Các yếu tố tác động tới quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ viên chức ngành y tế thành phố hà nội (Trang 31 - 35)

1.2. Những cơ sở lý luận về quản lý Nhà nƣớc đối với đội ngũ viên chức ngành

1.2.4. Các yếu tố tác động tới quản lý

1.2.4.1. Điều hành nhân lực ở các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế

Có nhiều yếu tố tác động đến việc VCYT thực hiện công việc chuyên môn, bảo đảm đƣợc y đức.Ví dụ, môi trƣờng làm việc phải có đủ các điều kiện, nhƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và thuốc. Thêm nữa, các công cụ quản lý chuyên môn, nhân lực phải đƣợc áp dụng hiệu quả để bảo đảm năng lực đã đƣợc nâng lên sẽ đƣợc sử dụng tốt hơn, nhƣ xây dựng chức năng nhiệm vụ rõ ràng, giám sát và đánh giá thực hiện công việc công bằng và hiệu quả. Gắn vào đó là chế độ đãi ngộ thích hợp. Điều hành nhân lực tại các CSYT phải hỗ trợ có kết quả để VCYT làm việc có chất lƣợng trong cả khu vực công và tƣ. Việc đánh giá năng lực khi tuyển dụng đã đƣợc đề cập ở trên. Mục này sẽ đề cập chủ yếu vào môi trƣờng làm việc, công cụ quản lý nhân sự, và các động lực để hoạt động hiệu quả.

1.2.4.2. Môi trường làm việc hỗ trợ cán bộ thực hiện công việc có chất lượng

Đảm bảo môi trƣờng làm việc đầy đủ (cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ cấu nhân lực, thuốc và vật tƣ tiêu hao) là điều kiện tiên quyết để có thể cung cấp tốt dịch vụ CSSK có chất lƣợng. Hiện nay Việt Nam có chính sách nhằm vào bảo đảm có đủ cơ sở hạ tầng, nhân lực cần thiết để tiến hành nhiệm vụ theo phân tuyến kỹ thuật, nhƣ Chuẩn quốc gia về y tế xã, Tiêu chuẩn xếp hạng bệnh viện, và Tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng của VCYT và trang thiết bị y tế trong chăm sóc chấn thƣơng thiết yếu. Gần đây NN đã đầu tƣ rất lớn để nâng cao cơ sở vật chất và trang thiết bị ở tuyến xã, huyện.

Nhà nƣớc cũng xây dựng nhiều quy định để bảo đảm đủ thuốc thiết yếu, hạn chế gia tăng giá thuốc, quản lý thuốc tại bệnh viện.

1.2.4.3. Tạo động lực làm việc

Theo quan điểm thứ năm của Nghị quyết 46-NQ/TW "Nghề y là một nghề đặc biệt, cần đƣợc tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt.” Quyết định

của Thủ tƣớng Chính phủ số 243/2005/QĐ-TTg, ngày 05/10/2005, ban hành chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW đã đƣa ra nhiệm vụ xây dựng một số chế độ đãi ngộ đặc biệt cho VCYT. Đến nay đã có một Nghị định và 3 Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ nâng chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức y tế và NVYT thôn/bản [101-104].

