Nội dung chủ yếu của mô hình nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới ở Huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang (Trang 28 - 32)

1.2. Một số vấn đề lý luận chung về xây dựng nông thôn mới

1.2.5. Nội dung chủ yếu của mô hình nông thôn mới

1.2.5.1. Tạo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

Mục tiêu đầu tiên của xây dựng mô hình nông thôn mới là nhằm phát triển kinh tế-xã hội nông thôn. Bởi vậy kinh tế nông thôn mới khác với kinh tế nông thôn truyền thống ở các điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, tốc độ tăng trƣởng kinh tế trong nông thôn mới cao hơn nông

thôn truyền thống. Đó là do, trong nông thôn truyền thống nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp- khu vực lạc hậu nhất của mọi nền kinh tế; còn với nông thôn mới do việc áp dụng KHKT mới đi đôi với sự phát triển đa dạng ngành nghề, nên kinh tế tăng trƣởng cao, và bền vững hơn. Việc khôi

phục các ngành nghề truyền thống và phát triển những ngành nghề mới tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Mặt khác nông thôn mới mở rộng quy mô sản xuất, hƣớng tới sản xuất hàng hóa tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao tạo đà cho phát triển kinh tế nông thôn

Thứ hai, trong cơ cấu GDP của kinh tế nông thôn mới giá trị các ngành

công nghiệp và dịch vụ tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP, còn tỷ trọng ngành nông nghiệp lại ngày càng giảm. Việc đào tạo lao động và thành lập các làng nghề thủ công nghiệp, các khu công nghiệp mới làm chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp. Qua đó không những làm tăng thu nhập cho ngƣời lao động mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Thứ ba, thu nhập bình quân đầu ngƣời cao. Sự phát triển với tốc độ cao

trong nông thôn mới đòi hỏi chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải gắn liền với việc đảm bảo thu nhập, nâng cao đời sống của ngƣời dân. Đây cũng chính là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn mới. Không chỉ có những lao động đƣợc đào tạo nghề và sản xuất trong công nghiệp mới nâng cao thu nhập, những ngƣời lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ đƣợc tham gia các dự án sản xuất trên quy mô lớn hoặc đƣợc hỗ trợ kinh phí để phát triển kinh tế gia đình. Bởi vậy, phát triển kinh tế nông thôn mới sẽ tạo đƣợc sự đồng đều trong gia tăng thu nhập của các nhóm lao động trong những lĩnh vực khác nhau. Thu nhập bình quân đầu ngƣời cao do các ngành nghề sản xuất đều phát triển, không phải do một bộ phận lao động trong một lĩnh vực có thu nhập cao hơn hẳn những lao động khác.

Thứ tư, thị trƣờng trong nông thôn mới mở rộng. Nếu kinh tế nông thôn

truyền thống là sự sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm hàng hóa sản xuất chỉ giới hạn bởi thị trƣờng làng, xã thì kinh tế nông thôn mới sẽ có nền sản xuất hàng hóa mở, hƣớng đến thị trƣờng cả nƣớc và hơn thế là thị trƣờng khu

vực và thế giới. Theo đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn cũng đồng bộ và hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lƣu buôn bán.

1.2.5.2. Xây dựng con người mới ở nông thôn

Việc xây dựng nông thôn mới không chỉ tập trung xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng mà còn chú trọng xây dựng con ngƣời mới, hƣớng ngƣời dân đến cuộc sống ngày càng lành mạnh và văn minh. Nông thôn mới cũng gắn liền với ngƣời nông dân mới.

Con ngƣời của nông thôn mới có trình độ văn hóa và có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Trình độ văn hóa cao chính là nhận thức và ý thức thực hiện của ngƣời dân về nếp sống có văn hóa đƣợc thể hiện qua việc ngƣời dân ở nông thôn mới nhận thức đầy đủ về quyền lợi cũng nhƣ trách nhiệm của mình trong xây dựng nông thôn mới.

Nhân tố con ngƣời là nhân tố quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Bởi chính những ngƣời dân là những chủ thể về kinh tế, văn hóa, xã hội. Chỉ khi nào hình thành cho ngƣời dân tƣ duy về làm kinh tế, về văn minh, về văn hóa… thì khi đó mới có thể phát triển nông thôn. Ngƣời nông dân biết làm giàu, có cuộc sống văn minh là thể hiện tiêu biểu nhất cho diện mạo của một nông thôn phát triển.

