Những thành công nổi bật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ viên chức ngành y tế thành phố hà nội (Trang 76 - 85)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

3.3. Đánh giá chung về quản lý Nhà nƣớc đối với đội ngũ viên chức ngành y tế

3.3.1. Những thành công nổi bật

3.3.1.1. Về công tác quản lý điều hành

-Sở Y tế Hà Nội xây dựng kế hoạch và triển khai đến tất cả các đơn vị trong ngành về việc thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTG ngày 10/6/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan hành chính nhà nƣớc các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính.

Các bệnh viện trong ngành y tế đều có bộ phận tiếp đón, hƣớng dẫn, hỗ trợ ngƣời bệnh đến khám chữa bệnh. Kết quả cải cách hành chính, cải cách thủ tục

hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính là một trong những cơ sở để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của ngƣời đứng đầu, cấp phó của ngƣời đứng đầu của các phòng ban, đơn vị trực thuộc.

Ngành y tế tổ chức rà soát, đánh giá sự cần thiết, tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả của thủ tục hành chính, xác định chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trong phạm vi quản lý, trên cơ sở đó cắt giảm thời hạn giải quyết, thành phần hồ sơ, yêu cầu điều kiện. Các đơn vị, bộ phận chuyên môn có thể đề xuất cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính rƣờm rà, không cần thiết để giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, đồng thời tổ chức thực thi nghiêm túc phƣơng án đơn giản hóa thủ tục hành chính khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế phải đƣợc công bố, niêm yết, công khai theo đúng quy định tại các đơn vị tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính. Việc chậm công bố, công khai phải làm rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức liên quan và thủ trƣởng đơn vị, cơ quan.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc công khai thủ tục hành chính, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm nhanh gọn, khoa học, thuận tiện, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cho cá nhân, tổ chức.

- Thời gian qua, ngành y tế Thủ đô đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tổ chức lại hoạt động của các khoa khám bệnh gắn với thực hiện tốt quản lý chất lƣợng bệnh viện, tạo thuận lợi cho ngƣời bệnh đến khám, điều trị, rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Mặt khác, các cơ sở y tế cũng công khai, minh bạch trong thu - chi viện phí để ngƣời dân đƣợc biết, giảm dần hình thức thanh toán viện phí trực tiếp. Tại các BV có nhiều bệnh nhân nặng nhƣ: Đa khoa Xanh Pôn, Đức Giang, Thanh Nhàn, Phụ sản, Hà Đông… đã tổ chức tốt công tác chăm sóc và điều trị cho ngƣời bệnh, quan tâm tới đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo.

Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân, mạng lƣới y tế cơ sở vốn gần dân nhất, bảo đảm cho mọi ngƣời đƣợc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu với chi phí hợp lý, tránh bệnh nặng mới đi điều trị nhƣng hiện có nhiều hạn chế. Vì vậy, đến năm 2014, ngành y tế Thủ đô đã có 90% xã, phƣờng, thị

trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Hiện nay, Sở Y tế đang rà soát trên diện rộng để xây dựng đề án nâng cấp, sửa chữa và xây mới các trạm y tế, trong đó có 214 trạm cần nâng cấp, mở rộng; 82 trạm y tế xây mới với tổng mức kinh phí dự kiến khoảng 1.500 tỷ đồng. "Cùng với việc tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh, nâng cao trình độ chuyên môn cho các bác sĩ tại tuyến YTCS, Sở Y tế còn tập trung xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình. Cụ thể, mỗi trung tâm y tế sẽ có ít nhất một mô hình phòng khám bác sĩ gia đình".

Để tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân đƣợc tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất, ngành y tế Hà Nội đang thực hiện đề án Nâng cao chất lƣợng dịch vụ trong lĩnh vực y tế với những mục tiêu cụ thể là nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh và cải cách thủ tục hành chính. Đề án đƣợc thực hiện trong năm 2015 định hƣớng đến năm 2020 và các năm tiếp theo.

- Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2014, ngành y tế có 5313 bác sĩ cả trong hệ thống công lập và ngoài công lập. Để đạt đƣợc chỉ tiêu 12,7 bác sĩ/vạn dân với số dân dự kiến năm 2015 khoảng 7,3 triệu ngƣời cần phải có 9217 bác sĩ. Cùng với số bác sĩ hiện có, các bệnh viện tuyến trung ƣơng, bộ, ngành cùng tham gia chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân thành phố có 2781 bác sĩ, đáp ứng gần 30%. Nhƣ vậy, số bác sĩ của Hà Nội cần phải có là 6490. Với số bác sĩ hiện có là 5313, toàn ngành còn thiếu 1177 bác sĩ.

Để đáp ứng đủ số bác sĩ theo kế hoạch, toàn ngành tuyển dụng 898 bác sĩ trong năm 2015, đồng thời đào tạo liên thông 91 bác sĩ, ký hợp đồng với khoảng 300 bác sĩ đang làm việc tại các cơ sở xã hội hóa đặt tại các cơ sở y tế công lập.

Trong năm 2015, Hà Nội đạt đƣợc chỉ tiêu giƣờng bệnh là 21,7/vạn dân, tƣơng ứng là 15.841 giƣờng bệnh. Hiện tại, số giƣờng bệnh của bệnh viện tuyến trung ƣơng, bộ, ngành phục vụ ngƣời dân Hà Nội là 4752 giƣờng, nhƣ vậy, số giƣờng bệnh của Hà Nội cần phải có là 11.089. Hiện tại, toàn ngành có 10.703 giƣờng bệnh kể cả công lập và ngoài công lập, do vậy năm 2015 cần phải tăng thêm 386 giƣờng. Trong đó tăng thêm giƣờng kế hoạch cho các bệnh viện công lập là 135

còn lại tăng giƣờng xã hội hóa và tƣ nhân với 151 giƣờng. Với số giƣờng bệnh này, ngành y tế sẽ giảm đƣợc tối đa ngƣời bệnh nằm ghép.

Ngành y tế đang kiện toàn và nâng cao năng lực và chất lƣợng công tác khám chữa bệnh bằng cách thành lập và kiện toàn các khoa cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc, xét nghiệm, cận lâm sàng, khoa dinh dƣỡng, khoa, tổ kiểm soát nhiễm khuẩn và hệ thống công nghệ thông tin ở từng bệnh viện. Cải cách hoạt động của khoa khám bệnh nhằm nâng cao chất lƣợng, giảm thời gian tiếp cận dịch vụ y tế, tránh thủ tục rƣờm rà gây phiền hà cho ngƣời bệnh. Quy hoạch, bố trí, sắp xếp khoa khám bệnh liên hoàn, hợp lý đảm bảo thuận lợi cho ngƣời bệnh khi khám bệnh, thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng hoặc các thủ tục hành chính. Tăng cƣờng quản lý bệnh ngoại trú, nhất là ngƣời bệnh mắc bệnh mạn tính (đái tháo đƣờng, tăng huyết áp…) và các bệnh đã ổn định. Lập hồ sơ quản lý và hƣớng dẫn, đặt lịch hẹn ngƣời bệnh đến khám tránh các ngày đầu tuần làm việc để giảm quá tải. Triển khai hẹn khám bệnh theo giờ qua điện thoại hoặc qua mạng internet với ngƣời bệnh không phải đối tƣợng cấp cứu để chủ động phân bổ thời gian khám hợp lý, giúp ngƣời bệnh giảm thời gian chờ đợi và để đơn vị chủ động việc tăng cƣờng cho khoa khám bệnh.

3.3.1.2 Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tác phong và lề lối làm việc.

Đa số viên chức của Sở Y tế thành phố Hà Nội có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành nghiêm chỉnh đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc, có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức cầu tiến, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có ý thức tu dƣỡng, rèn luyện phục vụ nhân dân, có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan.

Qua kết quả đánh giá viên chức năm 2014 viên chức thuộc Sở Y tế thành phố Hà Nội trên 90% có phẩm chất đạo đức tốt. Đặc biệt viên chức giữ chức danh lãnh đạo, quản lý là những ngƣời ƣu tú, chấp hành tốt chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác; đa số viên chức lãnh đạo, quản lý là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, phần lớn họ là những ngƣời đã

trải qua hoạt động thực tiễn ở cơ sở, trong công tác đảng, và công tác chuyên môn. Do vậy, họ có khả năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Viên chức lãnh đạo, quản lý có khả năng xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch thực hiện mục tiêu của ngành Y tế đề ra. Có khả năng dự kiến đƣợc khó khăn, trở ngại, những vấn đề có thể xảy ra và phƣơng án giải quyết.

