Tình hình nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới ở Huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang (Trang 53 - 58)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng về xây dựng nông thôn mới huyện Bắc Quang 04 năm

3.3.1. Tình hình nông nghiệp

Phát huy thế mạnh về tiềm năng đất đai, khí hậu, huyện đã có chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng. Chú trọng phát triển cây trồng có thế mạnh để hình thành vùng sản xuất theo hƣớng hàng hóa chuyên canh tập trung (Vùng trọng điểm lúa 2.000 ha ở các xã Quang Minh, Bằng Hành, Việt Vinh, Vĩnh Phúc, Hùng An; Liên Hiệp; vùng sản xuất lạc hàng hoá 1.200 ha ở các xã Đồng Yên, Vĩnh Phúc, Đông Thành; vùng trồng chè nguyên liệu 3.300 ha ở Hùng An, Vĩnh Hảo, Vĩnh Tuy, Tiên Kiều, Quang Minh, thị trấn Việt Quang. Vùng cam quýt

1.300 ha ở Vĩnh Hảo, Tiên Kiều, Việt Hồng, Đông Thành, Vĩnh Phúc. Vùng rừng kinh tế tập trung ở Bằng Hành, Liên Hiệp, Tân Thành, Đông Thành, Vĩnh Hảo, Thƣợng Bình).

Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp (Hiện nay trên địa bàn toàn huyện có 3.141 máy các loại phục vụ sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu sản xuất ngày càng tăng, ƣớc đạt 40%). Các quy trình canh tác tiên tiến bƣớc đầu đƣợc áp dụng vào sản xuất, nhƣ sản xuất rau an toàn trong nhà lƣới tại xã Tân Quang, Vĩnh Phúc, ứng dụng kỹ thuật ghép cải tạo vƣờn tạp, sản xuất cam, chè theo quy trình VietGAP đƣợc đƣa vào áp dụng. Các mô hình cánh đồng mẫu thâm canh cao tiếp tục đƣợc duy trì và mở rộng về diện tích, số lƣợng, quy mô. Năm 2014 toàn huyện có 535 cánh đồng thâm canh các loại, diện tích 4.472,6 ha tăng gấp 7 lần so với năm 2010 cả về số lƣợng và diện tích (vụ xuân 2014, có 284 cánh đồng mẫu thâm canh cao, tổng diện tích 2.465 ha; vụ mùa 251 cánh đồng mẫu, diện tích 2.007,6 ha).

Mức đầu tƣ thâm canh trên tất cả các loại cây trồng đƣợc nâng cao một bƣớc, tỷ lệ thâm canh lúa tăng từ 60% lên 85%; ngô tăng từ 60% lên 75 %; lạc từ 65%, lên 85%, cây từ 60% lên 65%. Các chƣơng trình, đề án đƣợc triển khai có trọng tâm trọng điểm, nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đƣợc triển khai có hiệu quả nhƣ : Đề án “Cánh đồng mẫu lớn”; Đề án “Cánh đồng thâm canh theo quy trình bón vôi khử chua, bón phân cân đối; Đề án phát triển trồng cây dong riềng từ năm 2013 - 2015; Đề án trồng lạc hàng hóa; Đề án phát triển cây dƣợc liệu giai đoạn 2013-2015 ; Chƣơng trình Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 01-10-2012 của Tỉnh ủy "Về phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa giai đoạn 2012-2015, có tính đến năm 2020" (ngô, chè và cam, quýt hàng hóa); Đề án Thôn tự chủ-Tự quản; Đề án phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2014-2015 có tính đến năm 2020; Kế hoạch

phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 2014-2015. Cơ cấu mùa vụ, công thức luân canh cây trồng bƣớc đầu đƣợc bố trí hợp lý, diện tích trồng cây vụ đông ngày càng đƣợc mở rộng (cây vụ đông năm 2014 toàn huyện là 2.000 ha trong đó: ngô 550 ha năng suất bình quân 30,7 tạ/ha; sản lƣợng là 1.690,2 tấn, rau đậu các loại: 1.450 ha năng suất 60 tạ/ha; sản lƣợng là 8.700 tấn).

