Nội dung câu hỏi điều tra khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại viện quản trị kinh doanh trường đại học FPT (Trang 62)

2.3.1 .Mục tiêu khảo sát

2.3.2.Nội dung câu hỏi điều tra khảo sát

- Số lƣợng mẫu: chọn 100 bảng khảo sát.

- Thứ nhất câu hỏi mở nhằm diễn tả những ý dễ trả lời, gây đƣợc thiện cảm.

- Thứ hai câu hỏi hâm nóng nhằm gây cho ngƣời nhớ và bắt đầu suy nghĩ về những vấn đề liên quan.

- Thứ ba là những dạng câu hỏi đặc thù với mục đích nhấn vào trọng tâm cảm xúc, thái độ ngƣời đƣợc phỏng vấn.

2.3.3. Đối tượng được điều tra khảo sát

- ĐNGV trong Viện Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học FPT.

2.3.4. hạm vi và phương pháp khảo sát

- Phạm vi khảo sát: ĐNGV trong Viện Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học FPT, Ban lãnh đạo Viện.

- Phƣơng pháp: sử dụng bảng câu hỏi điều tra, khảo sát. Trong đó, câu hỏi khảo sát bao gồm 2 loại thang đo: thang đo định danh và thang đo khoảng cách.

Phiếu điều tra khảo sát

+ Số lƣợng bảng: 100 bảng khảo sát + Số lƣợng phát ra là: 100 bảng + Số lƣợng thu về là: 88 bảng

+ Thời gian phát: Giữa tháng 3 năm 2015 + Thu thập phiếu: Cuối tháng 3 năm 2015

+ Thời gian xử lý thông tin: Trong tháng 4 năm 2015

2.3.5. hân tích số liệu

Các số liệu định tính đƣợc thu thập từ các cuộc phỏng vấn cá nhân. Các băng ghi âm nội dung phỏng vấn đƣợc chuyển sang dạng văn bản dựa trên sự hỗ trợ của phần mềm Excel.

Các số liệu định lƣợng đƣợc thu thập từ phiếu điều tra. Sau khi đƣợc kiểm tra và làm sạch, các dữ liệu đƣợc chuyển sang phần mềm excel để thống kê, so sánh, phân tích để rút ra các kết luận, làm cơ sở để đề xuất các giải

pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ĐNGV tại Viện Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học FPT.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH – TRƢỜNG ĐẠI HỌC FPT

3.1. Giới thiệu khái quát về Viện Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học FPT FPT

3.1.1. Lịch sử hình thành, chức năng và nhiệm vụ của Viện Quản trị kinh doanh – Trường Đại học FPT doanh – Trường Đại học FPT

Viện Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học FPT (viết tắt là FSB) đƣợc thành lập ngày 28 tháng 2 năm 2009, tiền thân là Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) – Đại học Quốc gia Hà Nội với hơn 15 năm kinh nghiệm đào tạo, tƣ vấn trong lĩnh vực Quản trị Kinh doanh và đƣợc công nhận là trƣờng Kinh doanh tốt nhất Việt Nam bởi Eduniversal 3 năm liên tục từ năm 2008 đến năm 2010 theo xếp hạng của tổ chức giáo dục quốc tế Eduniversal.

Đơn vị hƣớng tới đào tạo những nhà lãnh đạo, những doanh nhân không chỉ năng động, biết áp dụng hoàn hảo các kiến thức quản trị, mà còn biết tận dụng tối đa những tiện ích của công nghệ thông tin cũng nhƣ hiểu biết về xu thế phát triển công nghệ để đƣa ra các quyết định có lợi cho doanh nghiệp của mình.

- Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu phát triển

+ Tầm nhìn: Trở thành trƣờng quản trị kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam, có năng lực cạnh tranh với các trƣờng cùng lĩnh vực trong khu vực và thế giới.

+ Triết lý: FSB tin tƣởng vào triết lý về sự kết hợp giữa “Âm” (truyền thống) và “Dƣơng” (Hiện đại) trong quản trị kinh doanh và đang phát triển triết lý này để áp dụng nhƣ một yếu tố tạo nên sự khác biệt tại FSB.

+ Sứ mệnh: Sứ mệnh của FSB là toàn tâm nhiệt huyết trong việc đào tạo những thế hệ doanh nhân điện tử, những ngƣời có thể làm chủ những tiến bộ công nghệ trong tƣơng lai.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Viện Quản trị kinh doanh – Trường Đại học FPT

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Viện Quản trị kinh doanh – Trường Đại học FPT

(Nguồn: Hồ sơ năng lực của Viện Quản trị kinh doanh – Trường Đại học FPT)

- Ban Lãnh đạo: bao gồm Viện trƣởng và 2 Phó Viện trƣởng. Trong đó, Viện trƣởng là ngƣời đại diện theo pháp luật của nhà trƣờng; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trƣờng theo các quy định của pháp luật, của Đại học FPT và Điều lệ của Viện.