Nhiều viên chức có sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, có kỹ năng giao tiếp tốt nên đã sớm xử lý các mâu thuẫn nội bộ; thƣơng lƣợng khi giải quyết công việc, tiếp xúc với bệnh nhân và khách hàng, xử lý các tình huống khi thực hiện công tác chuyên môn….

3.3.1.3. Những kết quả cụ thể

Những năm qua, mạng lƣới khám, chữa bệnh của Hà Nội đã tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng. Hiện tại, hệ thống khám chữa bệnh của ngành y tế có 41 bệnh viện công lập đa khoa và chuyên khoa, 26 bệnh viện ngoài công lập, 52 phòng khám đa khoa... Toàn ngành đã có 11.000 giƣờng bệnh, hơn 20.000 cán bộ, rất nhiều cán bộ là những chuyên gia giỏi, đầu ngành trong những lĩnh vực y tế chuyên sâu. Các cơ sở y tế của Hà Nội hàng năm điều trị trên 6,5 triệu lƣợt ngƣời bệnh trên địa bàn Thủ đô cũng nhƣ các tỉnh lân cận.

Về tài chính lĩnh vực Y tế, giai đoạn 2011 - 2015, thành phố đã đầu tƣ trên 3.068 tỷ đồng từ ngân sách để cải tạo, nâng cấp, mua sắm trang thiết bị cho 49 dự án của 37 bệnh viện trên địa bàn. Chất lƣợng khám, chữa bệnh đƣợc nâng lên; đã thực hiện thành công một số kỹ thuật mới. Hệ thống y tế cơ sở và mạng lƣới y tế dự phòng đƣợc củng cố, tăng cƣờng cả về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị; 100% số xã phƣờng đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ bác sỹ trên 1 vạn dân tăng 11,5 lần; số giƣờng bệnh trên 1 vạn dân tăng 21,3 lần.

Công tác đầu tƣ cho hệ thống y tế tuyến cơ sở đƣợc thành phố rất quan tâm và bƣớc đầu phát huy hiệu quả tốt. Hầu hết các bệnh viện đa khoa tuyến huyện đã đƣợc đầu tƣ và đƣa vào sử dụng có hiệu quả khu nhà kỹ thuật nghiệp vụ nhƣ: Bệnh viện đa khoa huyện Đan Phƣợng, Chƣơng Mỹ, Ba Vì, Thanh Oai, Thạch Thất, Vân Đình... Đối với các bệnh viện thành phố cũng đƣợc nâng cấp mở rộng và đƣa vào sử

dụng có hiệu quả nhƣ: Bệnh viện đa khoa Xanh pôn, Bệnh viện đa khoa Hà Đông… đặc biệt là công trình đầu tƣ nâng cấp, mở rộng Bệnh viện đa khoa Đức Giang đƣợc đầu tƣ đồng bộ với quy mô 500 giƣờng bệnh - một trong những công trình trọng điểm của thành phố. Hiện thành phố cũng đang chuẩn bị khởi công xây mới Bệnh viện Nhi Hà Nội với quy mô 500 giƣờng bệnh…

Bên cạnh đó, ngành y tế Hà Nội đang nỗ lực thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ đáp ứng sự hài lòng của ngƣời bệnh. Sở Y tế đã tổ chức ký cam kết với các đơn vị và triển khai chƣơng trình “Tiếp sức ngƣời bệnh” với sự tham gia tích cực của lực lƣợng đoàn viên thanh niên các trƣờng y, dƣợc trên địa bàn trong việc quan tâm, giúp đỡ ngƣời bệnh, góp phần làm giảm quá tải trong đón tiếp, khám bệnh cho ngƣời dân tại các bệnh viện … phƣơng hƣớng quan trọng của ngành y tế Thủ đô là sẽ tiếp tục phát triển các kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh và đổi mới cơ bản, toàn diện hƣớng tới sự hài lòng của ngƣời bệnh.

