Tình hình kiểm tra, giám sát ĐNGV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại viện quản trị kinh doanh trường đại học FPT (Trang 86 - 92)

2.3.1 .Mục tiêu khảo sát

3.3.5.Tình hình kiểm tra, giám sát ĐNGV

Công việc đánh giá lao động đƣợc ban lãnh đạo FSB xác định là việc làm cần thiết, quan trọng và đƣợc thực hiện 2 lần/năm sau khi kết thúc quý 2 và quý 4 theo đúng quy định của tập đoàn. Nhƣng việc đánh giá đôi khi vẫn mang tính hình thức chƣa thể hiện đƣợc sự đánh giá liên tục, đánh giá theo quá trình. Nội dung đánh giá bao gồm: đánh giá công việc đƣợc giao và mức độ hoàn thành công việc, đánh giá khả năng/kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc, đánh giá ý thức - phẩm chất, tinh thần tham gia các phong trào tập thể, lên kế hoạch tiếp theo, những kiến nghị đề xuất.

Quy trình đánh giá chung do Đại học FPT quy định bao gồm các bƣớc sau:

- Bƣớc 1: Nhân viên tự đánh giá.

- Bƣớc 2: Cán bộ quản lý đánh giá: kết quả tự đánh giá của nhân viên sẽ đƣợc chuyển đến cán bộ quản lý trực tiếp để xem xét. Cán bộ quản lý có thể giữ nguyên điểm hoặc điều chỉnh tăng hay giảm điểm đánh giá của nhân viên theo nhận xét và ý kiến của bản thân.

- Bƣớc 3: Trƣởng ban đánh giá: Sau khi cán bộ quản lý trực tiếp hoàn tất việc đánh giá của mình, kết quả đánh giá sẽ đƣợc chuyển tiếp lên Trƣởng ban (Trƣởng ban cấp cơ sở hoặc cấp trƣờng xem xét. Nếu không đồng ý với đánh giá của Cán bộ quản lý trực tiếp, họ sẽ làm việc với Cán bộ quản lý trực tiếp và yêu cầu Cán bộ quản lý trực tiếp đánh giá lại cho phù hợp. Trƣờng hợp đồng ý với đánh giá của Cán bộ quản lý trực tiếp thì kết quả đánh giá đó sẽ đƣợc chuyển lên Giám đốc cơ sở xem xét lần cuối.

- Bƣớc 4: Giám đốc cơ sở đào tạo đánh giá: tƣơng tự nhƣ bƣớc 3, Giám đốc cơ sở có thể đồng ý hoặc không đồng ý với đánh giá của các Trƣởng ban. Quy trình phản hồi cũng sẽ diễn ra nhƣ các bƣớc trên. Khi giám đốc cơ sở nhận thấy kết quả đánh giá là thỏa đáng thì đó chính là kết quả đánh giá cuối cùng về nhân viên.

- Bƣớc 5: Kết quả này sẽ đƣợc gửi đến bộ phận nhân sự để ra quyết định thƣởng và thông báo về cho Cán bộ quản lý trực tiếp.

- Bƣớc 6: Cán bộ quản lý trực tiếp sẽ thông báo tới nhân viên về kết quả đánh giá và mức thƣởng nhân viên đƣợc hƣởng. Quy trình đánh giá kết thúc.

* Nhận xét chung về công tác đánh giá

Bảng 3.12. Đánh giá chung về thực trạng công tác đánh giá dƣới góc nhìn mỗi chức vụ Thực trạng Công tác đánh giá dưới góc nhìn mỗi chức vụ Rất không tốt Không tốt Bình thƣờng Tốt Rất tốt f % f % f % f % f % Nhân viên 1 1.9% 10 18.5% 31 57.4% 11 20.4% 1 1.9%

Giảng viên/Chuyên viên 1 3.7% 6 22.2% 18 66.7% 2 7.4% 0 0.0% Trƣởng/ phó phòng 0 0.0% 0 0.0% 1 14.3% 5 71.4% 1 14.3%

Từ Bảng trên tổng hợp về thực trạng công tác đánh giá tại FSB đã cho thấy 86% các Trƣởng/Phó phòng thỏa mãn với công tác đánh giá, 14% còn lại cho rằng công tác đánh giá tại FSB ở mức trung bình. Trong khi đó thì chỉ có 66.7% các giảng viên/ chuyên viên đánh giá là trung bình, 25.9% còn lại cho rằng công tác đánh giá tại FSB chƣa thực sự tốt. Tƣơng tự nhƣ vậy, 20.4% nhân viên cho rằng công tác đánh giá tại FSB chƣa tốt và chƣa đánh giá đúng cũng nhƣ thỏa đáng năng lực của họ.

