Từng bước nâng cao đời sống nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới ở Huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang (Trang 103 - 110)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Nhiệm vụ và các giải pháp

4.2.10. Từng bước nâng cao đời sống nông dân

- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để tăng nhanh năng suất, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện, các ngành của huyện chủ động phối hợp với các trƣờng Đại học, các cơ sở nghiên cứu khoa học của Trung ƣơng, của tỉnh tập trung đầu tƣ nghiên cứu, hƣớng dẫn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, tiên tiến về giống, kỹ thuật thâm canh cho nông dân ứng dụng vào sản xuất để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lƣợng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời cải tiến phƣơng pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến để tăng thêm giá trị thu nhập trên một ha đất sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả thu nhập cho nông dân.

- Phát triển và mở rộng các khu, cụm công nghiệp và làng nghề để giải quyết việc làm cho nông dân, thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn

Tiếp tục đầu tƣ xây dựng mới và mở rộng các khu, cụm công nghiệp; các làng nghề để giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Việc phát triển các làng nghề, cụm công nghiệp phải đi đôi với việc bảo vệ môi trƣờng và khuyến khích đầu tƣ đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm làng nghề.

- Phát triển hệ thống dịch vụ, thƣơng mại, du lịch để từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng về nông nghiệp

Đầu tƣ, nâng cấp chợ nông thôn, thành lập, phát triển các hợp tác xã dịch vụ về vận tải, xây dựng, tín dụng… để vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân nông thôn vừa tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế và thu hút chuyển dịch lực lƣợng lao động. Tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng hạ tầng và các cơ sở dịch vụ về thông tin, văn hóa, y tế, giáo dục để thúc đẩy tăng trƣởng về dịch vụ nông thôn.

- Tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội đối với nông dân Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, nhất là các hộ nghèo, các hộ cận nghèo và các gia đình chính sách. Tăng đầu tƣ cho công tác dạy nghề cho nông dân gắn với phát triển sản xuất hàng hóa để tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho nông dân.

Tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội ở khu vực nông thôn, hỗ trợ các hộ nghèo, các hộ cận nghèo phát triển sản xuất để thoát nghèo bền vững, quan tâm hỗ trợ các gia đình chính sách, gia đình khó khăn. Thực hiện thí điểm bảo hiểm sản xuất nông nghiệp để hạn chế thiệt hại và rủi ro cho nông dân.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu là đánh giá việc thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Bắc Quang, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2020. Luận văn đã giải quyết đƣợc một số vấn đề sau:

1. Luận giải những khái niệm cơ bản nhất về nông nghiệp, nông thôn, nông thôn mới, đặc biệt đi sâu vào xem xét các tiêu chí trong chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.

2. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, nông thôn bằng việc nêu và phân tích các quan điểm, các mô hình lý thuyết của các nhà kinh tế và xã hội hay của các tổ chức. Trên cơ sở hệ thống hoá và phân tích những quan điểm lý thuyết đã khẳng định rằng: Xây dựng nông thôn mới là một hƣớng đi thích hợp đối với những quốc gia, vùng có xuất phát điểm là nền nông nghiệp truyền thống, trong đó có huyện Bắc Quang.

3. Nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới của một số địa phƣơng tại Việt Nam đã rút ra bài học kinh nghiệm về vấn đề này, đó là: xây dựng nông thôn theo hƣớng hiện đại và bền vững là một xu thế tất yếu trong chiến lƣợc phát triển kinh tế mỗi quốc gia và mỗi địa phƣơng. Trong quá trình phát triển kinh tế, các địa phƣơng đều coi trọng vai trò của nông nghiệp, nông thôn. Lấy nông nghiệp, nông thôn làm nền tảng để ổn định xã hội, gia tăng tích luỹ cho công nghiệp, thu hút vốn đầu tƣ, phát triển công nghiệp hƣớng vào xuất khẩu làm tăng nhanh tiềm lực kinh tế cho đất nƣớc, cũng nhƣ tăng mức sống của ngƣời nông dân.

4. Từ phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới huyện Bắc Quang, tác giả đã rút ra kết luận: Ở một mức độ nhất định, chƣơng trình xây dựng nông thôn mới huyện Bắc Quang đã có sự chuyển biến theo chiều

sở hạ tầng nông thôn đƣợc đầu tƣ phát triển mạnh; thu nhập bình quân và lƣợng lƣơng thực bình quân đầu ngƣời có xu hƣớng ngày càng tăng, tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm…Đây chính là sự biến đổi phù hợp với quy luật vận động và phát triển của xã hội nói chung và của khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, xét về tổng thể, một số tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới huyện Bắc Quang chƣa đạt đƣợc, một số chỉ tiêu đã đạt đƣợc nhƣng chƣa thực sự bền vững. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chậm, tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn chiếm cao….

5. Nguyên nhân của tình trạng trên đƣợc lý giải hai nhóm nguyên nhân: Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

6. Từ phân tích thực trạng, kết hợp với kinh nghiệm của một số tỉnh về xây dựng nông thôn mới. Luận văn đã đƣa ra môt số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết tốt hơn nữa vấn đề này, trong đó nhóm giải pháp về cơ chế chính sách đƣợc tác giả đặc biệt nhấn mạnh.

