Một số nhận xét về chương trình NTM huyện Bắc Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới ở Huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang (Trang 84 - 92)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Kết quả thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới gia

3.4.5. Một số nhận xét về chương trình NTM huyện Bắc Quang

3.4.5.1. Những kết quả đạt được

- Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới từ huyện đến cơ sở đã có một bƣớc trƣởng thành quan trọng; cán bộ, Đảng viên, nhân dân ở nhiều nơi đã nhận thức đầy đủ hơn về mục tiêu , ý nghĩa và tầm quan trọng về công tác xây dựng NTM.

- Nghị quyết của Huyện ủy, UBND huyện và các xã trên địa bàn toàn huyện và đã đƣợc các xã nghiêm túc triển khai thực hiện, đồng thời xây dựng Nghị quyết, chƣơng trình, đề án, kế hoạch có hƣớng dẫn cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho địa phƣơng tổ chức thực hiện;

- Công tác chỉ đạo điều hành có nhiều đổi mới, việc phân cấp triệt để cho địa phƣơng quản lý thực hiện các tiêu chí đã tạo điều kiện các địa phƣơng phát huy tính chủ động trong việc triển khai thực hiện Chƣơng trình. Các chính sách đƣợc rà soát và xây dựng, đã dần tạo hành lang pháp lý để ngƣời dân trở thành chủ thể thực hiện Chƣơng trình Xây dựng Nông thôn mới.

- Ban chỉ đạo và các ngành đã tích cực thực hiện chức năng hƣớng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phƣơng thực hiện Chƣơng trình; Bám sát kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh...về triển khai Chƣơng trình. Công tác kiểm tra, giám sát các địa phƣơng triển khai Chƣơng trình đƣợc sâu sát hơn.

- Công tác tuyên truyền có nhiều đổi mới, nhiều cơ sở đã tổ chức tọa đàm trực tiếp với nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân khu vực nông thôn bày tỏ tâm tƣ nguyện vọng và đề xuất các biện pháp thúc đẩy thực hiện Chƣơng trình; phát huy dân chủ. Công tác tuyên truyền các địa phƣơng cũng dần đi vào chiều sâu, nhiều hình thức tuyên truyền đƣợc triển khai nhƣ: Sân khấu

hóa (kịch, tiểu phẩm), in ấn tờ rơi, sử dụng loa truyền thanh... Phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới” tiếp tục đƣợc đẩy mạnh, nhân dân khu vực nông thôn tiếp tục góp công, của trong công tác xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; Phƣơng thức nhà nƣớc hỗ trợ vật liệu, nhân dân tổ chức thực hiện tiếp tục phát huy hiệu quả, đƣợc nhân dân nhiệt tình hƣởng ứng. Nhiều tổ chức, tầng lớp nhân dân tình nguyện đăng ký tham gia đóng góp nhân lực chung sức xây dựng NTM đã tạo đƣợc nét riêng của Chƣơng trình NTM.

- Đến cuối năm 2014, toàn huyện đã có 2 xã đạt trên 12 tiêu chí, 3 xã đạt từ 8-10 tiêu chí (Vĩnh Phúc đạt 12/19 tiêu chí, Vĩnh Hảo đạt 13/19 tiêu chí; xã Hùng An đạt 10/19 tiêu chí và Quang Minh đạt 9/19 tiêu chí, xã Đồng Yên đạt 8/19 tiêu chí. Hoàn thành công tác quy hoạch và xây dựng đề án ở tất cả các xã. Phấn đấu năm 2015 xã Vĩnh Phúc đạt tiêu chí NTM.

- Nhận thức về xây dựng nông thôn mới đã có nhiều chuyển biến, các địa phƣơng cũng đã xác định phát huy nội lực xây dựng nông thôn mới.

- Công tác đào tạo cán bộ các cấp thực hiện Chƣơng trình Xây dựng Nông thôn mới đƣợc triển khai đồng bộ ở các cấp, dần củng cố năng lực chuyên môn và kỹ năng cho cán bộ trực tiếp tham gia, thực hiện Chƣơng trình.

- Ban chỉ đạo, UBND huyện, xã đã tiếp cận tốt công tác phân cấp thực hiện Chƣơng trình; Đã chủ động xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai Chƣơng trình, bám sát mục tiêu tỉnh giao, lựa chọn những phần việc thiết thực phục vụ nhu cầu tại địa phƣơng trong Chƣơng trình Xây dựng Nông thôn mới. Quan điểm, tƣ duy ”dự án” trong Chƣơng trình Xây dựng nông thôn mới dần đƣợc loại bỏ; Chƣơng trình Xây dựng nông thôn mới đã dần trở thành công cuộc của cả hệ thống chính trị, nhân dân và các tầng lớp xã hội ở khu vực nông thôn của tỉnh.