Động lực chủ yếu để làm việc tốt là những giá trị tinh thần và đạo đức của ngƣời thầy thuốc, đồng thời là hệ thống đãi ngộ vật chất trong đó có lƣơng và phụ cấp. Chế độ tiền lƣơng và phụ cấp cho viên chức nói chung và VCYT nói riêng thƣờng xuyên đƣợc cải tiến, góp phần tăng cƣờng chất lƣợng dịch vụ CSSK. Năm 2009, Chính phủ đã nâng phụ cấp ƣu đãi và phụ cấp thu hút bằng 70% mức lƣơng theo ngạch, bậc hiện hƣởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vƣợt khung, và tạo ra phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, viên chức công tác tại một số bệnh viện đặc biệt. Đối với một số lĩnh vực y tế khó thu hút nhân lực, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính rà soát, xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ sửa đổi, bổ sung chế độ phụ cấp ƣu đãi theo nghề đối với VCYT, trong đó lƣu ý có mức phụ cấp ƣu đãi đặc biệt đối với VCYT làm việc tại các chuyên khoa lao, phong, tâm thần, HIV/AIDS, nhi, CBYT dự phòng. Trong các chính sách đó có khuyến khích tài chính (nhƣ cơ hội lên lƣơng sớm, thƣởng, thu nhập tăng thêm, hoặc cấp nhà ở) và khuyến khích phi tài chính (nhƣ cơ hội học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đề bạt, cất nhắc hoặc phong và công nhận các danh hiệu thi đua, học vị, chức danh khoa học…).

Bên cạnh đội ngũ VCYT đƣợc đào tạo chính thức, còn có một số loại hình nhân lực y tế hỗ trợ nhƣ NVYT thôn/bản. Những ngƣời này chủ yếu làm công tác tuyên truyền vận động giáo dục sức khỏe. Có một số ngƣời đƣợc đào tạo theo chƣơng trình y tế thôn/bản. Để động viên họ làm tốt công việc, NN có trả thù lao hằng tháng. Trƣớc đây mức phụ cấp rất thấp nhƣng gần đây NN đã nâng mức phụ cấp hằng tháng của y tế thôn, bản lên 0,3 hoặc 0,5 so với mức lƣơng tối thiểu chung, giúp ổn định hệ thống y tế thôn/bản, duy trì NVYT trong cộng đồng và tăng cƣờng khả năng thực hiện các chƣơng trình y tế ở tuyến cơ sở.

Trong việc bổ nhiệm, đề bạt hiện nay tại các CSYT, VCYT đƣợc dùng phiều kín giới thiệu ngƣời có đủ tiêu chuẩn cho cấp trên xem xét đề bạt, bổ nhiệm. Qua một số kênh tham khảo khác (nhƣ lãnh đạo đảng, các đoàn thể…) cuối cùng chọn đƣợc một số ngƣời cho dự kiến đề bạt, bổ nhiệm. Những ngƣời này (gọi là ứng cử viên lãnh đạo cơ sở y tế) phải làm đề cƣơng phát triển cơ quan/đơn vị cho nhiệm kỳ tới và trình bày trƣớc hội nghị toàn thể viên chức. Tại hội nghị này mọi ngƣời đƣợc chất vấn các ứng cử viên một cách tự do. Sau buổi chất vấn, VCYT đƣợc bỏ phiếu kín để giới thiệu lãnh đạo của cơ quan, đơn vị. Để bổ nhiệm hay đề bạt một lãnh đạo, còn thêm vài khâu nữa (tất cả khoảng 7 khâu, còn gọi 7 bƣớc).

1.2.4.4. Năng lực và các chính sách về quản lý

Trong hoàn cảnh chi phí y tế gia tăng nhanh và các CSYT đang chịu sức ép của cạnh tranh thị trƣờng và nâng cao chất lƣợng dịch vụ, thì NYT rất cần các nhà quản lý chuyên nghiệp. Vì vậy, việc nâng cao năng lực QL đối với VCQL các cấp và các ĐVSNCL y tế đã đƣợc quan tâm đặc biệt.

Thông thƣờng sau khi đƣợc đề bạt, cán bộ này đƣợc tham gia chƣơng trình đào tạo 3 tháng về quản lý nhà nƣớc tại Học viện Hành chính quốc gia. Trong những năm gần đây, một số dự án của nƣớc ngoài tài trợ cũng đã chú trọng đào tạo kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý tuyến tỉnh trở xuống nhƣ Dự án Hỗ trợ y tế quốc gia (1999-2005); Dự án Tăng cƣờng nhân lực y tế do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tài trợ (1992-2000); Dự án y tế Tây Nguyên (2005-2010)… Các lớp này thƣờng kéo dài 5- 7 ngày, giới thiệu phần quản lý cơ bản, đi sâu hơn về quy trình lập kế hoạch y tế, các phần khác nhƣ giám sát hay đánh giá việc thực hiện chƣơng trình hay kế hoạch y tế cũng đƣợc đề cập sơ bộ.