* Mục tiêu và phương pháp đánh giá

Bảng 3.13. Mức độ hài lòng về mục tiêu, tiêu ch và cách thức đánh giá ức độ hài lòng về mục tiêu, tiêu chí và cách thức đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý thƣờng Bình Đồng ý Rất đồng ý f % f % f % f % f % Công tác đánh giá đã gắn liền với mục tiêu hoạt động của FSB 0 0% 0 0% 41 47% 47 53% 0 0% Việc xác định tiêu chí đánh giá có sự tham gia của nhiều bên 4 5% 18 20% 39 44% 22 25% 5 6% Tiêu chí đánh giá rất rõ ràng và chi tiết, phản ánh đúng kết quả thực 2 2% 8 9% 41 47% 22 25% 15 17%

hiện công việc của nhân viên Cách thức tiến hành đánh giá dựa vào kết quả thực hiện công việc, dựa vào thái độ/ ý thức/ hành vi đối với công việc.

0 0% 8 9% 47 53% 33 38% 0 0%

Số liệu tổng hợp từ bảng trên cho thấy về tổng thể cán bộ tham gia đánh giá thể hiện sự hài lòng nhất định đối với việc công tác đánh giá đã gắn liền với mục tiêu hoạt động của đơn vị với 53% đồng ý và 47% còn lại chọn “bình thƣờng”. Tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá về “Việc xác định tiêu chí đánh giá có sự tham gia của nhiều bên” và “Tiêu chí đánh giá rõ ràng và chi tiết, phản ánh đúng kết quả thực hiện công việc của nhân viên” thì dƣờng nhƣ lại cho thấy rằng FSB đang chƣa làm tốt các công việc này. Có 25% cán bộ tham gia đánh giá thể hiện sự không hài lòng khi đánh giá tiêu chí "Việc xác định tiêu chí đánh giá có sự tham gia của nhiều bên" và có 31% cán bộ cho rằng FSB đã làm tốt, 11% cán bộ thể hiện sự chƣa hài lòng với tiêu chí "Tiêu chí đánh giá rất rõ ràng và chi tiết, phản ánh đúng kết quả thực hiện công việc của nhân viên"; Bên cạnh đó, đối với việc đánh giá tiêu chí “Cách thức tiến hành đánh giá” lại thể hiện khá rõ là có 38% cán bộ thỏa mãn vì FSB đã dựa một phần trên kết quả thực hiện công việc, dựa vào ý thức, hành vi của cán bộ đối với công việc để tiến hành đánh giá.

* Hình thức đánh giá

Bảng 3.14. Mức độ hài lòng về hình thức đánh giá

về hình thức đánh giá

đồng ý đồng ý thƣờng

f % f % f % f % f %

Việc đánh giá không chính thức (trao đổi bằng miệng, qua điện thoại, email,…)

đƣợc thực hiện

thƣờng xuyên (hàng ngày, hàng tuần)

0 0% 0 0% 48 55% 40 45% 0 0%

Quá trình trao đổi thảo luận và phản hồi kết quả đánh giá đƣợc thực hiện trực tiếp giữa ngƣời đánh giá và ngƣời đƣợc đánh giá

0 0% 5 6% 33 38% 35 40% 15 17%

Bảng tổng hợp đánh giá về hình thức đánh giá tại FSB cho thấy rất rõ rằng hoạt động đánh giá không chính thức thƣờng xuyên qua điện thoại, email…đang đƣợc tiến hành tƣơng đối tốt với 45% đánh giá tốt, 55% đánh giá trung bình. Từ bảng số liệu cũng dễ nhận thấy là đối với cách thức đánh giá trực tiếp tại FSB thì trong số 88 ngƣời tham gia đánh giá có đến 50 ngƣời chiếm 57% đồng ý với cách thức đánh giá này tại FSB, có 33 cán bộ chiếm 38% đánh giá bình thƣờng và chỉ có 5 cán bộ chiếm tỉ lệ 6% chƣa hài lòng. Nhƣ vậy, có thể kết luận rằng hình thức đánh giá tại FSB có đƣợc sự ủng hộ từ phía cán bộ nhân viên.

