Nâng cao năng lực đội ngũ, tăng cường viên chức chuyên môn cho y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ viên chức ngành y tế thành phố hà nội (Trang 102 - 106)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

4.2.3. Nâng cao năng lực đội ngũ, tăng cường viên chức chuyên môn cho y tế

tuyến dưới

Về nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ y tế cơ sở

Tuyển dụng bổ sung và điều chuyển cán bộ: Trên cơ sở phân tích từ thực trạng cán bộ y tế tại các TYT xã phƣờng, tại thời điểm hiện tại, toàn bộ hệ thống TYT trên địa bàn thành phố số lƣợng cán bộ đủ theo quy định của thông tƣ 08/TTLT-BYT-BNV tuy nhiên một số TYT chƣa đủ về cơ cấu theo chuyên môn.

Sở y tế thành phố sẽ phối hợp với các sở ban ngành liên quan nhƣ Sở Nội vụ… xây dựng kế hoạch cụ thể trong lịch trình tuyển dụng cán bộ cho các TYT xã phƣờng dựa trên nhu cầu thực tế của từng trạm. Ƣu tiên tuyển dụng các cán bộ có trình độ đại học ( bác sỹ) trở lên để có thể thực hiện công tác khám chữa bệnh tại trạm và tham gia các chƣơng trình y tế với kết quả cao.

Ngay từ năm 2014, Sở Y tế tiếp tục xây dựng kế hoạch tuyển dụng chi tiết kế hoạch tuyển dụng để bù đắp cho số cán bộ sẽ nghỉ hƣu hàng năm và tuyển dụng mới / điều chuyển cán bộ y tế cho các trạm y tế phƣờng mới thành lập đòi hỏi phải thực hiện sớm từ năm 2014 để không tạo “khoảng trống” về y tế xã phƣờng tại các phƣờng này.

Đối với lực lƣợng cán bộ y tế thôn bản số lƣợng đã đủ so với tổng số thôn trên toàn địa bàn, tuy nhiên một số thôn vẫn chƣa có nhân viên y tế thôn do phân bố cán bộ y tế thôn bản chƣa đều. Số thôn bản này, cần đƣợc tuyển dụng những ngƣời cƣ trú ổn định tại địa phƣơng, có trình độ y tế hoặc có văn hoá cao để đào tạo làm công tác y tế thôn bản, bên cạnh đó cũng cần tính đến số cán bộ y tế thôn bản hiện tại đã cao tuổi cần thay thế trong thời gian tới.

Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn:

Việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ TYT đƣợc thực hiện theo các hƣớng.

- Đào tạo liên thông lên bác sỹ: Trong khi việc tuyển dụng cán bộ có trình độ bác sỹ về công tác tại các TYT còn có nhiều khó khăn, việc điều động bác sỹ từ các bệnh viện, TTYT quận / huyện về tăng cƣờng cho các TYT chỉ mang tính tạm thời thì giải pháp khả thi là cử đi đào tạo liên thông lên bác sỹ cho các y sỹ hiện đang làm việc tại các trạm còn thời gian công tác dài.

- Việc đào tạo liên thông lên bác sỹ tập trung vào đào tạo bác sỹ đa khoa và bác sỹ y học dự phòng để đảm nhiệm công tác khám chữa bệnh và quản lý triển khai các chƣơng trình y tế tại địa phƣơng.

Để thực hiện nội dung trên, ngay từ năm 2014, Sở y tế phải có kế hoạch cử đi đào tạo cho các y sỹ đã có biên chế chính thức công tác tại TYT, đối với các trạm không có y sỹ hoặc cán bộ y sỹ còn ít năm công tác cần phải tuyển dụng cán bộ có trình độ y sỹ để chuẩn bị cho việc đào tạo trong những năm tiếp theo.