Các phòng, ban, ngành phối hợp thƣờng xuyên lồng ghép các chƣơng trình có hiệu quả thiết thực (nhƣ xóa nhà tạm , xây dựng trụ sở thôn , các mô

hình phát triển sản xuất , đạt phổ câ ̣p giáo du ̣c ; hệ thống chính trị đƣợc tăng cƣờng củng cố và hoạt động có hiệu quả; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững...)

3.4.5.2. Những tồn tại, hạn chế

- Một bộ phận cán bộ và nhân dân nhận thức về Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới vẫn chƣa đầy đủ, sự vào cuộc của các cấp, các ngành tuy đã có chuyển biến nhƣng chƣa tích cực, còn tƣ tƣởng trông chờ vào đầu tƣ của nhà nƣớc, chƣa chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện.

- Nguồn lực hỗ trợ thực hiện Chƣơng trình Nông thôn mới chƣa đáp ứng với các mục tiêu đề ra, do đó các mục tiêu giao cho các địa phƣơng khó hoàn thành theo tiến độ. Nhu cầu vốn thực hiện Chƣơng trình (bao gồm cả nguồn vốn nợ đọng từ những năm trƣớc) lớn, nguồn lực của tỉnh chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; Chƣa huy động đƣợc nhiều các hình thức đầu tƣ xã hội hóa đầu tƣ cho hạ tầng khu vực nông thôn (nhƣ trƣờng mầm non tƣ thục, chợ nông thôn, công trình cấp nƣớc tập trung...). Bên cạnh đó, một số địa phƣơng việc dành nguồn lực đƣợc hỗ trợ chƣa bám sát với mục tiêu, nhiệm vụ Chƣơng trình đề ra dẫn đến nguồn vốn phân bổ còn dàn trải, chƣa quan tâm đến các công trình chuyển tiếp (đặc biệt các công trình trƣớc đây do tỉnh phê duyệt, nay phân cấp cho cấp huyện tiếp tục bố trí nguồn lực triển khai).

Hiện có nhiều chƣơng trình MTQG với các nguồn vốn hỗ trợ, đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc đang đƣợc thực hiện trên địa bàn nông thôn, đều là nguồn vốn đầu tƣ cho chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Các nguồn vốn này đƣợc đầu tƣ qua các bộ, ngành Trung ƣơng, từ đó phân bổ về cho các sở, ngành địa phƣơng (trừ phần vốn đối ứng của địa phƣơng). Cơ chế phân phối vốn theo ngành dọc làm nảy sinh những khó khăn trong việc điều phối chƣơng trình trên từng địa bàn; vì ngành nào cũng muốn sử dụng vốn đầu tƣ có lợi cho ngành mình. Mức độ đầu tƣ vốn cho các chƣơng trình MTQG

không đồng đều, có chƣơng trình đƣợc đầu tƣ nhiều, có chƣơng trình đầu tƣ ít, từ đó ảnh hƣởng đến kế hoạch điều phối vốn hàng năm của huyện.

Đối với nguồn vốn đầu tƣ cho các công trình xây dựng nhƣ: kiên cố hóa trƣờng học, kiên cố hóa kênh mƣơng, phát triển đƣờng giao thông nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng trụ sở xã… thì dễ lồng ghép vì gắn với từng công trình cụ thể. Đối với các nguồn vốn không gắn với các công trình nhƣ: xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, dân số kế hoạch hóa gia đình, phòng chống tội phạm… thì việc lồng ghép điều phối chung trong nguồn vốn xây dựng nông thôn mới khó đảm bảo tính đồng bộ, mặt khác hiệu quả sử dụng nguồn vốn này sẽ không cao nếu không đƣợc kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

- Trong công tác quản lý cũng nhƣ các quy định, các hƣớng dẫn, các cơ chế, chính sách cho tổ chức thực hiện của các sở, ngành tỉnh còn chậm. Dẫn đến việc triển khai từ huyện đến cơ sở còn nhiều lúng túng không đồng nhất, gây khó khăn cho các xã trong quá trình tổ chức thực hiện (nhƣ công tác quy hoạch, chính sách hỗ trợ, cơ cấu tổ chức và quản lý Chƣơng trình...)

