1.2. Lý luận chung về việc tạo động lực đối với ngƣời lao động
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Động lực
Hoạt động của con ngƣời là hoạt động có mục đích. Vì vậy, các nhà quản trị trong doanh nghiệp luôn tìm cách trả lời câu hỏi “Vì sao ngƣời lao động làm việc?” hay “động lực” của họ là gì?
Động lực đƣợc hiểu là cái thúc đẩy, làm cho phát triển
Động lực là một mức độ mà một cá nhân muốn đạt tới và lựa chọn để gắn kết các hành vi của mình (Multlines, 1999, trang 418).
Nguyễn Hữu Lam, trong cuốn “Hành vi tổ chức” cho rằng: “động lực làm việc là sự sẵn sàng, nỗ lực làm việc nhằm đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức và thỏa mãn nhu cầu của bản thân ngƣời lao động” (trang 17 - 35). Theo cách này, động lực làm việc hƣớng tới đạt đƣợc mong muốn của cả tổ chức và ngƣời lao động trên cơ sở sự nỗ lực, sẵn sàng làm việc của ngƣời lao động.
Một cách tiếp cận khác của Vũ Thị Uyên (Đại học Kinh tế Quốc dân), “Động lực = khao khát + Tự nguyện, còn Kết quả thực hiện công việc = Khả năng + Động lực” … Cách tiếp cận này coi động lực là một phần quan trọng không thể tách rời để tạo nên kết quả công việc, là yếu tố bổ sung vào năng lực của ngƣời lao động để hoàn thành công việc tốt nhất. Nếu chỉ có khả năng mà không có động lực thì khó mà có đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.
Động lực làm việc – chìa khóa để nâng cao năng suất (Trần Nam Trung và Trần Thị Thu Hà, 2010). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng năng suất lao động biến động theo hai biến số năng lực và động lực làm việc. Vì vậy, nâng cao động lực làm việc của nhân viên chính là nâng cao năng suất của toàn doanh nghiệp.
Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của ngƣời lao động để tăng cƣờng nỗ lực nhằm hƣớng tới việc đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức ( Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2007, trang 134).
Từ những định nghĩa trên ta có thể đƣa ra một cách hiểu chung nhất về động lực nhƣ sau: Động lực là tất cả những gì nhằm thôi thúc, khuyến khích động viên con người thực hiện những hành vi theo mục tiêu.
1.2.1.2. Tạo động lực
Để có thể hoạt động hiệu quả, bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng cần sự động viên kịp thời và hợp lý đến cấp dƣới của mình. Chỉ có thông qua sự động viên đó, nhân viên cấp dƣới mới cống hiến hết sức lao động của mình mang lại lợi ích cho tổ chức. “Động viên chính là sự thúc đẩy con ngƣời làm việc” (Nguyễn Hải Sản, 2007, trang 180).
Nghiên cứu về tạo động lực cho ngƣời lao động trong tổ chức đã có rất nhiều tác giả đề cập tới vấn đề này. Động lực làm việc là sự khao khát và tự nguyện của ngƣời lao động để tăng cƣờng nỗ lực nhằm hƣớng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức (Trƣơng Minh Đức, 2011). Để có động lực trƣớc hết phải có nhu cầu, mong muốn đáp ứng nhu cầu sẽ tạo ra động lực cho ngƣời lao động. Các lý thuyết về tạo động lực trƣớc tới nay đều xoay quanh việc tìm hiểu nhu cầu của ngƣời lao động thông qua đó đáp ứng nhu cầu đó nhƣ thế nào.
Một định nghĩa khác nói rằng “tạo động lực làm việc là một khuynh hƣớng hành vi có mục đích để đạt đƣợc những nhu cầu chƣa đƣợc thỏa mãn” (Nguyễn Hữu Lam,2007). Theo cách hiểu này, tạo động lực là những hành động theo một khuynh hƣớng nhất định, nhằm mục đích thỏa mãn những mong muốn, nhu cầu còn thiếu thốn.
“Tạo động lực là dẫn dắt nhân viên đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra với nỗ lực lớn nhất” (Business EDGE, 2007): Định nghĩa này nhấn mạnh tới vai trò của ngƣời lãnh đạo. Ngƣời lãnh đạo chính là ngƣời luôn quan tâm, theo sát, dẫn dắt những ngƣời lao động làm việc với nỗ lực cao nhất để đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức.
Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau, tuy nhiên xét về bản chất thì các khái niệm trên đều cùng ý nghĩa: khích lệ nhân viên nỗ lực làm việc để tăng chất lƣợng đầu
ra của tổ chức. Với các cách tiếp cận khác nhau, nhƣng các định nghĩa đều đề cập đến các yếu tố chính mà hoạt động tạo động lực cần có:
- Một là, chủ thể của tạo động lực - chính là những nhà lãnh đạo;
- Hai là, khách thể của tạo động lực - là những nhân viên, những lao động của nhiều cấp khác nhau, có thể là lãnh đạo cấp trung, lãnh đạo trực tiếp, hay những ngƣời lao động;
- Ba là, công cụ của tạo động lực - là những chính sách, chế độ mà nhà lãnh đạo sử dụng để kích thích, động viên ngƣời lao động làm việc một cách hăng say nhằm đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức.
Hiểu một cách đơn giản nhất bản chất của quá trình tạo động lực là quá trình tìm ra và sử dụng những công cụ tạo động lực phù hợp: bắt đầu từ việc nghiên cứu nhu cầu, động cơ của các cá nhân khác nhau, căn cứ vào mục tiêu của tổ chức để lựa chọn công cụ tạo động lực.