Cách thức đánh giá trao đổi trực tiếp giữa ngƣời đánh giá và ngƣời đƣợc đánh giá, nhân viên nhận đƣợc sự trao đổi, góp ý trực tiếp để biết năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng nhƣ đƣa ra đƣợc ý kiến bảo vệ, chứng minh cho những nỗ lực của bản thân. Trên thực tế ban lãnh đạo có thể sử dụng hình thức này nhƣ một hình thức đánh giá hỗ trợ cho việc quản lý, điều hành.

Bảng 3.15. Mức độ hài lòng về mục đ ch sử dụng kết quả đánh giá

ức độ hài lòng về mục đích sử dụng kết quả đánh giá tại

FSB

Đồng ý Không đồng ý

f % f %

Kết quả đánh giá đƣợc sử dụng

cho công tác trả lƣơng 78 89% 10 11%

Kết quả đánh giá đƣợc sử dụng

cho công tác kỷ luật 62 70% 26 30%

Kết quả đánh giá đƣợc sử dụng để nhân viên biết đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của mình

76 86% 12 14%

Kết quả đánh giá đƣợc sử dụng

để phục vụ cho công tác đào tạo 34 39% 52 59%

Kết quả đánh giá đƣợc sử dụng

để đề bạt/ thăng tiến 69 78% 19 22%

Bảng trên tổng hợp đánh giá mức độ hài lòng về mục đích sử dụng kết quả đánh giá tại FSB cho thấy hiện tại kết quả đánh giá đang đƣợc sử dụng cho công tác trả lƣơng, kỷ luật, đề bạt, thăng tiến, giúp cá nhân nhân viên biết đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của mình. Tuy nhiên kết quả đánh giá chƣa đƣợc sử dụng để phục vụ cho công tác đào tạo. Cụ thể, đối với tiêu chí “ Kết quả đánh giá đƣợc sử dụng cho công tác trả lƣơng” nhận đƣợc 78/88 ý kiến đồng ý, chiếm 89%, chỉ có 10/88 ngƣời không đồng ý với tiêu chí này, chiếm 11% trên tổng số 100%. Tiếp đến là tiêu chí “ Kết quả đánh giá đƣợc sử dụng cho công tác kỷ luật” cũng nhận đƣợc 70% ý kiến đồng ý, chỉ có 30% là không đồng ý. Đối với tiêu chí “Kết quả đánh giá đƣợc sử dụng để nhân viên biết đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của mình ” thì chỉ có 14% ý kiến không đồng ý, còn lại 86% thể hiện sự đồng ý do kết quả đánh giá có sự trao đổi giữa ngƣời đánh giá và ngƣời đƣợc đánh giá. Đối với hai tiêu chí “Kết quả đánh giá đƣợc sử dụng phục vụ cho công tác đào tạo” cũng chỉ nhận đƣợc 39% ý kiến đồng ý, còn lại 59% cho rằng trên thực tế là kết quả đánh giá chƣa thực sự dùng để phục vụ cho hoạt động đào tạo tại FSB. Và tiêu chí “Kết quả đánh giá đƣợc sử

dụng để đề bạt/thăng tiến” về cơ bản đã nhận đƣợc 78% ý kiến đồng ý, chỉ có 22% ý kiến là chƣa đồng ý, điều này cũng phần nào chứng minh rằng hiện tại FSB đã, đang sử dụng kết quả đánh giá để đề bạt, thăng tiến cho nhân viên.

Từ những kết quả phân tích có thể kết luận rằng công tác đánh giá tại FSB bên cạnh những điểm sáng thì vẫn còn những vấn đề chƣa thực sự tốt vì mới chỉ làm thỏa mãn một phần đối tƣợng trƣởng/phó phòng mà chƣa làm cho số đông các giảng viên/ chuyên viên và nhân viên hài lòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại viện quản trị kinh doanh trường đại học FPT (Trang 86 - 92)