CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
4.1. Bối cảnh hiện nay và định hƣớng hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc đối với độ
ngũ viên chức ngành y tế Hà Nội những năm tới
4.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội và xu hướng phát triển hệ thống y tế những năm tới
Các yếu tố kinh tế - xã hội
Nền kinh tế Việt Nam đã vƣợt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân/năm không thấp hơn 5% trong cả giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013. Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) bình quân đầu ngƣời năm 2013 ƣớc tính sơ bộ đạt 39,8 triệu đồng.
Việc làm: Việc làm là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe vì liên quan thu nhập để lo đời sống (gồm ăn, ở, y tế,…), và vì kinh tế đƣợc bảo đảm là yếu tố bảo vệ sức khỏe tinh thần. Lao động có việc làm đƣợc phân bổ ra khu vực nông nghiệp (46,9%), công nghiệp và xây dựng (21,1%) và dịch vụ 32,0%. Tỷ lệ lao động phi chính thức chiếm 34,2% tổng số lao động 15 tuổi trở lên, là nhóm có nguy cơ không đƣợc bao phủ BHYT cao. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ƣớc tính là 2,2%. Tỷ lệ thiếu việc làm là 2,77%, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên độ tuổi 15-24 ƣớc tính là 6,36%.
Đói nghèo: Ở khu vực nông thôn, năm 2013, có 426,7 nghìn hộ thiếu đói, giảm 5,2% so với năm 2012, tƣơng đƣơng khoảng 1,8 triệu ngƣời. Tỷ lệ hộ nghèo cả nƣớc năm 2013 ƣớc tính 9,9%, giảm 1,2 điểm phần trăm so với năm 2012. Ở các thành phố lớn, vẫn còn có một tỷ lệ không nhỏ ngƣời dân sống trong các khu nhà lấn chiếm, “khu ổ chuột” không bảo đảm điều kiện vệ sinh nhà ở, ảnh hƣởng đến sức khỏe dân lao động.
Giáo dục, đào tạo: Tính đến cuối năm 2013, cả nƣớc có 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trong đó 4
tỉnh/thành phố đƣợc công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 (năm 2012 là 3 tỉnh). Năm học 2012- 2013, cả nƣớc có 8,9 nghìn học sinh tiểu học bỏ học, giảm 0,1% so với năm trƣớc; 44 nghìn học sinh trung học cơ sở bỏ học, giảm 0,3% và gần 42 nghìn học sinh trung học phổ thông bỏ học, giảm 0,2%.
Xu hướng phát triển hệ thống y tế trong những năm tới
Mục tiêu cơ bản quy hoạch mạng lƣới bệnh viện công lập thuộc thành phố Hà Nội: Xây dựng và phát triển hệ thống các bệnh viện công lập ở Hà Nội hoàn chỉnh và đồng bộ từ Trung ƣơng đến cơ sở đủ sức đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của ngƣời dân Thủ đô. Hệ thống bệnh viện công lập đủ khả năng hỗ trợ những tỉnh lân cận và cả nƣớc trong việc phát triển và ứng dụng kỹ thuật cao trong y tế. Quy hoạch phát triển hệ thống bệnh viện công lập Hà Nội trở thành Trung tâm y tế có uy tín trong khu vực Đông Nam Á. Nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khỏe ở tất cả các bệnh viện công lập của Hà Nội, có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu y tế khẩn cấp trong các tình huống xảy ra thiên tai, thảm họa, thƣơng vong, ngộ độc hàng loạt trên địa bàn thủ đô và khu vực lân cận, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phối hợp hoặc chi viện y tế đột xuất phục vụ an ninh, quốc phòng. Tập trung quy hoạch di chuyển các bệnh viện điều trị bệnh truyền nhiễm khỏi khu vực nội thành, nơi đông đúc dân cƣ đến khu vực thích hợp.Giãn mật độ bệnh viện chuyên sâu tuyến Thành phố (tuyến 2) và Trung ƣơng (tuyến 3) trong nội thành Hà Nội. Xây dựng mạng lƣới bệnh viện đa khoa (tuyến 1) đạt tiêu chuẩn hạng III tại các khu/cụm dân cƣ quận, huyện và đô thị vệ tinh.Các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa Thành phố (tuyến 2) đạt tiêu chuẩn hạng II trở lên. Các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa Trung ƣơng (tuyến 3) đạt tiêu chuẩn hạng I hoặc hạng đặc biệt. Sắp xếp, bổ sung, điều chỉnh các khoa trong bệnh viện. Đầu tƣ nâng hạng một số bệnh viện cấp Thành phố; nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh; nâng cao chuyên môn kỹ thuật; đầu tƣ cơ sở vật chất trang thiết bị; đa dạng hoá các loại hình hoạt động trong bệnh viện.
Các tiêu chí tập trung phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch định hƣớng phát triển không gian Vùng và
Thủ đô Hà Nội nhƣ: Có vị trí địa hình cảnh quan thích hợp; Có khả năng mở rộng cho tƣơng lai; Không cản trở phát triển đô thị trung tâm; Có khả năng kết nối giao thông thuận lợi với đô thị; Có khả năng sử dụng chung các tiện ích của đô thị; Phát triển các cơ sở y tế gắn với giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng bền vững.