Việc đào tạo liên thông lên bác sỹ hiện nay tại các trƣờng đại học y khoa đang có xu hƣớng giảm dần về chỉ tiêu đào tạo. Sở Y tế thành phố cẩn phải tham mƣu cho UBND thành phố để làm việc với các trƣờng đại học y khoa để cử cán bộ đi học hoặc mở các lớp đào tạo liên thông lên bác sỹ cho Thành phố Hà Nội theo đúng các qui định của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc cử cán bộ TYT đi học nâng cao, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn ƣu tiên tại TTYT hoặc các trung tâm chuyên khoa, bệnh viện huyện, bệnh viện Thành phố.

- Đào tạo cho cán bộ y tế sử dụng các trang thiết bị hiện đại đƣợc đầu tƣ nhƣ: Siêu âm, xét nghiệm, điện tim ... đảm bảo phát huy đƣợc chức năng các trang thiết bị đƣợc đầu tƣ, khám, chẩn đoán tại chỗ đƣợc một số bệnh tạo thuận lợi cho nhân dân và giảm tải cho các cơ sở y tế tuyến trên.

Hiện nay, Sở Y tế Hà Nội đang bắt đầu thực hiện đề án “Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực y tế thủ đô năm 2015, định hƣớng đến năm 2020”. Trong quá trình thực hiện các hoạt động đào tạo nâng cao trình độ cán bộ của các TYT thuộc Đề án này, sẽ rà soát và phối hợp với hoạt động đề án trên đang thực hiện để lồng ghép, đồng thời tăng đƣợc hiệu quả hoạt động của các TYT.

Về đào tạo bồi dưỡng viên chức

a) Tăng công suất và nâng cấp chất lƣợng hệ thống đào tạo để đáp ứng nhu cầu gia tăng nhân lực KBCB về cả số lƣợng và chất lƣợng. Mở rộng và cân đối quy mô đào tạo theo các bậc học, ngành học nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về nhân lực cho thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Quy mô và chƣơng trình đào tạo cần đáp ứng yêu cầu nhân lực đa khoa thực hành, CSSK theo mô hình bác sỹ gia đình, chú trọng các nội dung CSSK ngƣời cao tuổi và công tác xã hội là những lĩnh vực chuyên môn đƣợc dự báo với nhu cầu lớn trong trung và dài hạn;

b) Thông qua các dự án đào tạo để tăng số lƣợng bác sỹ chuyên khoa, từng bƣớc giải quyết sự thiếu hụt nghiêm trọng về bác sỹ chuyên khoa thuộc 6 chuyên ngành ƣu tiên sau đây: Ung thƣ, tim mạch, chỉnh hình, nhi khoa và truyền nhiễm và bác sỹ gia đình;

c) Ƣu tiên đào tạo liên tục và đào tạo theo địa chỉ cho các địa phƣơng nhằm tăng cƣờng số lƣợng bác sỹ chuyên khoa tại tuyến cơ sở, đặc biệt là đối với bệnh viện tuyến tỉnh và huyện. Trên cơ sở đó, gia tăng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa ngay tại địa phƣơng;

d) Chú trọng đào tạo bác sỹ và nhân viên y tế cho các TYT xã để có thể triển khai các hoạt động đa khoa thực hành, vận hành mô hình bác sỹ gia đình, thực hiện chính sách bảo hiểm y tế và bao phủ CSSK toàn dân;

e) Khuyến khích và hỗ trợ ngƣời theo học các ngành học và bậc học ƣu tiên theo các định hƣớng phát triển, cũng nhƣ một số chuyên ngành có sức thu hút thấp, ít hoặc không có lợi thế thị trƣờng. Đào tạo một số lĩnh vực nhƣ chuyên ngành bác sỹ gia đình và chăm sóc dựa vào cộng đồng, y học phục hồi chức năng và một số chuyên ngành thuộc khu vực công nghệ cao.

g) Nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực KBCB

– Xây dựng và áp dụng hệ thống công nhận chất lƣợng để đảm bảo các tiêu chuẩn về cơ sở đào tạo và chất lƣợng chung trong hệ thống đào tạo nhân lực y tế;