1.2.4.5. Công cụ quản lý viên chức

NN đã tạo ra các quy định liên quan đến tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt, sử dụng, QL nhân sự để các cơ sở y tế NN áp dụng. NN cũng tạo ra quy định về kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của thủ trƣởng ĐVSNCL y tế áp dụng đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, các cơ quan hành chính sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, các cơ quan y tế thuộc Sở Y tế, Chi cục Dân số – KHHGĐ, Chi Cục An toàn

Vệ sinh thực phẩm. Đồng thời NN đã tạo điều kiện thuận lợi cho lãnh đạo các cơ sở y tế tự chủ trong thực hiện các chức năng QL, trong đó có QL về nhân lực.

Cơ chế tuyển dụng trong bối cảnh thực hiện Nghị định 43 tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến trung ƣơng, tuyến tỉnh và các thành phố lớn tuyển dụng VCYT giỏi. Ngƣời dự tuyển không những làm đủ thủ tục dự thi tuyển theo quy định của NN, mà còn phải trải qua những phần tuyển dụng do cơ sở đặt thêm ra nhƣ ngoại ngữ, tin học, năng khiếu. Nghị định 43 cho phép tự chủ chọn ngƣời, nên nhiều cơ sở tuyến trung ƣơng đã tuyển dụng đƣợc VCYT thực sự có năng lực làm việc. Thực hiện Luật Viên chức, NVYT tại các đơn vị sự nghiệp công lập cũng sẽ không đƣợc coi là công chức nữa và tất yếu sẽ làm việc theo chế độ viên chức, điều đó sẽ tạo điều kiện cho các CSYT năng động hơn trong việc tuyển dụng VC của mình. Đây là một tƣ duy mới sẽ giúp công tác QL nhân lực tại các CSYT đƣợc tăng cƣờng.

Các nhà lãnh đạo, quản lý ở các CSYT nhà nƣớc đang thực hiện tự chủ tài chính và quản lý theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, đồng thời phải tuân thủ các quy định của Luật Viên chức và các Nghị định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng, quản lý, nâng ngạch, đề bạt, bổ nhiệm, kỷ luật, cũng nhƣ các quy định về định mức biên chế, lƣơng và phụ cấp.

Dần dần NN đang chuyển quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị cung ứng dịch vụ y tế, đào tạo y tế, nghiên cứu về y tế và giảm sự quản lý trực tiếp về mọi mặt, gồm cả QL nhân lực.

Thực hiện tự chủ theo Nghị định 43 đã giúp cho nhiều đơn vị chủ động và linh hoạt hơn trong QL nhân lực của đơn vị mình. Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, ngƣời đứng đầu CSYT có quyền hạn nhƣ sau:

Xây dựng kế hoạch biên chế hằng năm gửi cơ quan chủ quan để tổng hợp và giải quyết theo thẩm quyền;

Quyết định ký hợp đồng thuê khoán lao động cho vị trí công việc xét thấy không cần biên chế thƣờng xuyên;

Quyết định tuyển dụng VC theo hình thức thi tuyển hay xét tuyển; Quyết định bổ nhiệm vào ngạch viên chức;

Sắp xếp, bố trí và sử dụng viên chức;

Quyết định việc điều động, biệt phái, nghỉ hƣu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc, khen thƣởng, kỷ luật viên chức thuộc quyền;

Quyết định việc nâng bậc lƣơng đúng thời hạn, trƣớc thời hạn trong cùng ngạch và tiếp nhận, chuyển ngạch các chức danh tƣơng đƣơng chuyên viên chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ viên chức ngành y tế thành phố hà nội (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)