- Tình trạng sử dụng đất nông nghiệp còn manh mún, việc dồn điền đổi thửa diễn ra chậm; Hạ tầng kinh tế nông thôn còn thiếu, các công trình đƣờng nội đồng, cứng hóa kênh mƣơng mới dừng lại ở mục tiêu làm giảm sự vất vả cho ngƣời dân; Vệ sinh môi trƣờng có chuyển biến, nhƣng nhiều nơi còn thiếu điều kiện vệ sinh gia đình, nƣớc sinh hoạt; nhiều địa phƣơng đã tổ chức thu gom rác thải nhƣng thiếu các trung tâm xừ lý, đặc biệt là ở các vùng dân cƣ tập trung.

- Việc giải ngân nguồn vốn hỗ trợ sản xuất còn chậm, việc hỗ trợ lãi suất trong sản xuất nông nghiệp còn khó khăn.

- Một số nguồn hỗ trợ đầu tƣ cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở một số địa phƣơng triển khai chậm, chƣa huy động đƣợc đông đảo ngƣời dân vào cuộc.

- Việc xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm là cách làm đúng hƣớng của sản xuất nông nghiệp song trong huyện chƣ có nhiều sản phẩm đăng ký chất lƣợng theo quy định. việc phát triển sản xuất để có lƣợng hàng hóa phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm đảm bảo chất lƣợng, uy tín ra thị trƣờng các địa phƣơng triển khai còn nhiều hạn chế, chƣa huy động đƣợc nhiều doanh nghiệp vào cuộc.

- Chế độ thông tin, báo cáo của thành viên Ban chỉ đạo và các địa phƣơng còn chậm, chất lƣợng báo cáo kém, ít thông tin vì vậy ảnh hƣởng rất lớn đến công tác tổng hợp, tham mƣu và điều hành Chƣơng trình.

- Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai :

Đội ngũ cán bộ, công chức xã thị trấn đƣợc tuyển dụng (bầu cử) trƣớc thời điểm Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực, do đó một số cán bộ khi thôi đảm nhiệm chức vụ bầu cử, bố trí sang công chức, việc xắp xếp trình độ chuyên môn đúng với vị trí việc làm rất khó khăn (vì cấp xã, mỗi chức danh công chức chỉ có 01 vì trí).

- Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công việc, hầu hết cán bộ, công chức cấp xã hiện nay đều biết sử dụng vi tính (cá nhân tự học); nhƣng yêu cầu (tại Thông tƣ 41/2013/TT-BNN&PTNT) yêu cầu phải có chứng chỉ trình độ A (một trong nội dung của tiêu chí đạt chuẩn là không phù hợp.

3.4.5.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

- Nguyên nhân khách quan: Nhu cầu nguồn lực cho Chƣơng trình rất

lớn, trong khi điều kiện của Nhà nƣớc có hạn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu ; Chƣa huy động đƣợc nhiều tổ chƣ́c và doanh nghiê ̣p đầu tƣ hạ tầng khu vực nông thôn (nhƣ trƣờng mầm non tƣ thục, chợ nông thôn, công trình cấp nƣớc tập trung...). các huyện vùng sâu, vùng xa đa số là còn nghèo, việc huy động trong dân và doanh nghiệp là khó khăn.

- Nguyên nhân chủ quan: Một số địa phƣơng việc dành nguồn lực đƣợc hỗ trợ chƣa bám sát với mục tiêu, nhiệm vụ Chƣơng trình đề ra dẫn đến nguồn vốn phân bổ còn dàn trải. Nhận thức trong một bộ phận cán bộ và nhân dân về xây dựng nông thôn mới chƣa đƣợc toàn diện . Công tác thi đua, khen thƣởng thực hiện Chƣơng trình chƣa kịp thời. Công tác đào tạo và tuyển cho ̣n cán bộ đặc biệt là cán bộ cấp xã thực hiện Chƣơng trình Xây dựng nông thôn mới còn thiếu tính đồng bộ chủ yếu là kiêm nhiệm. Ban Chỉ đạo một số địa phƣơng còn thiếu sáng tạo, chƣa vào cuộc tích cực quyết liệt, chỉ đạo chƣa cụ thể, chƣa rõ việc do vậy chƣa tạo đƣợc chuyển biến sâu rộng ở địa phƣơng. Tổ chức triển khai thực hiện một số chính sách còn lúng túng, không linh hoạt; công tác kiểm tra, giám sát chƣa chủ động; công tác thi đua khen thƣởng chậm đổi mới.

