Lựa chọn phương thức thích hp để chủ động thâm nhập vào EU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU đến thương mại hàng giày dép của Việt Nam (Trang 124 - 128)

C giày cho nam

2015 Tăng bq năm (%) 2020 Tăng bq năm (%) Phƣơng

4.1.2.5. Lựa chọn phương thức thích hp để chủ động thâm nhập vào EU

Có nhiều phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng EU nhƣ xuất khẩu qua trung gian, gia công xuất khảu, xuất khẩu trực tiếp, liên doanh, đầu tƣ trực tiếp….

Xuất khẩu qua trung gian là con đƣờng phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện trong thời gian qua, chủ yếu là qua trung gian châu Á. Hình thức này chỉ phù hợp trong thời kỳ đầu khai phá thị trƣờng.

Ngoài việc xuất khẩu qua trụng gian thì phần lớn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều sản xuất giày dép gia công cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài, đây có thể nói là hình thức đem lại ít hiệu quả nhất trong các hình thức xuất khẩu. Hình thức gia công thƣờng chỉ chiếm 25 – 30% giá trị lợi nhuận, phía Việt Nam chủ yếu chỉ đóng vai trò là ngƣời làm thuê, không tạo thêm nhiều giá trị gia tăng. Điều này sẽ rất nguy hiểm cho các doanh nghiệp nhất là khi các lợi thế về giá nhân công rẻ mất đi hay không đƣợc hƣởng một số ƣu đãi từ chính phủ, hay sự chuyển hƣớng kinh doanh từ phía thuê gia công, cho nên đây chỉ có thể là hình thức trong giai đoạn đầu khi các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép của Việt Nam chƣa tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu cho riêng mình, tiềm lực kinh tế còn yếu. Để có thể phát triển bền vững các doanh nghiệp cần phải tính tìm hình thức xuất khẩu khác theo hƣớng bền vững hơn.

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức thích hợp sau thời kỳ khai phá. Nhƣng hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép của Việt Nam quy mô còn nhỏ, khi xuất khẩu trực tiếp dễ rơi vào thế bị động đối do khó nắm bắt kịp thời những thông tin về thị trƣờng (những thay đổi về chính sách thƣơng mại, quy chế xuất khẩu, quy định đối với hàng hóa nhập khẩu của EU…). Mặt khác, nhãn hiệu giày dép của Việt Nam không có danh tiếng nên khó thâm nhập sâu và mở rộng thị phần. Do đó để tăng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp vào EU thì các doanh nghiệp da giầy nên liên kết lại với nhau để đáp ứng những đơn đặt hàng lớn của EU, cũng nhƣ h trợ nhâu nâng cao chất lƣợng, mẫu mã, giảm giá thành. Khi xuất khẩu trực tiếp giày dép sang EU, doanh nghiệp Việt Nam nên chọn cho minh một phân khúc thị trƣờng thích hợp

tránh ðối ðầu với hàng sản xuất hàng loạt của Trung Quốc, vì nếu phải cạnh tranh về giá với Trung Quốc thì Việt Nam khó có thể đối đầu đƣợc. Nên chọn phân khúc hàng có chất lƣợng cao nhƣng độc đáo, có thể là các sản phẩm giày dép có trình độ công nghệ cao hoặc có các chi tiết phúc tạp nhờ làm thủ công rất thích hợp với kỹ thuật của ngƣời lao động Việt Nam.

Ngoài ra thì hình thức liên doanh cũng là một hình thức tốt rất thích hợp với tình hình sản xuất hiện nay của Việt Nam. Đây là hình thức giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng thêm nguồn vốn, tăng thêm kỹ thuật công nghệ sản xuất, và nếu liên doanh với các công ty đã có thƣơng hiệu về giày dép thì lại có thể khai thác thêm đƣợc cả thƣơng hiệu sản phẩm đã có, từ đó giúp ra tăng khả năng sản xuất, cũng nhƣ học hỏi đƣợc kỹ năng quản lý nƣớc ngoài. Bên cạnh đó nhƣ đã phân tích ở phân trên thì hệ thống phân phối của EU là hệ thống phân phối tập đoàn nên rất khó để các doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập, nhƣng với sự liên doanh với các công ty của EU sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc thâm nhập trực tiếp vào hệ thống phân phối này. Đây có thể coi là hình thức phù hợp nhất cho các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN

