Đánh giá tình hình quản lý nhân lực (đội ngũgiảng viên) tại Viện Quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại viện quản trị kinh doanh trường đại học FPT (Trang 92 - 97)

2.3.1 .Mục tiêu khảo sát

3.4.Đánh giá tình hình quản lý nhân lực (đội ngũgiảng viên) tại Viện Quản

Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học FPT

3.4.1. Những kết quả đạt được trong quản lý ĐNGV

Công tác quản lý đội ngũ giảng viên tại Viện Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học FPT (FSB) giai đoạn 2012 – 2015 đã đạt đƣợc một số kết quả sau:

Về công tác xây dựng kế hoạch ĐNGV: Trên cơ sở kết quả đánh giá

ĐNGV hàng năm, FSB thực hiện xây dựng kế hoạch quản lý ĐNGV, trong đó, tập trung vào công tác đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát triển của Nhà trƣờng.

Về công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng ĐNGV: Công tác bổ sung và

tuyển chọn giảng viên vừa là giải pháp trƣớc mắt, vừa là giải pháp lâu dài, cần có sự nghiên cứu và quan tâm đầy đủ của các cấp quản lý. Trong công tác tuyển chọn giảng viên FSB đã thông báo tuyển giảng viên hợp đồng giảng dạy trong một thời gian nhất định, sau đó nếu giảng dạy đạt yêu cầu mới tuyển chính thức.

Việc bố trí phân công giảng dạy ĐNGV của FSB phù hợp, tổ chức giảng dạy một cách khoa học, tạo điều kiện cho ngƣời giảng viên phát huy

khả năng, năng lực của mình vào công việc chuyên môn. Việc sử dụng ĐNGV của FSB thực hiện theo đúng quy định của Nhà nƣớc, áp dụng linh hoạt vào thực tế điều kiện của Viện.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV: FSB thƣờng xuyên phát động

đóng góp sáng kiến kinh nghiệm, thƣởng thành tích khi có công trình nghiên cứu khoa học đƣợc công bố, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ĐNGV tham gia các khóa học ngắn hạn, dài hạn để nâng cao trình độ chuyên môn.

Về các chính sách thù lao, đãi ngộ với ĐNGV: FSB luôn quan tâm đến

việc xây dựng và hoàn thiện quy chế phân phối thu nhập, quy chế thi đua khen thƣởng, quy chế hỗ trợ giảng viên trẻ.

Về công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV: Qua kiểm tra, đánh giá, ĐNGV

của FSB đƣợc đánh giá đúng năng lực, sở trƣờng của mình, nâng cao ý thức tự nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân.

3.4.2. Những hạn chế trong quản lý ĐNGV

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, Công tác quản lý đội ngũ giảng viên tại TViện Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học FPT giai đoạn 2012 – 2015 còn gặp phải một số hạn chế sau:

Về công tác xây dựng kế hoạch ĐNGV: Công tác xây dựng kế hoạch

ĐNGV của FSB chƣa mang tính chiến lƣợc lâu dài. Công tác đánh giá cán bộ, công tác dự báo còn hạn chế, nên chất lƣợng quy hoạch chƣa cao, chƣa sát, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế, do đó khi cần nhân sự để bổ nhiệm còn có sự điều chỉnh nhiều lần.

Về công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng ĐNGV: Nhiều giảng viên giỏi

chuyển đi công tác khác do nhiều nguyên nhân. Do vậy cần xây dựng nguồn tuyển dụng lâu dài, ổn định để chọn lựa đƣợc những giảng viên giỏi về

chuyên môn, nhƣng đồng thời tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của nhà trƣờng và gắn bó với FSB.

ĐNGV chƣa tự có ý thức nâng cao trình độ nghiệp vụ sƣ phạm. Việc học tập đã đƣợc các giảng viên quan tâm nhƣng mới chỉ quan tâm đến học tập chuyên môn để đạt trình độ chuẩn theo yêu cầu, chƣa có ý thức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ sƣ phạm. Do vậy còn nhiều giảng viên có chất lƣợng giờ giảng dạy chƣa cao.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV: Việc cử cán bộ, giảng viên đi

đào tạo ở nƣớc ngoài vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó công tác đào tạo nội bộ, đào tạo nhân viên trong nƣớc cũng mới chỉ hoàn thành kế hoạch ở mức 60 – 70%. Nguyên nhân là khi triển khai đào tạo thì lãnh đạo lại điều chỉnh hoặc không phê duyệt kinh phí. Bên cạnh đó, nội dung đào tạo chƣa đa dạng hóa nhằm tạo hứng khởi học tập cho cán bộ, giảng viên, nhân viên. Việc xác định rõ nhu cầu đào tạo phần nhiều dựa vào cảm tính theo đề xuất của cán bộ quản lý nhân sự nên khi triển khai thực tế chƣa thu hút đƣợc cán bộ tham gia nhƣ kế hoach dự kiến.

