẩy mức độ tàn phá của cuộc khủng hoảng lên cao hơn nhiều lần so với năng lực phá hoại thực sự của nó. Cần nhận thấy rằng khi xảy ra cuộc khủng hoảng, Thailand, quốc gia là nơi bắt đầu cuộc khủng hoảng tồi tệ đó, chƣa phải là một trung tâm tài chính tiền tệ quốc tế, nền kinh tế Thailand chƣa đƣợc xếp vào hàng ngũ những “con rồng” châu Á. Vậy nên sự lan rộng của cuộc khủng hoảng, mà khởi điểm của nó khiến không mấy ai tin rằng có thể tác động vƣợt quá khung khổ của một sự cảnh báo nào đó, đã làm sửng sốt ngay cả những ngƣời lạc
quan nhất khi chứng kiến giá trị sức mạnh đích thực của kinh tế thế giới thời điểm đó.
Nhận thức về an ninh kinh tế kể từ sau cuộc khủng hoảng đó đã thay đổi. Trong bối cảnh toàn cầu hoá tăng tốc, việc tăng cƣờng liên kết với nhau là giải pháp hữu hiệu nhằm phòng chống những cuộc khủng hoảng tƣơng tự. Sự nhiệt thành của các nƣớc là cơ sở tích cực cho những hợp tác toàn diện hơn, song bất cứ sự hợp tác nào cũng cần dựa trên những bƣớc đi thích hợp từ thấp đến cao. Trong bối cảnh hiện nay, năng lực thực tế và các yêu cầu có tính kỹ thuật chƣa cho phép các khu vực kinh tế khác, ngoại trừ EU, làm đƣợc điều đó. Việc chọn phƣơng án là ký kết các hiệp định thƣơng mại tự do đƣợc coi là bƣớc đi hợp lý nhằm củng cố quan hệ giữa các nƣớc và tiến tới sự hợp tác ở những cấp độ cao hơn, tạo tiền đề cho những giải pháp phòng chống khủng hoảng khả thi hơn.
Không chỉ những cuộc khủng hoảng tầm cỡ khu vực và thế giới mới đáng lo ngại, ngay trong một quốc gia, việc thiếu hụt nguồn lực sản xuất cũng luôn là đe doạ thƣờng trực. Trong số các nguồn lực đó, năng lƣợng là một yếu tố quyết định đối với sự tăng trƣởng ổn định của nền kinh tế. Thế giới đã chứng kiến ít nhất hai cuộc khủng hoảng liên quan đến năng lƣợng những năm đâu thập niên 1970 và 1980. Tăng trƣởng kinh tế càng cao, nhu cầu về năng lƣợng càng lớn. Sự hợp tác giữa các nƣớc không thể không tính đến vấn đề này, đặc biệt là những nƣớc có nhu cầu năng lƣợng lớn nhƣ Mỹ, EU, Trung Quốc. Chính vì vậy, việc ký kết các FTA còn nhằm tới mục tiêu ổn định nguồn cung cấp năng lƣợng, đảm bảo an ninh kinh tế.
+ Nâng cao vị thế quốc gia
Trong số gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có chủ quyền trên thế giói, số các quốc gia nhỏ có diện tích nhỏ và dân số ít chiếm tới hơn 2/3. Các quốc gia này, xét cả về mặt chính trị và kinh tế đều không có tác động đáng kể đến tình hình thế giới. Nếu tồn tại môt cách đơn lẻ, họ sẽ phải đứng trƣớc nguy cơ gánh chịu sự phân biệt đối xử lớn hơn, bị gạt ra xa hơn tiến trình phát triển chung của nhân loại. Vì
vậy, xu thế chung cho thấy chủ nghĩa khu vực đang nổi lên hiện nay còn xuất phát từ mục tiêu nâng cao vị thế quốc gia trong khung khổ một tổ chức khu vực.