3.4.5.4. Một số kinh nghiệm

- Ban Chỉ đạo huyện, xã, cần tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục để thay đổi nhận thức về Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở; có phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo của huyện, của xã, của thôn với các nội dung công việc cụ thể; thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chƣơng trình để kịp thời chấn chỉnh và tháo gỡ vƣớng mắc cho cơ sở; phải có bộ phận chuyên trách thì công tác tham mƣu sâu sát hơn, chế độ thông tin báo cáo đầy đủ hơn.

- Công tác phối hợp với các cơ quan báo chí đã thực hiện tƣơng đối đồng bộ và chặt chẽ, qua đó đã phản ánh đƣợc không khí chung tay xây dựng nông thôn, cung cấp cho độc giả một cái nhìn sinh động, toàn cảnh trên nhiều lĩnh vực, tại nhiều địa phƣơng; phản ánh đƣợc không khí phấn khởi, vào cuộc với những bài viết sâu sắc, có ý nghĩa và sức lan tỏa tích cực, rộng rãi, thể hiện đƣợc quyết tâm của Đảng, nhà nƣớc trong thực hiện một chƣơng trình của Quốc gia, góp phần tạo nên những chuyển biến sâu sắc về nhận thức, khơi

dậy tiềm năng, nỗ lực vƣợt qua khó khăn; cổ vũ mạnh mẽ các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, xã hội chung sức, đồng lòng trong công tác xây dựng nông thôn mới.

- Việc phân công các đồng chí trong Ban Thƣờng vụ Huyện ủy phụ trách cơ sở đã tạo nên sự lãnh đạo đồng bộ hơn, khích lệ đƣợc các địa phƣơng và phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp trong công tác chỉ đạo cũng nhƣ huy động đƣợc các nguồn lực cho Chƣơng trình.

- Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là trong công tác đầu tƣ cơ sở hạ tầng, nếu làm tốt công tác này sẽ tạo động lực để ngƣời dân hăng hái hơn tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Tiếp tục phát động phong trào xây dựng đƣờng giao thông nông thôn; sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tƣ. Kết quả phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là nhân tố quyết định đến thành công của chƣơng trình, do đó công tác tuyên truyền vận động nhân dân phải đƣợc đặt lên hàng đầu, gắn với thực hiện quy chế dân chủ công khai ở cơ sở.

- Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phải đi đôi với đầu tƣ cho phát triển sản xuất, nâng cao đời sống kinh tế khu vực nông thôn.

- Đào tạo nâng cao trình độ, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ là nhân tố quan trọng để thực hiện xây dựng NTM, cần phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và đồng bộ theo từng cấp.

- Công tác thi đua - khen thƣởng trong triển khai thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới phải “Thực hiện việc khen thưởng công bằng,

kịp thời”. Việc khen thƣởng không nhất thiết phải đến kỳ sơ kết, tổng kết

phong trào mới đƣa bình xét mà cần phải tiến hành hàng ngày; thực chất của việc khen thƣởng nặng về yếu tố tinh thần.

Đề nghi ̣ Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh phối hợp với các Sở , Ban ngành tham mƣu cho UBND tỉnh hàng năm sớm ban hành

các văn bản hƣớng dẫn , các cơ chế, chính sách và phân bổ nguồn vốn , hỗ trợ xi măng , kinh phí thuộc Chƣơng trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới và của tỉnh cho các xã theo kế hoạch đăng ký để huyê ̣n triển khai , thực hiện các nội dung đảm bảo đúng tiến độ.

Đề nghị cấp có thẩm quyền quy định tiêu chuẩn về trình độ tin học không cần phải có chứng chỉ, nhƣng phải biết sử dụng máy vi tính (vì hiện nay chủ yếu CB, CC làm việc trên máy tính). Nhƣ vậy, vừa là yêu cầu, vừa tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tinh thần tự học, tự trang bị kiến thức kỹ năng làm việc.

Đề nghị tỉnh sớm ban hành quy định chung về tiêu chí chấm điểm làm căn cứ đánh giá, phân xếp loại hàng năm chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "Trong sạch, vững mạnh". Vì Quy định xã, phƣờng, thị trấn trong sạch vững mạnh do UBND tỉnh Hà Giang ban hành kèm theo Quyết định số 31/TT-UB, ngày 06/01/1998 đến nay nội dung không còn phù hợp.

Các thành viên, phòng, ban, ngành huyện trên cơ sở lĩnh vực đƣợc giao phụ trách, chủ động đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện các nội dung; kịp thời tham mƣu đề xuất các giải pháp, giải quyết những vƣớng mắc do ngành quản lý.

Chƣơng 4: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN BẮC QUANG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới ở Huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang (Trang 84 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)