- Trƣờng bao gồm các Khối đào tạo: Khối Cao đẳng, Khối Đại học, Khối Cao học, Trung tâm phát triển năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp (đào tạo cấp chứng chỉ). Các khối thực hiện tổ chức, đào tạo học viên, sinh viên theo đúng chuyên ngành giảng dạy.

B n Lãnh đạo

Khối

Cao đẳng Khối Đại học Cao học Khối

Trung tâm phát triển năng lực cạnh tranh Phòng Kế toán Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Hợp tác quốc tế Ban Nội chính và

Công tác Sinh viên Ban Đào tạo

Các bộ môn và nghiên cứu khoa học

- Các phòng- ban chức năng:

+ Ban Nội chính và Công tác Sinh viên bao gồm các bộ phận: Hành chính quản trị và Công tác cựu học viên, Thƣ viện, Công nghệ thông tin, Chính trị và Công tác sinh viên, Khảo thí, Hỗ trợ triển khai lớp học.

+ Ban Đào tạo bao gồm các Bộ môn chuyên môn nhƣ Bộ môn Marketing, Bộ môn Nhân sự, Bộ môn Kế toán... Phòng Nghiên cứu và Phát triển.

+ Phòng Kế toán.

+ Phòng Tổ chức cán bộ. + Phòng Hợp tác quốc tế.

3.1.3. Đặc điểm cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo

Trụ sở chính của Viện Quản trị kinh doanh đƣợc đặt tại Nhà C, tòa nhà Việt Úc – Khu đô thị Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội với các phòng học đầy đủ tiện nghi học tập và các trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra, FSB cũng có hai phân viện tại thành phố Đã Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Cán bộ nhân viên FSB luôn hết lòng phục vụ tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học viên trong suốt thời gian tham gia khóa học.

Mặt khác, là đơn vị thành viên của tập đoàn FPT, FSB kế thừa và chú trọng đầu tƣ hệ thống tin học tiên tiến trong đào tạo, FSB tin học hóa tối đa các hoạt động của mình, đặc biệt quan tâm đến đào tạo trực tuyến, hệ thống video-conference, hạ tầng kết nối băng thông rộng đƣợc kết nối với các thƣ viện điện tử lớn trên thế giới.

3.2. Thực trạng đội ngũ nhân lực (đội ngũ giảng viên) của Viện Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học FPT kinh doanh – Trƣờng Đại học FPT

3.2.1. Về số lượng

Hiện nay, Viện Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học FPT có 221 cán bộ, giảng viên, nhân viên trong đó bao gồm: Quản lý các phòng ban; Giảng viên; Chuyên viên; nhân viên nghiệp vụ các phòng ban chức năng.

Trong giai đoạn 2012 – 2015, số lƣợng giảng viên cũng nhƣ cán bộ, công nhân viên của Viện có xu hƣớng tăng qua các năm. Do quy mô đào tạo của Viện có xu hƣớng tăng lên, cả về giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng. Bảng 3.1. Số lƣợng l o động của FSB từ 2012 – 2015 Đơn vị tính: người N m học 2012 2013 2014 2015 Chỉ tiêu

1. Giảng viên cơ hữu 47 67 76 94

Trong đó:

Khối Cao đẳng 10 14 17 22

Khối Đại học 18 30 32 40

Khối Cao học 12 14 15 17

Trung tâm phát triển năng lực

cạnh tranh 7 9 12 15

2. Giảng viên thỉnh giảng 30 36 46 57

Trong đó:

Khối Cao đẳng 5 6 9 13

Khối Đại học 8 11 14 17

Khối Cao học 6 7 8 11

Trung tâm phát triển năng lực

cạnh tranh 11 12 15 16

3.Cán bộ, công nhân viên 55 60 61 70

(Nguồn: Báo cáo của phòng Tổ chức cán bộ qua các năm)

Trong năm 2012, ĐNGV của Viện bao gồm 47 giảng viên cơ hữu và 30 giảng viên thỉnh giảng. Đến năm 2015, ĐNGV của Viện bao gồm 94 giảng viên cơ hữu và 57 giảng viên thỉnh giảng, tăng 1,96 lần so với năm 2012.