Hiện nay, EU đã và đang trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất và là thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của nhiều mặt hàng Việt Nam, trong đó có giày dép . Là một thị trƣờng lớn có tính ổn định thống nhất cao, EU là một thị trƣờng có vị trí quan trọng trong hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam. Hiện EU là thị trƣờng nhập khẩu giày dép lớn nhất của nƣớc ta, chiếm tỷ trọng trên 35% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, Việt Nam còn là nƣớc cung cấp giày dép đứng thứ 2 tại thị trƣờng này. Trong nhiều năm liên tiếp cả kim ngạch lẫn giá trị xuất khẩu giày dép vào EU đều có tốc độ tăng trƣởng cao, với chất lƣợng giày dép ngày đƣợc nâng lên. Việt Nam với đội ngũ lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, đƣợc đánh giá là có khả năng làm các loại giầy cao cấp đòi hỏi sự tỷ mỉ, cầu kỳ khéo léo của ngƣời lao động do đó hiện nay ngày càng có nhiều các hãng giầy nổi tiếng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để liên doanh hoặc đặt hàng gia công. Tuy nhiên, bên cạnh một số kết quả đạt đƣợc nêu trên thì ngành sản xuất xuất khẩu giày dép của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Tuy đây là một trong những ngành công nghiệp khá phát triển tại nƣớc ta song các doanh nghiệp lại chủ yếu là làm gia công cho nƣớc ngoài, rất ít doanh nghiệp có thể xuất khẩu trực tiếp sang EU. Hiện nay ngành sản xuất giày dép của nƣớc ta vẫn chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu lớn nào có thể tạo uy tín lớn trên thế giới với chỉ một số mẫu mã giày dép, nghèo nàn về chủng loại là tình hình chung của các doanh nghiệp hiện nay, các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu vẫn là các sản phẩm giá rẻ. Ngoài ra hiện tại ngành vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Đây chính là những điểm khiến cho ngành vẫn chƣa thể phát triển tƣơng xứng với tiềm năng của ngành sản xuất giày dép của nƣớc ta. Do đó để đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trƣờng EU cần sự n lực nhiều hơn nữa từ phía chính phủ cũng nhƣ các doanh nghiệp. Nhà nƣớc có vai trò khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hoạt động hiểu quả hơn thông qua các chính sách khuyến khích, các biện pháp nhằm h trợ các doanh nghiệp nhập khẩu trang thiết bị hiện đại, h trợ về vốn cũng nhƣ có các biện pháp thích hợp để tăng cƣờng cung

ứng nguồn nguyên liệu, giảm dần sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu…. Ngoài ra thì từ phía các doanh nghiệp cũng cần thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lƣợng giày dép , đa dạng mẫu mã sản phẩm xuất khẩu, và dần dần xây dựng thƣơng hiệu riêng cho sản phẩm của doanh nghiệp, ngoài ra để có thể đẩy mạnh xuất khẩu giày dép vào EU thì cần lựa chọn đƣợc phƣơng thức xuất khẩu phù hợp với bản thân doanh nghiệp cũng nhƣ phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến thƣơng mại.

Luận văn “Ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – E đến thương mại hàng giày dép của Việt Nam”tổng hợp lý luận và thực tiễn về EVFTA nhƣ: nội dung chính của EVFTA, các nhân tố ảnh hƣởng đến EVFTA đã góp phần:

- Xem xét toàn diện những lý luận cơ bản về EVFTA, nội dung và các nhân tố ảnh hƣởng.

- Phân tích thực trạng về xuất khẩu giày dép trƣớc và trong quá trình đàm phán EVFTA.

- Đề xuất những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trƣờng EU sau khi EVFTA có hiệu lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU đến thương mại hàng giày dép của Việt Nam (Trang 124 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)