Về các chính sách thù lao, đãi ngộ với ĐNGV: Chính sách tiền lƣơng

và các chế độ đãi ngộ của FSB nói riêng và Đại học FPT nói chung đang dần mất đi tính cạnh tranh ngay cả so với các đơn vị đào tạo công lập. Vì vậy FSB đang gặp khó khăn trong việc giữ chân cán bộ, giảng viên giỏi làm việc lâu dài cũng nhƣ thu hút đƣợc các nhân tài từ bên ngoài. Nguyên nhân chính là do công tác hoạch định, phát triển nguồn nhân lực chƣa phù hợp với thực tiễn, dẫn đến cơ cấu quỹ tiền lƣơng không gắn liền với thu nhập của FSB. Trong giai đoạn hiện nay, FSB lại đầu tƣ nhiều nguồn lực cho việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, do đó chính sách tiền lƣơng đang dần không theo kịp với thực tế.

Về công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV: FSB chƣa có quy trình đánh giá giảng viên một cách khách quan vừa mang tính khuyến khích động viên giảng viên phát triển năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp vừa hạn chế những hạn chế, tiêu cực trong ĐNGV. Chƣa có cơ chế gắn quyền lợi của giảng viên với sự phát triển của FSB để khuyến khích giảng viên đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của Viện.

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến những hạn chế của công tác quản lý ĐNGV tại Viện Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học FPT (FSB), song tựu chung lại do những nguyên nhân cơ bản sau:

Nguồn kinh phí đào tạo bồi dƣỡng còn hạn hẹp do nhà trƣờng đang phải tập trung đầu tƣ nguồn vốn cho việc mở rộng quy mô đào tạo vì vậy chƣa tổ chức đƣợc nhiều các khóa đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ giảng viên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

Chính sách tiền lƣơng áp dụng trong thời gian vừa qua chƣa thực sự thu hút giảng viên có trình độ và có năng lực gắn bó lâu dài với FSB. Đồng thời cũng chƣa động viên khích lệ đội ngũ giảng viên yêu nghề, phấn đấu học tập để nâng cao trình độ và gắn bó lâu dài với Viện.

Tổ chức và quy mô đào tạo của nhà trƣờng hàng năm thƣờng không ổn định, đối tƣợng đào tạo, quy mô, loại hình và phƣơng thức đào tạo luôn có sự thay đổi đáp ứng nhu cầu thực tế. Vì vậy nhà trƣờng khó có thể xây dựng đƣợc quy hoạch mang tính chiến lƣợc lâu dài cũng nhƣ không thể đáp ứng ngay một lúc đủ số lƣợng giảng viên giảng dạy các chuyên ngành đào tạo mới. Mặt khác lãnh đạo nhà trƣờng cũng chƣa tìm ra đƣợc giải pháp cụ thể, hữu hiệu để thực hiện chủ trƣơng quy hoạch phát triển ĐNGV.

Chính sách đãi ngộ và sử dụng đối với giảng viên sau khi học tập nâng cao trình độ chƣa đƣợc nhà trƣờng quan tâm chú trọng đúng mức. Điều này dẫn đến tình trạng “chảy chất xám”, chẳng hạn nhƣ một số giảng viên sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sỹ lập tức xin chuyển sang trƣờng khác hoặc cơ quan khác làm việc.

Đời sống hiện tại của một số giảng viên còn nhiều khó khăn nhất định, đặc biệt là đối với giảng viên trẻ.

Các khối, bộ môn trong quản lý và sinh hoạt chuyên môn còn nhiều hạn chế, các phong trào thi đua trong khối, bộ môn còn mang tính hình thức, chƣa có chiều sâu.

CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH – TRƢỜNG ĐẠI HỌC FPT

TRONG THỜI GIAN TỚI

4.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu hoàn thiện quản lý nhân lực (đội ngũ giảng viên) Viện Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học FPT đến n m

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại viện quản trị kinh doanh trường đại học FPT (Trang 92 - 97)