Tiêu chí di dời, chuyển đổi chức năng và xây dựng cơ sở mới tại địa điểm phù hợp đối với các bệnh viện: Điều trị các bệnh truyền nhiễm, nằm trong khu vực mật độ dân cƣ quá dày đặc; Có tính chất độc hại, mức độ lây nhiễm cao, lƣợng chất thải y tế lớn không có khả năng xử lý. Bệnh viện đa khoa có khoa lây không đủ điều kiện cách ly theo quy định. Các cơ sở cũ đƣợc chuyển đổi thành các cơ sở nghiên cứu hoặc dịch vụ khám chữa bệnh chủ yếu phục vụ dân cƣ đô thị trung tâm.
Tiêu chí xây dựng cơ sở 2: Nằm trong khu hạn chế phát triển, có mức độ gây quá tải về hạ tầng cao; Quy mô quá nhỏ, không có điều kiện mở rộng và cải tạo để đáp ứng chỉ tiêu và quy mô giƣờng bệnh; Cơ sở có tính chất tạm bợ, không ổn định, không có điều kiện phát triển. Có nhu cầu phát triển lớn cần quỹ đất lớn xây dựng tại khu vực phát triển mới của thành phố, cơ sở hiện tại chƣa đầu tƣ xây dựng lớn.Các cơ sở cũ đƣợc nâng cấp, cải tạo, chuyển đổi thành các cơ sở nghiên cứu hoặc dịch vụ khám chữa bệnh chủ yếu phục vụ dân cƣ đô thị trung tâm.
Tiêu chí quy hoạch các bệnh viện tuyến Thành phố: Xây dựng gắn kết theo phân bố không gian các bệnh viện tuyến TW và tuyến quận/ huyện/ thị xã nhằm thuận lợi chuyển giao kỹ thuật giữa các tuyến và đảm bảo phục vụ thuận lợi cho nhân dân thành phố.
Tiêu chí quy hoạch các bệnh viện tuyến quận, huyện, thị xã: Mở rộng tại vị trí cũ và nâng cấp cơ sở vật chất; Xây dựng thêm cơ sở mới để phù hợp với thực tế phát triển. Gần khu trung tâm của quận, huyện, thị xã, đảm bảo bán kính phục vụ cho dân cƣ trên địa bàn; Thuận tiện liên hệ với trục đƣờng liên huyện hoặc trục đƣờng chính liên tỉnh đảm bảo thuận tiện cho ngƣời dân trong huyện đến khám và chữa bệnh. Xây dựng mạng lƣới bệnh viện đa khoa khu vực (tuyến 1) đạt tiêu chuẩn hạng III tại các khu cụm dân cƣ quận huyện và đô thị vệ tinh căn cứ theo quy mô dân số từng khu vực, trên cơ sở đánh giá các cơ sở y tế hiện có, xác định quỹ đất, số
giƣờng bệnh, bổ sung các cơ sở xây dựng mới đảm bảo chỉ tiêu về y tế. Xây dựng các trung tâm y tế khu vực, tổ chức phân bố đều theo các khu vực, tạo đƣợc bán kính phục vụ phù hợp cho các khu dân cƣ.
4.1.2. Định hướng hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với đội ngũ viên chức ngành y tế Hà Nội
Quản lý viên chức theo tinh thần Nghị Quyết 46-NQ/TW của Bộ chính trị về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới” với quan điểm “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần đƣợc tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt” và theo quan điểm chung phát triển nhân lực y tế Việt Nam trong Quyết định 816/QĐ-BYT của Bộ trƣởng Bộ Y tế phê duyệt “Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020”;
Quản lý VCYTHN dựa trên cơ sở thực tiễn, kế thừa và phát huy những thành tựu, kinh nghiệm, khắc phục những bất cập và yếu kém để đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhân lực cho việc phát triển hệ thống y tế, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu CSSK ngày càng tăng của nhân dân;
Quản lý VCYTHN trên cơ sở sự cần thiết, tính cấp bách, tính khả thi và sự phù hợp giữa các vùng kinh tế xã hội ở thành phố Hà Nội. Điều chỉnh dần những mất cân đối trong phân bố nhân lực giữa các vùng kinh tế, các khu vực thành thị và nông thôn, các chuyên ngành, ƣu tiên tăng cƣờng bác sỹ khám chữa bệnh cho tuyến huyện, xã, khu vực nông thôn, miền núi, và các vùng khó khăn về kinh tế – xã hội, góp phần bảo đảm ngày càng công bằng hơn trong cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân;
Xây dựng đội ngũ VCYT đủ về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng, hợp lý về cơ cấu, theo hƣớng tối ƣu về phân bố giữa các khu vực và phân bố giữa các chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu CSSK, đặc biệt là chăm sóc sớm, dựa vào cộng đồng, song song với phát triển kỹ thuật để góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ KBCB, thực hiện mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển.
Đảm bảo số lƣợng VCYT, nhất là bác sỹ, thông qua các hình thức tuyển dụng để chọn đƣợc ngƣời tài, có y đức, ƣu tiên nhân lực cho các địa phƣơng còn nhiều khó khăn, các bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế xã;
Đặc biệt chú trọng phát triển đội ngũ bác sỹ chuyên khoa, đáp ứng nhu cầu phát triển kỹ thuật, nâng cấp bệnh viện, nhằm nâng cao chất lƣợng KBCB;
Nâng cao trình độ và năng lực quản lý điều hành nhân lực cho đội viên chức làm công tác quản lý bệnh viện;
Xây dựng chính sách và chế độ đãi ngộ hợp lý cho VCYT, đặc biệt là các vùng miền núi, khó khăn, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số và một số lĩnh vực chuyên khoa kém thu hút nhằm cân đối phân bố VCYT, góp phần nâng cao chất lƣợng KBCB ở tuyến dƣới.
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc đối với đội ngũ viên chức ngành y tế Hà Nội