Hiện nay EU đã có biểu thuế quan quy định cụ thể và rõ ràng đối với từng loại giày dép theo từng mã hàng riêng, với mức thuế suất giao động từ 8% -17% cho giá trị nhập khẩu của m i đôi. Bên cạnh biểu thuế quan này thì EU còn có các loại thuế khác nhƣ thuế suất ƣu đãi (GSP) đối với hàng hóa xuất xứ từ các nƣớc đang phát triển…. có tác động không nhỏ đến việc xuất khẩu giày dép sang EU.
Liên minh châu Âu (EU) công bố Chƣơng trình Ƣu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mới dành cho các nƣớc đang phát triển từ ngày 1/1/2014, sẽ tạo cơ hội tốt cho doanh nghiệp (DN) giày dép Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng này. Theo GSP mới, cơ chế này sẽ không đƣợc áp dụng cho một nƣớc khi tổng nhập khẩu hàng hóa vào EU thuộc một mục sản phẩm của một nƣớc vƣợt quá 17,5% tổng nhập khẩu hàng hóa tƣơng tự từ tất cả các nƣớc đang hƣởng GSP của EU trong vòng 3 năm.
Nhƣ vậy, tuy Trung Quốc (đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam) và một số nƣớc bị loại khỏi diện GSP thì thị phần hàng hóa của Việt Nam dự kiến sẽ tăng, nhƣng cũng không có nghĩa tăng tƣơng ứng về tỷ lệ vì còn phải cạnh tranh với nhiều đối thủ. Đồng thời, từ một góc độ khác, hƣởng lợi từ GSP cũng mang đến những thách thức không nhỏ dành cho các doanh nghiệp Việt Nam: Giày dép xuất xứ của Việt Nam khi xuất khẩu sang các nƣớc thành viên của EU từ ngày 1/1/2009 sẽ không đƣợc hƣởng mức thuế suất ƣu đãi GSP với mức 3,5% dành cho những nƣớc đang phát triển với lý do phía EU đƣa ra là khi rà soát việc thực hiện GSP, EU nhận thấy ngành giày dép , một trong những ngành đƣợc hƣởng GSP của Việt Nam đã phát triển trên mức trung bình là 19,9% tổng số kim ngạch nhập khẩu giày dép đƣợc hƣởng GSP khi vào thị trƣờng EU trong giai đoạn 2004-2006. Hơn nữa, ngành giày dép đƣợc hƣởng GSP chiếm mức tỉ lệ trung bình là 49,1% trong tổng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu đƣợc hƣởng GSP của Việt Nam. Trên cơ sở đó, phía EU đã đƣa ra kết luận "Ngành giày dép của Việt Nam đã phát triển
rất cạnh tranh và Việt Nam đã không còn quá phụ thuộc vào xuất khẩu giày dép nữa". Nhƣ vậy, ngành giày dép Việt Nam sẽ không còn đƣợc hƣởng ƣu đãi GSP của EU.
Ngày 16/03/2011, Ủy ban Châu Âu ra thông báo chính thức chấm dứt lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, thuế chống bán phá giá áp đặt lên các sản phẩm giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc sẽ đƣợc dỡ bỏ kể từ ngày 01/04/2011 sau hơn 3 năm bị áp thuế.
Các sản phẩm giày mũ da không còn bị áp thuế chống bán phá giá với tỷ lệ 10% khi xuất khẩu vào EU là một thuân lợi lớn dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, xét ở khía cạnh khác, sản phẩm giày Việt Nam có bất lợi hơn so với Trung Quốc sau khi bỏ áp thuế. Trƣớc đây, EU áp mức thuế đối với giày mũ da Việt Namlà 10%, Trung Quốc đến 16,5%. Mức chênh lệch 6,5% mà giày mũ da Trung Quốc chịu thuế cao hơn đã phần nào tạo cho giày mũ da VN dễ cạnh tranh hơn tại thị trƣờng này. Nay khi cả hai không bị áp thuế chống phá giá, vô tình giày Việt Namsẽ gặp bất lợi trong cạnh tranh tay đôi với giày Trung Quốc.