Thông qua nghiên cứu vấn đề trên, tác giả cũng nhận thức đƣợc rằng, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chiến lƣợc và cấp bách, đặc biệt là đối với những vùng trung du và miền núi - nơi có điều kiện sống còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc đƣa ra giải pháp trên là chƣa đủ, chƣa thể bao quát hết. Nhƣng dựa trên cơ sở nghiên cứu từ một địa bàn cụ thể, thì những giải pháp mà tác giả đƣa ra có ý nghĩa quan trọng nhằm xây dựng nông thôn mới cho huyện Bắc Quang theo hƣớng hiện đại và bền vững.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ƣơng, 2008. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp,

nông dân, nông thôn. Hà Nội.

2. Hoàng Chí Bảo, 2004. "Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn". Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

3. Nguyễn Sinh Cúc, 2003. “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới”. Hà Nội: NXB Thống kê.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1991-2012. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI. Hà Nội: NXB. Chính trị

quốc gia - Sự thật.

5. Vũ Trọng Khải, 2004. “Tổng kết và xây dựng mô hình phát triển kinh tế- xã hội nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã với văn minh thời đại”. Hà Nội: NXB Nông nghiệp.

6. Bùi Xuân Lƣu, 2004. “Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình

hội nhập kinh tế quốc tế”. Hà Nội: NXB Thống kê.

7. Vũ Văn Phúc, 2011. “Xây dựng nông thôn mới, những vấn đề lý luận và

thực tiễn”. Hà Nội:NXB Chính trị Quốc gia-Sự thật.

8. Nguyễn Văn Sáu và Hồ Văn Thông, 2003. "Thực hiện Quy chế dân chủ cơ

sở và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay". Hà Nội: NXB

Chính trị Quốc gia.

9. Phan Xuân Sơn, 2002. "Các đoàn thể nhân dân trong đảm bảo dân chủ cơ sở". Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

10.Phan Xuân Sơn và Lƣu Văn Quảng, 2005. "Những vấn đề cơ bản về chính

sách dân tộc ở nước ta hiện nay". Hà Nội: NXB Lý luận chính trị.

12.Văn Sự, 2013. “Xây dựng nông thôn mới: những giải pháp trọng tâm”. Trang tin điện tử Quảng Nam.

13.Lê Đình Thắng, 1998. “Chính sách nông nghiệp, nông thôn sau Nghị quyết

X của Bộ Chính trị”, Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

14.Chính Thu, 2014. "Hà Tĩnh là điểm sáng của cả nước trong xây dựng nông thôn mới". Trang tin điện tử Hà Tĩnh 24h.

15. Thủ tƣớng Chính phủ, 2010. Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010, về phê duyệt mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

giai đoạn 2010-2020. Hà Nội.

16. Nguyễn Kế Tuấn, 2006. “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và

nông thôn ở Việt Nam, con đường và bước đi”. Hà Nội: NXB Chính trị

Quốc gia.

17. Hồ Xuân Hùng (2011), “Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách

mạng lâu dài của Đảng và nhân dân ta”, Tạp chí Cộng sản(819), Tr. 46.

18. Ngô Đăng Thành (Chủ biên) (2010), Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê (tóm tắt) 2010

20.Thông tƣ số 54/2009/TT-BNNPTNT - Hƣớng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

21. Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

22. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2003),Từ điển bách khoa Việt Nam (2003), tập 3, Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

23.Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2005),Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 4, Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

24. Mai Thị Thanh Xuân (2004), CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Trung Bộ- qua khảo sát các tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh, Nxb CTQG, HN

* Các bài viết trên trang web:

25.“Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, sau hai năm thí điểm” của PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc (www.tapchicongsan.org.vn)

26."Cú hích từ xây dựng nông thôn mới” (www.danviet.vn)

27."Chuẩn" nào cho mô hình nông thôn mới?” http://www.ipsard.gov.vn/ 28.“Đổi mới nông thôn “Lấy dân làm gốc” http://kientrucvietnam.org.vn

29.“ Khai thác mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới”, http://www.ipsard.gov.vn/

30.“Một số vấn đề cần quan tâm khi thực hiện xây dựng nông thôn mới ở nƣớc ta” của Hồ Xuân Hùng, đăng trên www.nongnghiep.vn.

31. “Nhọc nhằn hành trình xây dựng nông thôn mới”, http://www.hoinongdan.org.vn/

32.“Ngổn ngang xây dựng nông thôn mới” http://vietbao.vn/ 33.“Nỗ lực để nâng cao thu nhập” http://danviet.vn/

34.“Phát huy vai trò làm chủ của nông dân trong xây dựng nông thôn mới” http://www.baocantho.com.vn/

35.“Triển khai thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới” http://www.chinhphu.vn//

36.“ Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nƣớc ta hiện nay” http://www.tapchicongsan.org.vn/

37. “Xƣơng sống của "Tam nông": Nhân rộng mô hình nông thôn mới ra cả nƣớc” http://www.ipsard.gov.vn/

38. “11 xã thí điểm mô hình nông thôn mới: Hiệu quả từ những mô hình” http://www.baomoi.com/

39.* Các trang Web:

40.http://www.chinhphu.vn//

42.www.nongnghiep.vn.

43.www.nongthonmoihatinh.vn 44. http://www.nongdan.com.vn/ 45.(www.tapchicongsan.org.vn) 46.http://vi.wikipedia.org

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới ở Huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)