Khai thác có hiệu quả đất đai vào sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh cải tạo vƣờn đồi tạp, chuyển đổi các diện tích đất trồng cây có giá trị kinh tế thấp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao. Đã chuyển đổi đƣợc 1.765 ha vƣờn, đồi tạp, chuyển đổi sang trồng cam, quýt 941,9 ha, chuyển đổi sang trồng chè 268,5 ha, trồng dong riềng 76,9 ha; trồng mía 119,3 ha; trồng rừng kinh tế 358,8 ha. Chuyển đổi 160 ha từ ruộng bấp bênh sang trồng lạc nâng hệ số sử dụng đất từ 1,85 lần năm 2010, lên 2,05 lần 2015. Đến nay đã có 4.863 ha diện tích cây hàng năm đạt giá trị sản phẩm trên 35 triệu đồng/vụ và 1.606 ha đất canh tác đạt giá trị sản phẩm trên 100 triệu đồng/ha/năm. Trong đó: 1.112 ha cánh đồng thâm canh một vụ lúa, một vụ lạc tại xã Đồng Yên, Vĩnh Phúc; 44 ha cánh đồng 2 vụ lúa + ngô đông tại xã Quang Minh, Hùng An; 450 ha cây ăn quả (cam, quýt tại Vĩnh Hảo, Vĩnh Phúc, Việt Hồng, Tiên Kiều).

Năng suất, chất lƣợng, sản lƣợng các loại cây trồng chính ngày càng tăng. Năng suất lúa bình quân đạt 58,2 tạ/ha, tăng 3,3 tạ/ha so với năm 2010. Năng suất ngô bình quân đạt 37 tạ/ha, tăng 5,2 tạ/ha so với năm 2010; năng suất lạc bình quân đạt 27,9 tạ/ha, tăng 8 tạ/ha so với năm 2010; năng suất cây cam, quýt bình quân đạt 10 tấn/ha, tăng 3,1 tấn/ha so với năm 2010.an ninh lƣơng thực cho các xã vùng khó khăn đƣợc đảm bảo. Sản lƣợng lƣơng thực năm 2014 ƣớc đạt 58.500 tấn, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời ƣớc đạt 530 kg/ngƣời/năm (tăng 32 kg so với năm 2010). Tổng giá trị sản xuất lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt trên 1.590 tỷ đồng. Năm 2014, giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản đạt 1.590 tỷ đồng, năm 2015 ƣớc đạt 1.693 tỷ

đồng. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác tăng nhanh. Giá trị bình quân/1ha đất canh tác năm 2014 ƣớc đạt 49,7 triệu đồng/ha, tăng 12 triệu đồng so với năm 2010. Thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn đạt 30 triệu đồng/1 lao động/năm, tăng gấp 3 lần so với năm 2010. Tổng sản phẩm nông, lâm thủy sản (giá trị tăng thêm) năm 2014 đạt 1.272 tỷ đồng, năm 2015 ƣớc đạt 1.336 tỷ đồng. Thu nhập bình quân từ sản xuất nông lâm nghiệp năm 2014 đạt 28,9 triệu đồng/1 lao động/năm; năm 2015 ƣớc đạt 30,03 triệu đồng/1 lao động/năm.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm có sự chuyển dịch từ mục tiêu đảm bảo nhu cầu trong huyện sang hƣớng sản xuất hàng hoá, phƣơng thức chăn nuôi thay đổi dần từ chăn thả tự nhiên, nhỏ lẻ, phân tán tại các hộ gia đình sang phát triển chăn nuôi tập trung theo hình thức gia trại hoặc trang trại tại các xã có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiện có 508 hộ chăn nuôi trâu bò tập trung, trong đó có 473 hộ chăn nuôi trâu, bò với quy mô từ 5-10 con; 25 hộ chăn nuôi với quy mô từ 10-20 con; quy mô chăn nuôi trên 20 con có 10 hộ; toàn huyện có hơn 300 hộ chăn nuôi lợn thịt theo quy mô tập trung ở hộ gia đình với số lƣợng từ 30-50 lợn thịt/lứa nuôi, kết hợp với làm bể khí biogas.

Diện tích trồng cỏ đƣợc nhân rộng, công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đƣợc triển khai thực hiện có hiệu quả. Tổng đàn gia súc 129.532 con (trong đó đàn trâu 21.370 con; đàn bò 376 con; đàn lợn 94.266 con, đàn dê 13.520 con; gia cầm 924.120 con). Sản lƣợng chăn nuôi hàng hóa: Lợn thịt đạt 4.179 tấn bằng 154,3 tỷ đồng; trâu đạt 1.055 tấn bằng 44,5 tỷ đồng; dê đạt 68 tấn bằng 4,65 tỷ đồng; gia cầm đạt 1.453 tấn bằng 85,4 tỷ đồng.

Nuôi trồng thủy sản bƣớc đầu đƣợc chú trọng phát triển. Diện tích nuôi trồng thủy sản 784,19 ha, sản lƣợng đạt 848 tấn, tăng 280 tấn so với năm 2010. Giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi chiếm 19% cơ cấu ngành nông nghiệp.