Hình 3.1. Tình hình ĐNGV tại Viện Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học FPT

Đơn vị tính: người

(Nguồn: Báo cáo của phòng Tổ chức cán bộ qua các năm)

Hiện tại, Viện Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học FPT đào tạo ở 4 khối là Khối Cao đẳng, Khối Đại học, Khối Cao học, Trung tâm phát triển năng lực cạnh tranh. Nhìn chung, số lƣợng giảng viên đƣợc phân bố tƣơng đối đồng đều giữa các khối, cơ bản đáp ứng đƣợc công tác giảng dạy theo mục tiêu đào tạo của Viện. Trong đó, Khối Đại học có số lƣợng giảng viên lớn nhất. Cụ thể là: 38 56 57 71 39 53 57 72 55 60 61 70 0 50 100 150 200 250

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Hình 3.2 Tình hình ĐNGV của Viện theo các Khối đào tạo

Đơn vị tính: người

(Nguồn: Báo cáo của phòng Tổ chức cán bộ qua các năm)

3.2.2. Về chất lượng

* Trình độ chuyên môn

Trình độ của đội ngũ giảng viên có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng giảng dạy nói riêng và chất lƣợng đào tạo nói chung. Vì vậy, muốn nâng cao trình độ cho ĐNGV thì phải quan tâm đến việc đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng.

15 20 26 35 26 41 46 57 18 21 23 28 18 21 27 31 0 20 40 60 80 100 120 140 160

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Khối Cao đẳng Khối Đại học Khối Cao học

Bảng 3.2. Thống kê trình độ chuyên môn ĐNGV của Viện Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học FPT gi i đoạn 2012 – 2015

Đơn vị tính: người Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 Tiến sĩ 24 28 30 37 Thạc sĩ 38 55 66 79 Đại học 15 20 26 35 Tổng 77 103 122 151

(Nguồn: Báo cáo của phòng Tổ chức cán bộ qua các năm)

Qua số liệu bảng 3.2 có thể thấy, trình độ chuyên môn của ĐNGV Viện Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học FPTcó xu hƣớng tăng lên qua các năm, số giảng viên có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, cử nhân Đại học tăng lên.

* Thâm niên công tác trong ngành giáo dục

Bảng 3.3 Cơ cấu thâm niên ĐNGV của Viện n m học 2014 - 2015

(Đơn vị: người)

Chỉ tiêu Tổng cộng

Trong đó: Nữ

Thời gi n giảng dạy (n m)

Đơn vị 1-5 6-10 11- 5 16-20 21-25 26-33 >30 Khối Cao đẳng 35 14 17 11 1 3 2 1 0 Khối Đại học 57 45 35 3 3 4 4 3 5 Khối Cao học 28 11 3 7 8 4 2 3 1 Trung tâm phát triển năng lực cạnh tranh 31 12 3 5 5 3 7 5 3 Tổng cộng 151 82 58 26 17 14 15 12 9 Tỷ lệ (%) 100 54% 38% 17% 11% 9% 10% 8% 6%

Qua số liệu bảng 3.3, có thể thấy rằng: Số giảng viên có thâm niên trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học khá chênh lệch. Số giảng viên có thâm niên từ 1 - 5 năm chiếm tới 38%, bộ phận này đa phần là các giảng viên mới đƣợc tuyển dụng trong các năm gần đây hầu hết là giảng viên trẻ, vừa tốt nghiệp từ các trƣờng Đại học có tiếng hoặc tốt nghiệp từ nƣớc ngoài về nhƣng đạt yêu cầu nên đƣợc tuyển dụng vào làm vị trí trợ giảng và giảng viên chính thức sau thời gian thử việc. Tuy nhiên, số giảng viên này cũng tồn tại không ít mặt hạn chế nhƣ chuyên môn chƣa cao, kinh nghiệm giảng dạy còn ít, các phƣơng pháp giảng dạy còn chƣa đƣợc rèn giũa, khả năng nghiệp vụ sƣ phạm còn hạn chế nhƣng lại có khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh và nhạy bén trong công việc ứng dụng công nghệ mới hỗ trợ công tác giảng dạy rất tốt.

3.3. Tình hình quản lý nhân lực (đội ngũ giảng viên) tại Viện Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học FPT

3.3.1. Tình hình xây dựng kế hoạch, quy hoạch ĐNGV

Viện Quản trị Kinh doanh – Trƣờng Đại học FPT với chiến lƣợc xây dựng một đơn vị đào tạo hiện đại, đa năng, có định hƣớng nghề nghiệp ứng dụng CNTT, đẩy mạnh công tác tuyển sinh tại nhiều khu vực. Để đáp ứng mục tiêu này, chiến lƣợc nhân sự của Viện đã đƣợc xây dựng 5 năm/ lần và đƣợc Đại học FPT phê duyệt, điều chỉnh trong từng năm.