Đặc biệt, phải đổi mới các chính sách đào tạo, bồi dƣỡng ngƣời có trình độ cao. Đầu tƣ công nghệ kỹ thuật cao là điều quan trọng và rất cần thiết nhƣng ngƣời sử dụng kỹ thuật cao, làm chủ đƣợc công nghệ cao mới là yếu tố quyết định để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Để phấn đấu đến năm 2020, hệ thống các cơ sở y tế công lập, dân lập và các cơ sở y tế trung ƣơng đóng trên địa bàn thành phố đạt tỷ lệ 13,5 bác sĩ/10.000 dân. Cùng với đó là áp dụng các kỹ thuật cao trong công tác khám chữa bệnh để Hà Nội xứng đáng là trung tâm y khoa hàng đầu của đất nƣớc, ngang tầm với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

Đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ giai đoạn 2010-2014 tổ chức ngày 21/11/2014 với sự tham gia của các đơn vị y tế trong ngành. Tổng số đơn vị trong ngành y tế đƣợc giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm là 91/92. Qua quá trình thực hiện Nghị định 43/CP từ năm 2010 đến nay, ngành y tế Hà Nội đã có những chuyển biến rõ nét. Các đơn vị sự nghiệp chủ động về chuyên môn, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, phát huy có hiệu quả trong việc sử dụng cơ sở vật chất, nguồn lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ giao. Phát triển dịch vụ y tế cán bộ y tế có trình độ cao về đơn vị công tác, thu hút bệnh

nhân, nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị có nguồn thu, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho ngƣời lao động trong đơn vị.

Thực hiện cơ chế tự chủ, hàng năm sau khi trừ các khoản chi phí, nếu chênh lệch thu lớn hơn chi thì các đơn vị đƣợc trích lập các quỹ để khen thƣởng, phát triển sự nghiệp và quỹ phúc lợi. Theo thống kê, năm 2010, số tiền các đơn vị trích lập quỹ là trên 120 tỷ đồng, đến năm 2014 lên đến gần 276 tỷ đồng, tăng 2,3 lần. Việc có kinh phí để trích lập quỹ tạo điều kiện cho các đơn vị có thêm nguồn tài chính đầu tƣ mua sắm trang thiết bị y tế, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất…Cụ thể, năm 2010, kinh phí dành cho mua sắm của các đơn vị là trên 54 tỷ đồng và tăng lên trên 118 tỷ đồng vào năm 2014. Bệnh viện Phụ sản, Tim Hà Nội, Ung bƣớu, Đức Giang là những đơn vị có nguồn kinh phí đầu tƣ mua sắm trang thiết bị y tế từ nguồn tự chủ lên đến hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Cũng từ nguồn kinh phí trích lập quỹ, các đơn vị đã có điều kiện để chi thƣởng cho cán bộ, viên chức, ngƣời lao động và các tập thể có nhiều thành tích trong công tác chuyên môn và các phong trào thi đua…

Để nâng cao chất lƣợng các dịch vụ y tế, các đơn vị trong ngành còn thực hiện các đề án thu hút nguồn vốn xã hội hóa đầu tƣ mua sắm nhiều trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ công tác khám chữa bệnh. Toàn ngành có 40 đơn vị thực hiện 48 đề án xã hội hoá, tổng nguồn vốn thu hút trên 236 tỷ đồng.

Những kết quả đạt đƣợc từ Nghị định 43/CP đã khẳng định tính đúng đắn và phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và đơn vị trong ngành y tế nói riêng. Đối với tất cả các đơn vị trong ngành cần phát huy hơn nữa việc thực hiện cơ chế tự chủ, chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng mọi điều kiện để triển khai phƣơng án đổi mới cơ chế hoạt động trong thời kỳ mới. Muốn vậy, các đơn vị cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động dịch vụ kỹ thuật cao có tăng nguồn thu, có phƣơng án sắp xếp, sử dụng lao động hiệu quả đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ và phát triển các dịch vụ, đồng thời chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời lao động; tăng cƣờng kiểm tra, rà soát lại toàn bộ trang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ viên chức ngành y tế thành phố hà nội (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)