Lâm nghiệp phát triển mạnh, bƣớc đầu khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động và các nguồn vốn tham gia trồng, bảo vệ rừng, góp phần để ngƣời trồng rừng làm giàu từ rừng. Diện tích rừng trồng mới 5 năm đạt 4.824,2 ha ha, khoanh nuôi bảo vệ 29.772,5 ha. Trong đó khai thác đƣợc 11.907 m3 gỗ, 38.016 tấn nguyên liệu giấy...nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 63,5% năm 2015. Bƣớc đầu trồng khảo nghiệm cây cao su tại xã Kim Ngọc, Vô Điếm và Đồng Tâm với quy mô hợp lý trƣớc khi phát triển nhân rộng. Diện tích góp đất trồng cao su 1.457,18 ha (trong đó: Liên Hiệp 409,2 ha; Vô Điếm 460,5 ha; Đồng Tâm 150,18 ha; Kim Ngọc 437,3 ha). Đến nay đã trồng đƣợc 477,49 ha, (năm 2008: 0,5 ha; năm 2011: 252,55ha; năm 2012: 29 ha; năm 2013: 76,73ha; năm 2014: 119,13 ha. Trong 477,49 ha cây cao su có 264,94 ha trồng bằng giống IAN 873; 212,55 ha giống Vân Nghiên 774, hiện nay cây sinh trƣởng phát triển tốt, diện tích 0,5 ha trồng thử nghiệm năm 2008 dự kiến sẽ khai thác vào năm 2015.

Kinh tế nông thôn liên tục phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Hệ thống giao thông, thuỷ lợi, không ngừng đƣợc chú trọng đầu tƣ xây dựng, nâng cấp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới góp phần phát triển kinh tế, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống nông dân đƣợc cải thiện hơn. Thu nhập bình quân đầu ngƣời ở khu vực nông thôn tăng từ 5,3 triệu đồng năm 2010, lên 14,9 triệu đồng năm 2015.

Xây dựng nông thôn mới đƣợc triển khai tích cực, huy động đƣợc các nguồn lực, tạo đƣợc sự đồng thuận trong nhân dân, bƣớc đầu đã phát huy hiệu quả. Vùng nông thôn đã có nhiều thay đổi rõ nét nhờ triển khai đồng bộ các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, đã tập trung chỉ đạo lồng ghép nguồn lực triển khai tại 5 xã điểm. Tổng nguồn kinh phí thực hiện chƣơng trình giai đoạn 2010-2014 là 221,183 tỷ đồng. Đến nay đã có 2 xã đạt trên 12 tiêu chí, 3 xã đạt từ 8-10 tiêu chí (Vĩnh Phúc đạt 12/19 tiêu chí, Vĩnh Hảo đạt

13/19 tiêu chí; xã Hùng An đạt 10/19 tiêu chí và Quang Minh đạt 9/19 tiêu chí, xã Đồng Yên đạt 8/19 tiêu chí. Hoàn thành công tác quy hoạch và xây dựng đề án ở tất cả các xã.

Công tác tuyên truyền, vận động đƣợc thực hiện cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nhờ đó nhận thức của ngƣời dân đƣợc nâng cao, ngƣời dân xác định đƣợc mình là chủ thể và chủ động tham gia thực hiện chƣơng trình, đóng góp đƣợc nhiều tiền của, ngày công, hiến đất để xây dựng nông thôn mới. Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân đƣợc nâng cao. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của 05 xã điểm năm 2010 từ 12,18 triệu đồng/ngƣời/năm (Vĩnh Phúc 13,6; Đồng Yên 13,5; Vĩnh Hảo 13,1; Hùng An 10; Quang Minh 10,8 triệu đồng/ngƣời/năm) lên 15 triệu đồng/ngƣời/năm vào năm 2014 (Vĩnh Phúc 15 triệu đồng/ngƣời/năm; Đồng Yên 16 triệu đồng/ngƣời/năm; Vĩnh Hảo 16,4 triệu đồng/ngƣời/năm; Hùng An 14 triệu đồng/ngƣời/năm; Quang Minh 13,6 triệu đồng/ngƣời/năm); giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 10,9% năm 2010 xuống còn 6,6% năm 2014 (Vĩnh Phúc 12,5%; Đồng Yên 15,1%; Vĩnh Hảo 13,1%; Hùng An 4,4%; Quang Minh 9,4%) (Vĩnh Phúc 7,8%; Đồng Yên 5%; Vĩnh Hảo 9,83%; Hùng An 3,3%; Quang Minh 7,3%). trẻ em đƣợc đến trƣờng thuận lợi, hệ thống chính trị, an ninh trật tự đƣợc giữ vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới ở Huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)