– Xây dựng và thực hiện hiệu quả các tiêu chuẩn điều dƣỡng và đảm bảo chất lƣợng đào tạo điều dƣỡng, nhất là với các cơ sở đào tạo địa phƣơng;

– Thúc đẩy nhanh việc triển khai hệ thống đăng ký, cấp chứng chỉ, cấp phép với những hƣớng dẫn rõ ràng về các yêu cầu cấp chứng chỉ, cấp phép hoạt động để có thông tin đầy đủ hơn cho công tác quản lý về số và chất lƣợng nhân lực phục vụ các kế hoạch phát triển nhân lực trong lĩnh vực khám chữa bệnh;

– Tập trung đào tạo theo nhu cầu thực tế để giải quyết các ƣu tiên chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc lão khoa, đáp ứng đa dạng về văn hóa trong CSSK ngƣời dân thuộc các thành phần khác nhau, với các đặc tính riêng khi tìm kiếm và sử dụng dịch vụ CSSK.

Về ngân sách cho nhân lực y tế

a) Xây dựng cơ chế tài chính, chế độ đãi ngộ đặc biệt, các chỉ tiêu biên chế cụ thể và các điều kiện liên quan bao gồm tăng phân bổ ngân sách, trợ cấp y tế nông thôn để thu hút, tuyển dụng và giữ nhân lực y tế ở nông thôn, miền núi và các vùng khó khăn và tạo điều liện cho họ làm việc có hiệu quả;

b) Xây dựng chính sách tài chính để tăng cƣờng hơn nữa chƣơng trình đào tạo liên tục cho cán bộ y tế làm việc trong khu vực nông thôn, miền núi và các vùng khó khăn. Phối hợp với Bộ Tài chính để đảm bảo kế hoạch mở rộng đào tạo cán bộ y tế theo địa chỉ với mức hỗ trợ hợp lý hơn về tài chính nhƣ chi phí đào tạo, ăn ở, đi lại.

Xây dựng và trình Thủ tƣớng Chính phủ Đề án đầu tƣ, nâng cấp hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực y tế giai đoạn đến 2020. Thực hiện Dự án vốn vay ADB

cho Chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực Y tế từ 2009-2015… Huy động ngân sách nâng cấp cơ sở đào tạo nhƣ Quyết định số 420/QĐ-TTg ngày 27/03/2009 đã phê duyệt.

Xây dựng và trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành cơ chế tài chính thực hiện “Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền Bắc, miền Trung, vùng đồng bằng Sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên theo chế độ cử tuyển” theo Quyết định số 1544/QĐ-TTg, ngày 14/11/2007, của Thủ tƣớng Chính phủ.

Bảo đảm NSNN cho việc xây dựng và hoạt động hệ thống thông tin, nghiên cứu về hệ thống y tế, và bảo hộ lao động, nếu chƣa đƣợc phép tính chi phí bảo hộ lao động trong viện phí.

Về hợp tác quốc tế

a) Tăng cƣờng hợp tác quốc tế, đặc biệt với các tổ chức y tế quốc tế, các đối tác truyền thống và với các nền y tế tiền tiến. Thông qua hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn tài chính, huy động ODA, nguồn công nghệ cao và các điều kiện quốc tế khác cho phát triển nguồn nhân lực KBCB;

b) Thông qua hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực đào tạo chuyên môn và chuyển giao công nghệ, đào tạo về quản lý nguồn nhân lực, đảm bảo chất lƣợng, đánh giá/ xếp hạng cơ sở y tế và cơ sở đào tạo y tế, phát triển hệ thống chƣơng trình đào tạo điện tử tại các cơ sở đào tạo quy mô lớn;

c) Ƣu tiên hợp tác quốc tế cho đào tạo nhân lực trình độ cao, các chuyên ngành ƣu tiên, đào tạo quản lý bệnh viện và kinh tế y tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ viên chức ngành y tế thành phố hà nội (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)