CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
4.2.2. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới y tế và đội ngũ viên chức
Quy hoạch mạng lưới bệnh viện tại Hà Nội
Mục tiêu cơ bản quy hoạch mạng lƣới bệnh viện công lập thuộc thành phố Hà Nội: Xây dựng và phát triển hệ thống các bệnh viện công lập ở Hà Nội hoàn chỉnh và đồng bộ từ Trung ƣơng đến cơ sở đủ sức đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của ngƣời dân Thủ đô. Hệ thống bệnh viện công lập đủ khả năng hỗ trợ những tỉnh lân cận và cả nƣớc trong việc phát triển và ứng dụng kỹ thuật cao trong y tế. Quy hoạch phát triển hệ thống bệnh viện công lập Hà Nội trở thành Trung tâm y tế có uy tín trong khu vực Đông Nam Á. Nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khỏe ở tất cả các bệnh viện công lập của Hà Nội, có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu y tế khẩn cấp trong các tình huống xảy ra thiên tai, thảm họa, thƣơng vong, ngộ độc hàng loạt trên địa bàn thủ đô và khu vực lân cận, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phối hợp hoặc chi viện y tế đột xuất phục vụ an ninh, quốc phòng. Tập trung quy hoạch di chuyển các bệnh viện điều trị bệnh truyền nhiễm khỏi khu vực nội thành, nơi đông đúc dân cƣ đến khu vực thích hợp.Giãn mật độ bệnh viện
chuyên sâu tuyến Thành phố (tuyến 2) và Trung ƣơng (tuyến 3) trong nội thành Hà Nội. Xây dựng mạng lƣới bệnh viện đa khoa (tuyến 1) đạt tiêu chuẩn hạng III tại các khu/cụm dân cƣ quận, huyện và đô thị vệ tinh.Các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa Thành phố (tuyến 2) đạt tiêu chuẩn hạng II trở lên.Các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa Trung ƣơng (tuyến 3) đạt tiêu chuẩn hạng I hoặc hạng đặc biệt. Sắp xếp, bổ sung, điều chỉnh các khoa trong bệnh viện. Đầu tƣ nâng hạng một số bệnh viện cấp Thành phố; nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh; nâng cao chuyên môn kỹ thuật; đầu tƣ cơ sở vật chất trang thiết bị; đa dạng hoá các loại hình hoạt động trong bệnh viện.
Xây dựng hệ thống vị trí việc làm cho ngành y tế thành phố Hà Nội
Có thể nói thuật ngữ "vị trí việc làm" tuy không phải là mới trong cách tiếp cận đối với khu vực tƣ nhân khi đề cập tới vấn đề nhân sự và sử dụng nhân sự, nhƣng trong nền công vụ của nƣớc ta hiện nay, thì đây lại là một vấn đề mới đƣợc tiếp cận. Đặc biệt là từ khi chúng ta đề cập tới vấn đề chuyển đổi mô hình công vụ chức nghiệp sang mô hình công vụ việc làm.
Tại Khoản 1, điều 7 của Luật Viên chức có ghi: "Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tƣơng ứng, là căn cứ xác định số lƣợng ngƣời làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Viên chức y tế đƣợc xây dựng theo tiêu chí và chức danh nghề nghiệp của ngành y tế:
Theo đó, các vấn đề liên quan đến viên chức đều gắn với vị trí việc làm; đặc biệt là các vấn đề sau:
+ Vị trí việc làm là căn cứ đầu tiên để xác định biên chế công chức, xác định số ngƣời làm việc trong các đơn vị sự nghiệp.
+ Tuyển dụng và bố trí sử dụng viên chức theo vị trí việc làm. + Đào tạo, bồi dƣỡng viên chức theo vị trí việc làm.
Vị trí việc làm trong một cơ quan, tổ chức bao gồm: Các vị trí lãnh đạo, quản lý; các vị trí thừa hành, thực thi. Mỗi vị trí việc làm nhất định bao giờ cũng có bản mô tả công việc với các yêu cầu về phẩm chất, trình độ, năng lực và hiểu biết
tƣơng ứng với một ngạch công chức cụ thể. Trong đó, một số vị trí việc làm giữ các cƣơng vị lãnh đạo, quản lý; còn lại là các vị trí việc làm mang tính thực thi, thừa hành. Số lƣợng các vị trí thực thi, thừa hành bao giờ cũng phải nhiều hơn các vị trí lãnh đạo, quản lý.
Có thể chỉ có một loại vị trí nhƣng lại có nhiều loại công việc khác nhau cho loại vị ví đó nên sẽ có nhiều vị trí việc làm khác nhau ở các cơ quan khác nhau. Bản chất của việc xác định vị trí việc làm là xem xét trong một cơ quan, đơn vị có bao nhiêu vị trí việc làm và cần bao nhiêu ngƣời để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đó. Điều này sẽ giúp tuyển đúng ngƣời cho công việc. Vị trí việc làm đƣợc hiểu là chỗ làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Vị trí việc làm có thể có một hoặc nhiều công việc, có tính thƣờng xuyên, lặp đi lặp lại chứ không bao gồm những công việc thời vụ, tạm thời.
Ý nghĩa của công việc này nhằm sắp xếp lại đội ngũ viên chức; phát hiện những chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các vị trí việc làm, các cơ quan, tổ chức; phục vụ hiệu quả cho hoạt động tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo bồi dƣỡng công chức, viên chức, đánh giá quy hoạch cán bộ. Muốn xác định vị trí việc làm không chỉ xác định qua khối lƣợng, số lƣợng công việc phải thực hiện ở một vị trí nhất định trong tổ chức bộ máy mà quan trọng hơn là phải xác định đƣợc đặc điểm, đặc thù, tính phức tạp và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần thiết để thực hiện công việc đó.
Một phần đề án vị trí việc làm ngành y tế thành phố Hà Nội có thể tham khảo nhƣ sau:
1. Vị trí làm việc gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành. 1.1. Vị trí cấp trƣởng.
1.2. Vị trí cấp phó của ngƣời đứng đầu.
1.3. Vị trí cấp trƣởng khoa, phòng và tƣơng đƣơng.
1.4. Vị trí cấp Phó khoa, phòng và tƣơng đƣơng (bao gồm cả điều dƣỡng trƣởng các khoa)
2. Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp. (Phải nói hết những khoa có trong đơn vị và những ngƣời làm việc trong khoa đó)
3. Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ. 3.1. Tổ chức hành chính.
3.2. Tài chính kế toán. 3.3. Dinh dƣỡng tiết chế.
Việc xác định vị trí việc làm là một bƣớc chuyển trong công tác quản lý viên chức từ hệ thống quản lý theo chức nghiệp sang quản lý trên cơ sở kết hợp tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm. Đây là một trong những điểm rất quan trọng, vì thông qua đó, chúng ta mới xóa bỏ hoàn toàn các cơ chế xin- cho biên chế, đồng thời phân định rõ ai là ngƣời làm việc tốt, ai làm chƣa tốt. Qua đó, giúp cho việc tuyển dụng tốt hơn, góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức, viên chức.