1.3.3 .Một số mô hình đánh giá rủi ro tín dụng
2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp tổng hợp lý thuyết:
Là phương pháp thu thập sau đó tổng hợp những lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ, sâu sắc và sát nhất về chủ đề nghiên cứu.
Việc tổng hợp lý thuyết bao gồm các công việc:
+ Tìm kiếm, lựa chọn tài liệu phù hợp chỉ chọn những dữ liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, đủ để xây dựng luận cứ. Ở đây tác giả tìm kiếm những luận văn, luận án, báo cáo khoa học, bài viết... có liên quan đến quản trị rủi ro bao gồm cả tài liệu trong nước và tài liệu nước ngoài, những tài liệu trong nội bộ Vietinbank liên quan đến quản trị rủi ro.
+ Sắp xếp tài liệu theo nội dung phù hợp (về không gian, thời gian ...): Tác giả sắp xếp theo trình tự thời gian từ quá khứ tới hiện tại, từ ngoài nước đến trong nước.
+ Bổ sung tìm kiếm thêm tài liệu, nếu sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch nội dung.
- Phương pháp phân tích lý thuyết:
Là phương pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác
các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Phân tích lý thuyết bao gồm những nội dung:
+ Phân tích nguồn tài liệu tìm được (các tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin trong nội bộ Vietinbank...). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt.
+ Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).
Tổng hợp và phân tích dữ liệu là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: Việc tổng hợp sẽ phục vụ cho việc phân tích, sau khi phân tích xong thì lại tổng hợp lại để đưa ra kết luận cuối cùng. Trong quá trình nghiên cứu lý thuyết, người nghiên cứu vừa phải tổng hợp tài liệu và phân tích tài liệu. Việc phân tích tài liệu phải có tính hệ thống, từ đó rút ra những thông tin cần thiết đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu. Mặt khác, phải phân loại, lựa chọn, khái quát, so sánh thông tin từ các tài liệu. Những kết luận rút ra từ tài liệu phải có giá trị thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn, đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, mô tả
Đây là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích. Với các số liệu thu thập được, tác giả tiến hành tóm tắt, mô tả sơ bộ cấu trúc, các đặc trưng phân phối của số liệu. Xác định các ước lượng phân phối, tham số của tổng thể từ mẫu số liệu, sau đó tác giả sẽ tiến hành phân phối thống kê các bảng số liệu về hoạt động quản trị rủi ro, về chất lượng hoạt động quản trị rủi ro... qua các năm. Các số liệu về kết quả hoạt động quản trị rủi ro tại Vietinbank– chi nhánh Đông Hà Nội sẽ được thống kê nhằm phục vụ cho việc sử dụng các phương pháp khác để phân tích đánh giá chất lượng hoạt động quản trị rủi ro
Kết quả khảo sát khách hàng sau khi dùng phương pháp khảo sát sẽ được chuyển sang dùng phương pháp thống kê, mô tả để tổng hợp lại số liệu sau đó tính toán nhằm phân tích những nhân tố được khách hàng lựa chọn nhiều nhất sau đó đưa ra so sánh và nhận xét.
- Phương pháp so sánh
Với những thông tin thu thập được qua các năm, hay các thông tin về đối thủ cạnh tranh... tác giả sẽ sử dụng phương pháp so sánh là chủ yếu, đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong kinh tế nói chung và trong phân tích tài chính nói riêng. Phương pháp này làm rõ sự hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro qua các năm hay làm rõ sự khác biệt giữa các đối tượng nghiên cứu, từ đó làm căn cứ đưa ra đánh giá cho vấn đề nghiên cứu.
Tuy nhiên, để có thể so sánh được thì các chỉ tiêu cần đảm bảo được sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường…
Các dạng so sánh:
- So sánh bằng số tuyệt đối:
Phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu, qua đó thấy được sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu qua các thời kỳ.
Sử dụng công thức tính toán: ∆A = A1 – A0 Trong đó:
A0: Chỉ tiêu năm trước. A1: Chỉ tiêu năm sau.
∆A: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trước của các chỉ tiêu, cho thấy sự biến động về mặt số lượng các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
- So sánh số tương đối:
Cách so sánh sẽ thấy được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của các chỉ tiêu.
Sử dụng công thức tính toán: ∆A = A1/A0 x 100% Trong đó:
Ao: Chỉ tiêu năm trước. A1: Chỉ tiêu năm sau.
∆A: Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá.
- So sánh theo chiều ngang:
Là việc so sánh sự biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng đối số trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo nhằm phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục, trên từng báo cáo của ngân hàng. Qua đó, xác định được mức biến động về quy mô của từng chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu yếu tố đến chỉ tiêu phân tích.
- So sánh theo chuỗi thời gian:
Là việc sử dụng số liệu của một giai đoạn nhất định để so sánh tình hình biến động của các chỉ tiêu theo thời gian sẽ thay đổi như thế nào? Cụ thể ở đây là so sánh số liệu các báo cáo của Vietinbank Bình Xuyên trong ba năm 2015, 2016 và 2017. Từ đó đưa ra các dự báo, xu hướng biến động của các chỉ tiêu đó trong những năm tiếp theo.