Chiến lƣợc nhân sự của Viện Quản trị Kinh doanh – Trƣờng Đại học FPT từ năm 2010 – 2015 là tiếp tục có những sự thay đổi về tổ chức và nhân sự theo định hƣớng bổ sung đội ngũ lãnh đạo trẻ, đổi mới liên tục và tách bạch của ban điều hành và hội đồng quản lý. Tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ lãnh đạo bằng các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực thƣờng xuyên. Bên cạnh đó, chiến lƣợc nhân sự cũng yêu cầu thực hiện quy hoạch

đội ngũ lãnh đạo tƣơng lai để sẵn sàng cho mục tiêu phát triển lâu dài. Chiến lƣợc nhân sự giao phòng Tổ chức cán bộ khởi động các dự án quan trọng theo yêu cầu của Đại học FPT liên quan đến việc cải tổ chính sách đãi ngộ, lƣơng thƣởng cho khối lãnh đạo cao cấp, nhằm thu hút và giữ đƣợc lãnh đạo, cán bộ, giảng viên tài năng tâm huyết, gắn bó lâu dài và đóng góp cho sự phát triển của Viện, hoàn thiện nền tảng quan trọng về quản lý nhân lực góp phần cho sự thành công của các mục tiêu đề ra.

Tuy có lợi thế từ Tập đoàn cũng nhƣ từ Đại học FPT là có nguồn tài chính mạnh, có đặc trƣng là một môi trƣờng lao động năng động, chế độ lƣơng thƣởng khá hấp dẫn, mỗi khi có đợt tuyển dụng có số lƣợng hồ sơ nộp vào khá cao nhƣng việc tìm kiếm nguồn nhân lực chất lƣợng cao và phù hợp cũng có những khó khăn. Việc hoạch định phát triển nguồn nhân lực của Viện đang phụ thuộc rất lớn vào các chính sách của Đại học FPT mà chƣa có những chiến lƣợc phát triển nhân lực một cách hệ thống và dài hạn; Việc đánh giá hiện trạng về quản lý nhân lực chƣa đƣợc Viện quan tâm đúng mức trong quá trình xây dựng chiến lƣợc.

3.3.2. Tình hình tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, sử dụng ĐNGV

Sự tăng trƣởng của Viện Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học FPT là thành quả của tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên. Cùng với sự lớn mạnh và phát triển của Viện, việc tuyển ngƣời có năng lực có vai trò quan trọng đối với Viện Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học FPT. Viện thực hiện quá trình tuyển dụng cán bộ tuân thủ theo quy trình tuyển dụng chính thức của tập đoàn. Ngoài ra Viện còn áp dụng Quy trình tuyển dụng giảng viên.

Trong quý đầu hàng năm, các trƣởng bộ phận xác định nhu cầu tuyển dụng và bảo vệ kế hoạch nhân sự của bộ phận mình trƣớc Ban Lãnh đạo Viện.

Nhu cầu tuyển dụng này đƣợc xây dựng căn cứ vào số cán bộ hiện có, khối lƣợng công việc của từng bộ phận.

Nội dung của kế hoạch này gồm: + Tổng số cán bộ hiện có của bộ phận. + Các vị trí đang cần tuyển.

+ Số lƣợng cán bộ cần ứng tuyển với các vị trí đó. + Thời gian tuyển cho từng vị trí.

Bảo vệ kế hoạch nhân sự là một phần của kế hoạch hoạt động hàng năm của phòng ban. Sau buổi bảo vệ này, phòng Tổ chức cán bộ sẽ tập hợp nhu cầu nhân sự của cả Viện.

Phòng Tổ chức cán bộ căn cứ vào biên bản họp của Ban Lãnh đạo Viện, hiệu chỉnh lại kế hoạch nhân sự và trình Viện trƣởng phê duyệt.

Trong trƣờng hợp có nhu cầu bổ sung thêm chỉ tiêu nhân sự thì Trƣởng phòng ban làm đề nghị gửi tới Trƣởng phòng Tổ chức cán bộ xem xét và trình Viện trƣởng phê duyệt.

Song song với đó, hàng năm, Viện đều lên kế hoạch kiện toàn tổ chức, sắp xếp bộ máy cơ cấu, bồi dƣỡng ĐNGV hiện có để phục vụ nhiệm vụ giảng dạy trƣớc mắt và lâu dài; rà soát phân loại đánh giá ĐNGV hiện có trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch động viên thậm chí giao nhiệm vụ học tập cho từng giảng viên bằng nhiều hình thức nhƣ: dài hạn; ngắn hạn; chuyên môn; nghiệp vụ sƣ phạm...

Qua khảo sát thực tế của cán bộ chủ chốt phòng Tổ chức cán bộ thì việc Viện Quản trị Kinh doanh – Trƣờng Đại học FPT tuyển dụng và điều động cán bộ làm việc là rất quan trọng nhằm tăng cƣờng cho ĐNGV đảm bảo đủ về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại viện quản trị kinh doanh trường đại học FPT (Trang 62)