1.2.5.3. Phát triển môi trường bền vững

Môi trƣờng không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe của ngƣời dân mà còn ảnh hƣởng đến sản xuất, canh tác của họ. Vì vậy môi trƣờng là tiền đề quan trọng để xây dựng nông thôn mới. Nếu môi trƣờng trong nông thôn truyền thống ô nhiễm nặng nề, thì trong mô hình nông thôn mới, yếu tố môi trƣờng đƣợc xây dựng đảm bảo cho phát triển bền vững môi trƣờng sinh thái.

Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế xây dựng nông thôn mới, việc phát triển, xây dựng các nhà máy công nghiệp đảm bảo vừa phát triển kinh tế nông thôn, vừa

đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trƣờng. Mặt khác, trong xây dựng nông thôn mới, công tác bảo vệ rừng đầu nguồn cũng nhƣ tái sinh rừng cũng đƣợc chú trọng, vừa đảm bảo phát triển môi trƣờng sinh thái, vừa chống đƣợc thiên tai.

1.2.5.4. Giữ vững sự ổn định chính trị

Trong nông thôn mới, ngƣời nông dân đƣợc phát huy tối đa quyền tự do dân chủ, sống và làm việc theo pháp luật. Họ đƣợc tham gia thảo luận, bàn bạc xây dựng nông thôn mới trong tất cả các hoạt động. Khi đã thống nhất giữa cán bộ xã và ngƣời dân về triển khai thực hiện các nội dung thì ngƣời dân tham gia đóng góp, xây dựng trong các công trình của xã và chủ động trong việc phát triển kinh tế gia đình, hình thành nếp sống văn minh, hiện đại. Thay vì khẩu hiệu dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra nhƣ trƣớc đây, nông thôn mới đƣợc xây dựng dựa vào phƣơng châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân hƣởng thụ nhằm phát huy quyền làm chủ của ngƣời dân. Điều này tạo nên sự gắn bó, liên kết chặt chẽ giữa ngƣời dân và tổ chức Đảng, Chính quyền.

Trong nông thôn mới, yếu tố chính trị đƣợc đảm bảo trong sạch, vững mạnh, có sự thống nhất và gắn bó chặt chẽ từ các cấp Đảng, Chính quyền, các đoàn thể đến ngƣời dân.

1.2.5.5. Xây dựng nền văn hóa – xã hội phát triển cao

Nếu trong nông thôn truyền thống ngƣời dân còn sinh hoạt và sản xuất theo thói quen lạc hậu thì ngƣời dân trong nông thôn mới là những ngƣời có ý thức, thái độ tích cực cũng nhƣ trách nhiệm phát triển văn hóa cộng đồng. Xây dựng nông thôn mới sẽ tạo điều kiện cho ngƣời dân hình thành nếp sống mới – văn minh, hiện đại nhƣ việc có ý thức bảo vệ môi trƣờng, có ý thức xây dựng làng văn hóa, khu dân cƣ tiến bộ… Ngƣời dân trong nông thôn mới là những ngƣời đề cao tính cộng đồng, có sự tƣơng trợ lẫn nhau trong sản xuất cũng nhƣ trong đời sống hàng ngày.

Văn hóa xã hội là một nhân tố quan trọng, là đặc trƣng để phân biệt giữa nông thôn với thành thị và giữa các vùng nông thôn với nhau. Yếu tố khác

nhau giữa văn hóa thành thị và nông thôn đó chính là văn hóa truyền thống của nông thôn, những phong tục, tập quán tốt đẹp. Trong nông thôn mới, văn hóa truyền thống đƣợc khôi phục và phát triển. Điều này thể hiện qua việc khôi phục những làng nghề truyền thống, tu bổ những di tích lịch sử hoặc những công trình có giá trị lịch sử. Bên cạnh việc gìn giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống, văn hóa xã hội trong nông thôn mới cũng đƣợc phát triển qua việc tiếp thu những văn hóa mới, tiến bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới ở Huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)