Hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hoá, dịch vụ và phát triển hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới ở Huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang (Trang 98 - 100)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Nhiệm vụ và các giải pháp

4.2.5. Hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hoá, dịch vụ và phát triển hình thức

kinh tế tập thể

Tham mƣu cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới sản xuất theo chuỗi giá trị có hiệu quả ở nông thôn, làm cầu nối kinh tế giữa nhà nƣớc và hộ dân sản xuất. Phát triển sản xuất hàng hóa theo hƣớng phát triển nông thôn nội sinh từ nguồn lực cộng đồng. Triển khai chƣơng trình, đề án trọng tâm, phát triển sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhƣ: Phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lƣợng cao, phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, phát triển cây ăn quả đặc sản, phát triển sản xuất hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao, phát triển vùng chè chất lƣợng cao, chuyển đổi vƣờn tạp, rừng nghèo kiệt sang trồng cây có giá trị kinh tế cao; đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, phát

triển chăn nuôi hàng hóa xa khu dân cƣ, phát triển nuôi trồng thủy sản… Các chƣơng trình, đề án xây dựng phải có tính khả thi cao, đầu tƣ đồng bộ, phân công rõ trách nhiệm trong tổ chức thực hiện để từng bƣớc hình thành và mở rộng các vùng sản xuất chuyên canh tập trung.

Tiếp tục bố trí nguồn lực đầu tƣ xây dựng một số cơ sở làm nhiệm vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, tuyển chọn các loại giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản có năng suất cao, chất lƣợng cao để đƣa vào sản xuất. Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất giống thƣơng phẩm đảm bảo chất lƣợng theo quy định để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất đại trà, không để nông dân thiếu giống tốt hoặc mua phải giống kém chất lƣợng.

Cấp ủy, chính quyền các cấp bố trí tăng thêm kinh phí hàng năm đầu tƣ đào tạo, tập huấn, dạy nghề nông nghiệp kỹ thuật cao cho nông dân theo hƣớng nông dân phải đƣợc học tập đầy đủ cả về kỹ thuật, quản lý sản xuất, liên kết tổ chức thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm gắn với thực hành tại chỗ. Huyện có thể đầu tƣ xây dựng một trung tâm đào tạo và thực hành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cho lao động nông nghiệp năm theo hƣớng Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng toàn bộ hạ tầng và các công trình phục vụ giảng dạy; hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp đầu tƣ các mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản… ứng dụng công nghệ để nông dân thực hành tại chỗ.

Tiến hành rà soát, đánh giá hoạt động của các HTX nông nghiệp, thành lập các tổ hợp tác để phân loại chất lƣợng, trình độ quản lý, điều hành của cán bộ, trên cơ sở đó xây dựng đề án củng cố, nâng cao chất lƣợng hoạt động để HTX nông nghiệp, tổ nhóm hợp tác phát huy vai trò làm chủ, thực sự là một tổ chức kinh tế có vai trò thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở cơ sở. Hỗ trợ, khuyến khích phát triển và thành lập mới các HTX chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, thƣơng mại, vận tải, tiểu thủ công nghiệp… theo luật HTX để tập hợp lao động nông thôn đoàn kết, hỗ trợ nhau sản xuất và tăng

khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Tiếp tục đầu tƣ, nâng cấp hệ thống chợ đầu mối nông, lâm sản ở các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp và vùng phụ cận đô thị; hỗ trợ, nâng cấp xây dựng các chợ nông thôn, các cơ sở chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; đầu tƣ xây dựng trung tâm giao dịch và giới thiệu hàng hóa nông sản, sản phẩm làng nghề chất lƣợng cao.

Khuyến khích phát triển sản xuất theo hƣớng tăng cƣờng hợp tác, liên kết trong sản xuất, nhất là hợp tác trong sản xuất, ứng dụng công nghệ, xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm có thế mạnh và tiêu sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới ở Huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)